Giáo án Mỹ thuật 6 - Thường thức mĩ thuật Tranh dân gian Việt Nam
*Hoạt động 1 ( 5P): Tìm hiểu tranh dân gian
Thế nào là tranh dân gian?
Em biết gì về tranh dân gian?
Cho học sinh rõ: Tranh được lưu hành rộng rãi trong nhân dân. Được bày bán nhiều trong dịp tết. Tranh được in bằng ván gỗ khắc và tô màu bằng tay
* Hoạt động 2(20P): Tìm hiểu kỹ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam
- Đông Hồ làm tranh như thế nào?
Giáo viên cho học sinh rõ cách làm tranh của các nghệ nhân Đông Hồ
- Theo em màu sắc trong tranh được pha chế như thế nào?
- Màu trắng được pha chế từ vỏ sò, màu đỏ từ sỏi tán mịn, màu đen từ than lá tre, màu xanh từ lá tràm.
- Cho học sinh xem một số trang dân gian Đông Hồ
- Em có nhận xét gì về đường nét và màu sắc trong tranh
Giáo viên phân tích để học sinh thấy được vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ
Tuần:: Tiết: Thường thức mĩ thuật Ngày dạy: TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM 1. MỤC TIÊU. 1.1. Kiến thức: -HĐ 1,4:Học sinh hiểu nguồn gốc, xuất xứ,đề tài, giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam. -HĐ 3:HS hiểu được nghệ thuật trong sáng tác tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống. -HĐ 2:HS hiểu được cách làm tranh và chất liệu sx tranh. 1.2. Kỹ năng: Học sinh biết: -Xuất xứ của tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống. -Nội dung thường có trong tranh. -Kĩ thuật làm tranh. -Chất liệu trong tranh. 1.3. Thái độ: Học sinh yêu quý nền nghệ thuật vốn cổ dân tộc. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP HS hiểu được xuất xứ, chất liệu và nét đặc biệt trong sản xuất tranh. 3.1. Giáo viên: Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam 3.2. Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu bài mới Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2 Kiểm tra miệng Câu 1: Nêu cách vẽ trang trí hình vuông ? Câu 2:Em hãy cho biết 1 số dòng tranh dân gian mà em biết ? 4.3 Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Hoạt động 1 ( 5P): Tìm hiểu tranh dân gian Thế nào là tranh dân gian? Em biết gì về tranh dân gian? Cho học sinh rõ: Tranh được lưu hành rộng rãi trong nhân dân. Được bày bán nhiều trong dịp tết. Tranh được in bằng ván gỗ khắc và tô màu bằng tay * Hoạt động 2(20P): Tìm hiểu kỹ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam - Đông Hồ làm tranh như thế nào? Giáo viên cho học sinh rõ cách làm tranh của các nghệ nhân Đông Hồ - Theo em màu sắc trong tranh được pha chế như thế nào? - Màu trắng được pha chế từ vỏ sò, màu đỏ từ sỏi tán mịn, màu đen từ than lá tre, màu xanh từ lá tràm... - Cho học sinh xem một số trang dân gian Đông Hồ - Em có nhận xét gì về đường nét và màu sắc trong tranh Giáo viên phân tích để học sinh thấy được vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ - Cho học sinh xem tranh Ngũ Hổ, Chợ Quê... (tranh Hàng Trống) Giáo viên giới thiệu Theo em tranh dân gian Hàng Trống có làm giống như cách làm của tranh làng Hồ không? - Em có nhận xét gì về hình vẽ, màu sắc đường nét nội dung của các bức tranh dân gian Hàng Trống? - Giáo viên cho học sinh rõ cách làm tranh của Hàng Trống Hà Nội do phục vụ tầng lớp thành thị nên kỹ thuật, nội dung tranh yêu cầu đáp ứng sở thích của người dân * Hoạt động 3(5P): Tìm hiểu đề tài trong tranh dân gian - Qua xem tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống em hãy cho biết nội dung của bức tranh đó? * Hoạt động 4(5P): Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian - Qua xem tranh. Em thấy tranh đạt được những giá trị nghệ thuật nào? I) Vài nét về tranh dân gian - Là loại tranh có từ lâu đời không rõ ngày tháng ra đời cũng như tên tác giả - Xuất phát từ đời sống của người lao động II) Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống 1. Tranh Đông Hồ - Còn gọi là tranh khắc gỗ. Tranh có bao nhiêu màu là bấy nhiêu mảng gỗ - Màu sắc được pha chế từ những nguyên liệu trong thiên nhiên - Tranh luôn có nét đậm làm co tranh chắc khoẻ tạo cho các mảng màu đậm và sinh động - Hình mảng to nền thoáng - Màu sắc đậm đà - Hình tượng gần gũi thân quen và có tính khái quát cao 2. Tranh Hàng Trống (Hà Nội) - Chỉ cần một bản khắc nét viền sau đó tô màu bằng bút lông - Màu sắc thường là màu phẩm nhuộm tươi sáng - Đường nét mảnh mai đôi khi khá đậm nhưng tỉ mỉ bay bướm. 3. Đề tài trong tranh dân gian - Rất phong phú phản ánh mọi mặt của chính sách xã hội III) Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian - Tranh có vẻ đẹp hài hoà, bố cục theo lối ước lệ thuận mắt hình tượng có tính khái quát cao vừa hư vừa thực. Màu sắc đậm đà gây cảm xúc cho người xem. 4.4 Tổng kết: Câu 1: Em hãy cho biết vài nét về tranh Dân gian Đông Hồ ? Đáp án câu 1: - Còn gọi là tranh khắc gỗ. Tranh có bao nhiêu màu là bấy nhiêu mảng gỗ - Màu sắc được pha chế từ những nguyên liệu trong thiên nhiên - Tranh luôn có nét đậm làm co tranh chắc khoẻ tạo cho các mảng màu đậm và sinh động - Hình mảng to nền thoáng - Màu sắc đậm đà - Hình tượng gần gũi thân quen và có tính khái quát cao. Câu 2: Em hãy cho biết vài nét khái quát về tranh dân gian hàng trống ? Đáp án câu 2: - Chỉ cần một bản khắc nét viền sau đó tô màu bằng bút lông - Màu sắc thường là màu phẩm nhuộm tươi sáng - Đường nét mảnh mai đôi khi khá đậm nhưng tỉ mỉ bay bướm. *Rút gọn kiến thức: - Xuất xứ, đặc điểm và giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh dân gian tiêu biểu ở Việt Nam : Đông Hồ và Hàng Trống. 4.5 Hướng dẫn học tập: *Đ/v bài học ở tiết này :Học bài kết hợp Sách giáo khoa và vở ghi +Sưu tầm thêm tranh ảnh về tranh dân gian VN. *Đ/v bài học ở tiết tiếp theo : GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM. + Đọc bài, soạn bài và trả lời các câu hỏi cuối SGK. 5.PHỤ LỤC
File đính kèm:
- Bai_19_Tranh_dan_gian_Viet_Nam.doc