Giáo án Mỹ thuật 7 tiết 32: Vẽ tranh Đề tài trò chơi dân gian

- Cho học sinh chơi trò chơi chọn nội dung đề tài qua trò chơi tiếp sức

- GV đặt câu hỏi, chia nhóm, phổ biến cách chơi: chia lớp thành 3 đội, lần lượt từng bạn lên viết nội dung đề tài trong thời gian 3 phút đội nào viết được nhiều nội dung đề tài hơn mà không trùng lặp là đội thắng cuộc

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 7 tiết 32: Vẽ tranh Đề tài trò chơi dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 04/ 2015
Tuần 32 – Tiết 32:	
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách bố cục mảng chính mảng phụ hợp lý, hiểu được vai trò của hình dáng nhân vật bối cảnh với thể hiện nội dung đề tài của tranh, hiểu vai trò của đường nét trong vẽ tranh, hiểu màu sắc hài hoàcó đậm có nhạt có gam màu thể hiện trong tranh đề tài sẽ làm tăng vẻ đẹp của tranh.
2. Kĩ năng: Biết sắp xếp bố cục thuận mắt hợp lý có mảng chính mảng phụ mảng to mảng nhỏ có đậm nhạt, biết vận dụng kiến thức về phối cảnh xa gần thể hiện trong tranh ở mức độ đơn giản, biết cách chọn pha màu phù hợp với bố cục và nội dung tranh, màu ve gợi được đậm nhạt, biết sử dụng đường nét mềm mại không khô cứng, bước đầu tạo được sự nhịp nhàng thuận mắt trong tranh
3. Thái độ : Học sinh yêu quý những nét văn hóa truyền thống, tự hào về truyền thống đất nước
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 	+ Giáo án
	+ Tranh ĐDDH Mĩ thuật 7, tranh tham khảo của họa sĩ
	+ Các bước vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian
	+ Bài vẽ của học sinh
	- Học sinh:	+ sách, vở
	+ Giấy, chì, màu, tẩy
2. Phương pháp dạy học:
	- Quan sát, vấn đáp, trực quan, thực hành, liên hệ thực tế
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hình thành năng lực
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. KTBC: kiểm tra đan xen trong bài dạy
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS quan sát tranh ( trình chiếu )
- những hình ảnh trong tranh thể hiện những hoạt động gì?
- Các em thân mến! Mùa xuân là mùa bắt đầu của năm mới là mua có rất nhiều lễ hội. Một phần của lễ hội là những trò chơi dân gian, để khắc họa rõ nết nhất những trò chời dân gian hôm nay cô cùng các em đến với tiết 32 vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
- Trò chơi dân gian có từ lâu đời và được lưu truyền từ đời này qua đời khác
- Em hãy cho biết trò chơi dân gian do ai nghĩ ra? Mục đích của trò chơi dân gian là gì?
- Trò chơi dân gian thường diễn ra ở đâu ? Có những ai tham gia
- Em biết những trò chơi dân gian nào?
- Các em ạ, mỗi một trò chơi chúng ta có thể chọn làm nội dung đề tài để mình vẽ. Xong trong thực tế có rất nhiều nội dung khác chúng ta cùng đến một trò chơi
- Cho học sinh chơi trò chơi chọn nội dung đề tài qua trò chơi tiếp sức
- GV đặt câu hỏi, chia nhóm, phổ biến cách chơi: chia lớp thành 3 đội, lần lượt từng bạn lên viết nội dung đề tài trong thời gian 3 phút đội nào viết được nhiều nội dung đề tài hơn mà không trùng lặp là đội thắng cuộc
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc
- GV cho HS quan sát tranh minh họa
- GV chuyển ý
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
- các em đã học cách vẽ tranh đề tài rồi vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian cũng thực hiện các bước giống như vậy
- Muốn vẽ tranh đề tài phải thực hiên bao nhiêu bước? Đó là những bước nào?
- GV treo đồ dùng day học thể hiện các bước vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian
 ( trình chiếu hình ảnh )
- GV cho HS xem một số bài mẫu của họa sĩ và học sinh
- Em hãy so sãnh tranh của họa sĩ và học sinh?
- GV chuyển ý
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành
- GV ra bài tập, gợi ý cho học sinh lam bài
- GV bao quát lớp, hương dẫn, chỉnh sửa bài cho học sinh vẽ chưa đạt
4. Đánh giá kết quả học tập
- GV thu ( 4-5 ) bài vẽ của học sinh có bài tốt có bài chưa tốt treo cho học sinh quan sát nhận xét
- Yêu cầu học sinh lên giới thiệu về bài vẽ của mình
- Nội dung của bức tranh đề tài ?
- Bố cục của bài vẽ như thế nào ?
- Đường nét của bức tranh ra sao ?
- Hình vẽ của bức tranh ?
- GV kết luận nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Về nhà: vẽ phác thảo màu tranh đề tài trò chơi dân gian
- Chuẩn bị tiết 33 vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian
- HS báo cáo sĩ số
- HS quan sát
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- HS thực hiện trò chơi theo nhóm
+ N1
+ N2
+ N3
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS làm bài
- HS quan sát
- HS lên giới thiệu bài vẽ
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS làm phác thảo màu
- Chọi gà, chọi trâu, chơi chuyền, đua thuyền, chơi ô ăn quan, thả diều
- Trò chơi dân gian do nhân dân lao động nghĩ ra, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của con người
- Trò chơi dân gian thường được tổ chức ở sân đình những bãi đất trống, ở trong nhà, ngoài sân, đường làng, ngõ xóm, sân trường
+ Người già, trẻ con, nam nữ nhưng phổ biến nhất là trẻ em.
- Từng em trong nhóm lên bảng viết thật nhanh nội dung đề tài, khi bạn viết xong quay xuống thì người tiếp theo trong nhóm mới được lên
- B1: Vẽ phác thảo hình mảng trong bố cục ( mảng chính, mảng phụ ) 
 B2: Vẽ hình ( Dựa vào mảng để vẽ hình). GV lưu ý nếu vẽ hình ảnh con người trong tranh nên thay đổi cá dáng để tạo vẻ sinh động cho bức tranh
 B3: Vẽ màu ( Sửa hình và tìm màu, vẽ màu cho phù hợp với nội dung đề tài ) theo cảm xúc và sáng tạo
- Tranh của họa sĩ và học sinh co chung đề tài cùng vẽ về đề tài trò chơi dân gian
+ Khác nhau: tranh của họa sĩ chuẩn về bố cục hình mảng, đường nét, màu sắc. Tranh của học sinh chưa chuẩn về hình mảng đường nét, màu sắc nhưng nét vẽ ngộ nghĩnh màu sắc tươi vui trong sáng
- Vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian
- Nói lên được ý tưởng bài vẽ, cách thể hiện, nhận biết và vẽ được bài vẽ tranh về đề tài trò chơi dân gian
- Quan sát
- Cảm thụ, vấn đáp
- Tư duy lôgic, vấn đáp
- Thực hành, thích ứng môi trường
- Quan sát, cảm thụ, nhận biết, tư duy logic, phân tích tổng hợp
- thực hành, sáng tạo
Quan sát, cảm thụ, nhận biết, phân tích tổng hợp, tư duy logic

File đính kèm:

  • docBai_25_De_tai_Tro_choi_dan_gian_20150726_081824.doc
Giáo án liên quan