Giáo án Mỹ thuật 7 bài 22: Thường thức mĩ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

Họa sĩ Tô Nọc Vân (1906-1954)

- Sinh ra ở Hà Nội

- Trước CM-8, ông chuyên vẽ về các thiếu nữ thị thành đài các, nhưng sau CM-8, ông chuyển sang vẽ những cô thôn nữ dân tộc tham gia k/c, những chị nông dân, anh vệ quốc đoàn và những cụ già

- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ bên hoa huệ, hai thiếu nữ và em bé

 Bức tranh “Nghỉ chân bên đồi”:(sơn mài) đã diễn tả không khí k/c với đầy đủ các thành phần, bức tranh là minh chứng cho tình quân dân thắm thiết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 7 bài 22: Thường thức mĩ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần : 22	NS : 10-1-2015
 Tiết : 22	 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT	ND : 14-1-2015
 Bài : 22 	 MỘT SỐ TÁC GIẢ,TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM
	TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954
I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT: - HS biết được vài nét về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số họa sĩ đối với nền VHDT
 - HS hiểu biết thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp trong tác phẩm mĩ thuật thông qua một vài tác phẩm.
¯ KN: HS nhớ được một số hoạt động của các họa sĩ trong giai đoạn này và phân tích được một số bức tranh tiêu biểu được giới thiệu trong bài.
¯ TĐ: Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội họa phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy- học:
¯ GV:
- Một số tranh ảnh sưu tầm của các tác giả trong bài.
- Bộ ĐDDH MT 7
¯ HS:
- Sưu tầm tranh ,ảnh, bài viết của các tác giả trong bài.
2/ Phương pháp dạy- học:
- Nhóm, vấn đáp, thảo luận, trực quan, vấn đáp, thuyết trình
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ: Nhận xét một số bài cũ của HS
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1-2
Tìm hiểu vài nét về tiểu sử và các bức tranh tiêu biểu 
của một số họa sĩ
- GV phát phiếu bài tập cho 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trong 7 phút, sau đó cử đại diện lên thuyết trình.
¯ Nhóm 1: Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
1) Quê quán ?
2) Họa sĩ đã nghiên cứu và chuyên vẽ tranh gì?
3) Những tác phẩm tiêu biểu của ông?
4) Phân tích bức tranh “ Chơi ô ăn quan”
¯ Nhóm 2: Họa sĩ Tô Ngọc Vân 
5) Quê quán của họa sĩ?
6) Trước và sau cách mạng tháng 8, chủ đề chính trong các tác phẩm của ông là gì?
7) Các tác phẩm tiêu biểu ?
8) Phân tích bức tranh “ Nghỉ chân bên đồi”
¯ Nhóm 3: Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
9) Quê quán?
10) Họa sĩ thường vẽ về nội dung gì?
11) Những tác phẩm tiêu biểu của ông?
12) Phân tích bức tranh “Du kích tập bắn”
¯ Nhóm 4: Họa sĩ Diệp Minh Châu
13) Quê quán?
14) Nội dung chính trong các tác phẩm của ông thường vẽ
15) Những tác phẩm tiêu biểu?
16) Phân tích bức tranh “ Bác Hồ với các cháu thiếu nhi bà miền Trung, Nam, Bắc”
- Sau khi HS trình bày.GV bổ sung, chốt lại và phân tích sâu hơn về các tác phẩm giới thiệu trong bài về nội dung, bố cục, hình và màu sắc
I/ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)
- Sinh ra ở Hà tĩnh
- Họa sĩ là người nghiên cứu và chuyên vẽ tranh lụa
- Các tác phẩm tiêu biểu: Em cho chim ăn, rửa rau cầu ao, lên đồng
¬ Bức tranh “Chơi ô ăn quan”:là tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ và của nền mĩ thuật hiện đại VN
II/ Họa sĩ Tô Nọc Vân (1906-1954)
- Sinh ra ở Hà Nội
- Trước CM-8, ông chuyên vẽ về các thiếu nữ thị thành đài các, nhưng sau CM-8, ông chuyển sang vẽ những cô thôn nữ dân tộc tham gia k/c, những chị nông dân, anh vệ quốc đoàn và những cụ già
- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ bên hoa huệ, hai thiếu nữ và em bé
¬ Bức tranh “Nghỉ chân bên đồi”:(sơn mài) đã diễn tả không khí k/c với đầy đủ các thành phần, bức tranh là minh chứng cho tình quân dân thắm thiết.
III/ Họa Sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977)
- Sinh ra ở Hà Nội
- Họa sĩ thường vẽ về cuộc k/c hào hùng, đầy khí thế của nhân dân dân ta và lực lượng vũ trang, vẽ về phố phường HN rợp bóng cờ hoa mừng ngày độc lập
- Các tác phẩm tiêu biểu: Làm kíp lựu đạn, khai hội
¬ Bức tranh “Du kích tập bắn”: (màu bột) đã lột tả được đầy đủ không khí k/c sôi sục của nhân dân.
IV/ Họa sĩ Diệp Minh Châu (1919-2002)
- Sinh ra ở Bến Tre
- Ông dành phần lớn tình cảm của mình để vẽ và sáng tác tranh về Bác Hồ Kính yêu.
- Các tác phẩm tiêu biểu: tượng Võ Thị Sáu, Hương Sen, Bác Hồ bên suối Lê-nin
¬ Bức tranh “ Bác Hồ với các cháu thiếu nhi” là tấm lòng, tình cảm của họa sĩ đối với Hồ chủ tịch
- Treo tranh của họa sĩ NPC và các tác phẩm tiêu biểu
- Treo tranh của họa sĩ TNV và các tác phẩm tiêu biểu
- Treo tranh của họa sĩ NĐC và các tác phẩm tiêu biểu
-Treo tranh của họa sĩ DMC và các tác phẩm tiêu biểu 
4/ Củng cố:
- GV đặt một số câu hỏi củng cố lại kiến thức
17) Qua tìm hiểu các họa sĩ trong bài, em hãy tìm những điểm tương đồng giữa các họa sĩ đó.
18) Em hãy kể tên một vài bức tranh tiêu biểu trong thời kì này?
19) Nội dung của các tác phẩm trong bài? Để giới thiệu với mọi người về bức tranh đó em sẽ trình bày ntn?
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Sưu tầm thêm các bài viết, tranh ảnh liên quan tói bài học
- Vẽ một bức tranh về đề tài Bác Hồ với thiếu nhi
- Chuẩn bị bài học sau
6/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc7T 22.doc
Giáo án liên quan