Giáo án Mỹ thuật 6 - Năm học 2015-2016
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong một bài trang trí
- Rèn khả năng vẽ màu và tạo các hoạ tiết cho học sinh
- Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sảng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ.
1.GV
- Bài soạn, tranh minh hoạ.
2. HS
- Vở ghi, chì, màu vẽ.
3. Phương pháp.
- Vấn đáp, gợi mở.
- Trực quan.
- Luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Bài mới
IỆM. . Kí duyệt tuần 12 NS: 3/11/2015 Tuần 13 MT 6 Tiết 13 Bài 13: Vẽ tranh (tiết 1) ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong một bài vẽ tranh - Rèn khả năng vẽ màu và tạo các hình vẽ đẹp cho học sinh - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bài soạn, tranh minh hoạ của giáo viên và của học sinh năm trước 2. HS: Vở ghi, chì, màu vẽ. 3. Phương pháp. - Vấn đáp, gợi mở. - Trực quan. - Luyện tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi hs đem bài trang trí lên nhận xét. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS Hoạt động 1: tìm và chọn nội dung đề tài. Tranh đề tài bộ đội rất phong phú đa dạng.(gv giới thiệu tranh trong sgk) 1. Có thể vẽ những nội dung gì? + HS : Bộ đội lao động mừng chiến thắng hay vui chơi cùng thiếu nhi, bộ đội luyện tập trên thao trường, hình tượng anh bộ đội theo những mẩu chuyện được đọc, được nghe + HS : Ta phải thấy qua anh bộ đội và những việc anh đã làm. 2. Có cần nhớ được đặc điểm vũ khí và các phương tiện tác chiến không ? + HS : cần nhớ các loại vũ khí và phương tiện tác chiến gắn liền với bộ đội. GV: Có thể vẽ nhiều tranh về đề tài bộ đội: Chân dung anh bộ đội, bộ đội lao động mừng chiến thắng hay vui chơi cùng thiếu nhi, bộ đội luyện tập trên thao trường, có thể vẽ hình tượng anh bộ đội theo những mẩu chuyện được đọc, được nghe - Hình ảnh của anh bộ đội với những nét tiêu biểu theo sắc phục quân chủng, binh chủng (Bộ Binh, Công binh, Pháo binh). Và đặc điểm về quân trang (Kiểu quần áo, dày, mũ, phù hiệu). - Đặc điểm hình dáng, kiểu cách các loại vũ khí và phương tiện tác chiến gắn liền với bộ đội: (ô tô, xe tăng, xe lội nước, máy bay). Hoạt động 2: hướng dẫn hs cách vẽ tranh. 1. Để vẽ được tranh anh bộ đội ta phải vẽ gì trước? + HS : Vẽ hình người và cảnh vật chính và vẽ các hình ảnh phụ cho phù hợp với đề tài đã chọn, 2. Vẽ phác hình là vẽ những gì? + HS : Tìm những hình dáng, động tác của mỗi người trong tranh ở các tư thế khác nhau 3. em cần sắp xếp các kiểu bố cục như thế nào? + HS : Có mảng chính, phụ để tạo nên một bố cục chặt chẽ và hợp lý cho tranh. 4. Vẽ màu cần chú ý điều gì ? + HS : Có thể dùng màu tươi sáng rực rỡ . GV: uốn nắn câu trả lời. - GV: giới thiệu bài của hs năm trước cho các em tham khảo. Hoạt động 3: hướng dẫn hs làm bài. Các em thực hành vẽ tranh đề tài bộ đội Học sinh: lấy dụng cụ ra làm bài. Gv quan sát lớp và giúp đỡ hs yếu kém. Gv tiết này chúng ta hoàn thành bài vẽ chì NỘI DUNG I. Tìm và chọn nội dung đề tài: II. Cách vẽ tranh. 1. Vẽ phác hình - Vẽ hình người và cảnh vật chính sau đó vẽ các hình ảnh phụ cho phù hợp với đề tài đã chọn. - Tìm những hình dáng, động tác của mỗi người trong tranh ở các tư thế khác nhau. - Sắp xếp hình có mảng chính, phụ, bố cục chặt chẽ. 2. Vẽ màu. - Tìm màu sắc cho phù hợp với đề tài làm nổi bật chủ đề chính của tranh. III Câu hỏi vả bài tập. Vẽ một bức tranh đề tài bộ đội, màu sắc tự chọn. 4. Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung bài học yêu cầu học sinh thực hành theo các bước ở trên. Giáo viên thu bài vẽ của hai em học sinh sau đó nhận xét bài vẽ đạt ở điểm nào và chỗ nào chưa đạt để các em còn rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau này 5. Dặn dò. Về nhà các em nào chưa xong thì tiếp tục hoàn thành bài vẽ chì. Tiết sau các em đem bài vẽ màu theo để vẽ màu. .... Kí duyệt tuần 13 .. NS:12/ 11/ 2015 Tuần 14 MY6 Tiết 14 Bài 13: Vẽ tranh (tiết 2) ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Rèn khả năng vẽ màu và tạo các hình vẽ đẹp cho học sinh - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. - Biết yêu thương chú bộ đội- yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bài soạn, tranh minh hoạ của giáo viên và của học sinh năm trước 2. HS: Vở ghi, chì, màu vẽ. 3. Phương pháp. - Vấn đáp, gợi mở. - Trực quan. - Luyện tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi hs đem bài trang trí lên nhận xét. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS Hoạt động 1: tìm và chọn nội dung đề tài. 1. Vẽ màu cần chú ý điều gì ? + HS : Có thể dùng màu tươi sáng rực rỡ . GV: uốn nắn câu trả lời. - GV: giới thiệu bài của hs năm trước cho các em tham khảo. Hoạt động 2: hướng dẫn hs làm bài. Các em thực hành vẽ tranh đề tài bộ đội- vẽ màu lên bài vẽ tiết trước. Học sinh: lấy dụng cụ ra làm bài. Gv quan sát lớp và giúp đỡ hs yếu kém. Gv tiết này chúng ta hoàn thành bài vẽ màu. NỘI DUNG. III Câu hỏi và bài tập. Vẽ một bức tranh đề tài bộ đội, màu sắc tự chọn. 4. Củng cố: - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học. - Giáo viên thu bài vẽ của hai em học sinh sau đó nhận xét bài vẽ đạt ở điểm nào và chỗ nào chưa đạt để các em còn rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau này 5. Dặn dò. - Chuẩn bị bài 15: Trang trí đường diềm. .... Kí duyệt tuần 14 .. NS: 20/11/2015 Tuần 15 MT 6 Tiết 15 Bài 14: Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong một bài trang trí.. - Rèn khả năng vẽ màu và tạo các hoạ tiết cho học sinh. - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sảng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. II. CHUẨN BỊ. - Tranh minh hoạ, bài vẽ của giáo viên và của học sinh năm trước, tranh vẽ của hoạ sĩ. - Vở ghi, chì, màu vẽ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra bài vẽ tranh đề tài của học sinh - Yêu cầu màu vẽ đẹp và bố cục hợp lý 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG Hoạt động 1: giới thiệu định nghĩa đường diềm. GV giới thiệu tranh ảnh, đồ vật về trang trí đường diềm. 1. Em hiểu như thế nào về đường diềm? HS : Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài 2. Đường diềm sử dụng để trang trí những gì trong đời sống? HS: Đĩa, khăn, áo, mũ, giường, tủ 3. Ngày xưa các nghệ nhân đã dùng đường diềm vào để trang trí ở những đâu? HS: Trang trí mặt trống đồng và nhiều công trình kiến trúc như đình, chùa, bia đá GV: Trong đời sống đường diềm được sử dụng để trang trí nhiều đồ vật như: bát đĩa, khăn, áo, mũ, giường ,tủ, trang trí mặt trống đồng và nhiều công trình kiến trúc như đình, chùa, bia đá Hoạt động 2: hướng dẫn hs cách vẽ. Gv minh họa cách bước vẽ. 1. Để trang trí được đường diềm trước tiên ta phải làm gì? Học sinh : Kẻ hai đường thẳng song song 2. Sau khi đã kẻ hai đường thẳng song song ta làm gì tiếp theo? Học sinh : Chia khoảng để vẽ hoạ tiết nhắc lại hay xen kẽ. GV: Khi đã chia khoảng ta có thể chia khoảng đều nhau hoặc to nhỏ xen kẻ. 3. Sau khi đã có hoạ tiết ta làm gì ? Học sinh : Vẽ hoạ tiết cho đều vào các mảng hình, tìm màu sắc. GV: Màu nền đậm hoặc nhạt để làm nổi bật hoạ tiết, màu có thể nghiêng về màu nóng hoặc lạnh sao cho có hoà sắc toàn bộ . vẽ màu vào hoạ tiết cho nổi. Các hoạ tiết giống nhau tô cùng màu. GV: giới thiệu bài vẽ của hs năm trước để các em học hỏi, rút kinh nghiệm. Hoạt động 3: hướng dẫn hs làm bài. GV: quan sát lớp và giúp đở hs yếu kém, động viên hs khá giỏi. I. Thế nào là đường diềm. - Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các hoạ tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại, đều đặn và liên tục, giới hạn trong hai đường song (thẳng, cong hoặc tròn). II. II. Cách trang trí một đường diềm đơn giản. 1. Kẻ hai đường thẳng song song 2. Chia khoảng để vẽ hoạ tiết nhắc lại hay sen kẽ. a. Chia khoảng đều nhau b. Chia khoảng to nhỏ xen 3. Vẽ họa tiết cho đều vào các mảng hình. 4. Lựa chọn màu sắc - Tìm màu nền - Tìm màu họa tiết. III. Câu hỏi và bài tập. Em hãy trang trí một đường diềm có kích thước 20cm x 8cm. Hoạ tiết tự chọn. màu sắc nên sử dụng 4 màu cho bài trang. 4. Củng cố: - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học. - GV: thu bài vẽ của 4 em học sinh sau đó nhận xét bài vẽ đạt ở điểm nào và chỗ nào chưa đạt để các em còn rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau. 5. Dặn dò: - Về nhà các em tập vẽ trang trí theo các bước đã hướng dẫn ở lớp và xem trước bài 15 vẽ theo mẫu mẫu dạng hình trụ và hình cầu. IV. RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt tuần 15 . Ngày soạn: 27/11/2014 Tuần 16 MT6 Tiết 16 Bài 15: Vẽ theo mẫu MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU (Tiết 1 - vẽ hình) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - HS biết được cấu tạo của mẫu, bố cục bài vẽ thế nào là hợp lí và đẹp. - HS biết cách vẽ hình và vẽ hình gần giống mẫu. II. CHUẨN BỊ GV: + Bài soạn, tranh minh hoạ của giáo viên. + Bài của học sinh năm trước. HS: + Vở ghi, chì, giấy vẽ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung. 2. Kiểm tra bài cũ . - Gọi 2 hs đem bài trang trí đường diềm lên bảng. - Yêu cầu hs nhận xét về cách sắp xếp họa tiết, màu sắc? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS Hoạt động 1: hướng dẫn hs quan sát, nhận xét. GV treo tranh một vài cách đặt mẫu khác nhau, cho hs nhận xét cách đặt nào là hợp lí. - 1 HS lên đặt mẫu. - HS nhận xét, gv bổ sung. GV hướng dẫn hs quan sát: 1. Vị trí của hình trụ so với hình cầu? 2. Hình trụ nằm trong khung hình gì? 3. Hình cầu nằm trong khung hình gì? 4. Khung hình chung của hai vật mẫu? 5. Em hãy so sánh tỉ lệ chiều cao, ngang của hai mẫu? 6. Độ đậm ở hình trụ và hình cầu là phía nào ? HS quan sát mẫu trả lời. GV: hướng dẫn hs quan sát mẫu uốn nắn theo ý đúng. Hoạt động 2: hướng dẫn hs cách vẽ. GV minh họa các bước vẽ, hướng dẫn cụ thể. - Vẽ khung hình chung. - Vẽ khung hình của vật mẫu dạng hình trụ và hình cầu. - Vẽ phác hình, phác trục, tìm vị trí của hình trụ và giới hạn của hình cầu. - Vẽ phác bằng các nét đậm, nhạt và luôn nhìn mẫu để điều chỉnh hình. - Vẽ chi tiết. HS phát biểu bằng lời. Hoạt động 3: hướng dẫn hs làm bài. GV: giới thiệu bài vẽ của hs năm trước. GV: quan sát lớp và giúp đở hs yếu kém, động viên hs khá giỏi. NỘI DUNG I. Quan sát, nhận xét. II. Cách vẽ. 1. Vẽ khung hình chung. 2. Vẽ khung hình của từng vật mẫu. 3. Vẽ phác hình. 4. Vẽ chi tiết. III. Câu hỏi và bài tập. Vẽ theo mẫu dạng hình trụ và hình cầu (vẽ hình). 4. Củng cố: - Giáo viên thu bài vẽ của 4 học sinh sau đó cho học sinh tự nhận xét bài. - GV bổ sung nhận xét của học sinh, nhấn mạnh nội dung bài thông qua bài vẽ của học sinh. - GV nhận xét tiết học, giáo dục ý thức học tập của học sinh. 5. Dặn dò. Về nhà các em tập vẽ theo mẫu các đồ vật chung quanh các em với các chất liệu khác nhau và xem trước bài 16 Mẫu dạng hình trụ và hình cầu (tiết 2 vẽ đậm nhạt). IV. RÚT KINH NGHIỆM Kí duyệt tuần 16 .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 4/ 12/ 2014 Tuần 17 MT6 Tiết 17 Bài 16: Vẽ theo mẫu MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU (Tiết 2- vẽ đậm nhạt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Học sinh biết cách vẽ đậm nhạt. - Rèn khả năng vẽ chì và bố trí bố cục cho học sinh. - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1.GV: - Bài soạn, tranh minh hoạ, bài vẽ của học sinh năm trước, bài vẽ của giáo viên. 2.HS: - Vở ghi, chì, màu vẽ. 3. Phương pháp. - Vấn đáp, gợi mở. - Trực quan. - Luyện tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung. 2. Kiểm tra bài cũ . - Kiểm tra bài vẽ hình tiết 15 của học sinh. + Yêu cầu vẽ gần giồng mẫu và bố cục hợp lý 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS Hoạt động 1: hướng dẫn hs quan sát, nhận xét. GV: giới thiệu : - Hình vẽ đậm nhạt cái hộp và quả. - Hình vẽ đậm nhạt hình lăng trụ. 1. Độ đậm nhạt của 2 hình có giống nhau không ? vì sao ? HS: không, vì hình lăng trụ nên đậm nhạt ở các mặt phẳng rõ ràng, dễ phân biệt ranh giới hơn so với hình trụ. GV: đặt mẫu như bài 15. hướng dẫn hs quan sát. 2. Tìm hướng ánh sáng chiếu tới mẫu: ánh sáng mạnh, yếu, chiếu từ phía nào ? 4. Nơi nào đậm, đậm vừa, sáng? 5. Vật mẫu nào có màu sắc đậm hơn ? HS quan sát mẫu trả lời. GV uốn nắn câu trả lời theo ý đúng Hoạt động 2: hướng dẫn hs vẽ đậm nhạt. GV: treo tranh các bước vẽ. + Gọi hs sắp xếp theo trình tự đúng. Trình bày bằng lời các bước.( dựa vào hình ảnh minh họa) GV: nhấn mạnh các bước vẽ. B1. Quan sát và phác hình các mảng đậm nhạt. B2. Vẽ đậm nhạt. - Dùng các nét để diễn tả: Vẽ mảng đậm trước, sau đó so sánh tìm ra độ đậm nhạt của các mảng tiếp theo. - Khi diễn tả đậm nhạt, nên dùng các nét cong (theo chiều cong của thân hình trụ, ở quả) và các nét thẳng theo chiều cao của hình trụ). - Luôn nhìn mẫu để so sánh với độ đậm nhạt của bài vẽ. - Vẽ đậm nhạt cả phần nền để bài vẽ có không gian. GV: giới thiệu bài vẽ của hs năm trước. Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài. HS: chỉnh sữa bài ( nếu cần thiết) GV: quan sát lớp hướng dẫn hs còn lúng túng. GV: nhắc nhở hs quan sát mẫu trong suốt quá trình làm bài. NỘI DUNG III. CÁCH VẼ ĐẬM NHẠT 1. Quan sát và phác hình các mảng đậm nhạt. 2. Vẽ đậm nhạt. III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. Vẽ hình trụ và hình cầu.( vẽ đậm nhạt) 4. Củng cố. - Giáo viên thu bài vẽ của hai em học sinh sau đó nhận xét bài vẽ đạt ở điểm nào và chỗ nào chưa đạt để các em còn rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau này. 5. Dặn dò. - Về nhà các em tập theo mẫu các đồ vật chung quanh các em với các chất liệu khác nhau. - Xem trước bài 18 trang trí hình vuông. - Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra học kì I. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kí duyệt tuần 17 ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 8/12/ 2014 Tuần 18 MT6 Tiết 18 Bài 18: Vẽ trang trí. TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG (Kiểm tra học kì I) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong một bài trang trí - Rèn khả năng vẽ màu và tạo các hoạ tiết cho học sinh - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sảng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Đề và đáp án. 2. HS: Vở ghi, chì, màu vẽ. 3. Phương pháp. - Luyện tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung. 2. Kiểm tra bài cũ . - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới. Đề: Em hãy trang trí một hình vuông cạnh 10cm. Họa tiết tự chọn. Màu sắc: sử dụng 4 hoặc 5 màu. Đáp án: Điểm Yêu cầu cần đạt Đạt - Trang trí được hình vuông. Bố cục, hình ảnh đẹp, chặc chẽ. - Màu sắc rõ ràng có trọng tâm, phù hợp với hình trang trí. - Trang trí được hình vuông. Bố cục chưa thật chặc chẽ, hình ảnh chưa thật sinh động. - Màu sắc tương đối. Chưa đạt - Trang trí chưa đúng hình vuông. Bố cục chưa thật chặc chẽ, hình ảnh rời rạc. - Màu sắc không rõ ràng. - Chưa sắp xếp được bố cục, màu sắc chưa tốt hoặc không thể hiện được bài vẽ. 4. Củng cố. - GV thu bài và nhận xét tiết học. 5. Dặn dò. - Đọc bài 19. - Sưu tầm tranh dân gian. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Kí duyệt tuần 18 NS: 30/12/2014 Tuần 20 MT 6 Tiết 19 Bài 19: Thường thức mĩ thuật. TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết thêm được một số loại tranh dân gian Việt Nam. - Rèn khả năng quan sát nhận biết tranh ảnh đẹp cho học sinh . - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Bài soạn, tranh minh hoạ. 2. HS: - Vở ghi, tranh sưu tầm (nếu có). 3. Phương pháp. - Thuyết trình, giảng giải. - Trực quan. - Làm việc theo nhóm. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS - GV: phát phiếu học tập và cho hs thảo luận trong thời gian 5 phút, sau đó đại diện cho nhóm trả lời. Hoạt động 1: tìm hiểu vài nét về tranh dân gian VN. GV: Đặt câu hỏi gợi ý. Nhóm 1: 1. Em hiểu như thế nào về tranh dân gian Việt Nam ? 2. Tranh dân gian dùng vào dịp nào ? 3. Tranh được sản xuất ở địa phương nào ? kể tên một số tranh dân gian mà em biết ? + HS đại diện nhóm trả lời. - GV mở rộng : - Tranh dân gian còn được gọi là tranh tết, tranh thờ. - Tranh dân gian được sản xuất ở: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây) v.v. Đây là những nơi có truyền thống lâu đời về nghề vẽ, khắc và in tranh. Tranh tết nói chung đều mang ý nghĩa chúc tụng, đề tài gần gũi với đời sống của nhân dân lao động như; Gà trống; Gà mái; Lợn nái; Ngũ quả; vinh hoa: Phú quý; Tiến tài, Tiến lộc, Bà Triệu; bịt mắt bắt dê; Đánh ghen v.v.Tranh thời phục vụ tín ngưỡng như ; Ngũ hổ, Bà chúa thượng ngàn, Ông hoàng cầm quân. Hoạt động 2: Tìm hiểu kỉ thuật làm tranh khắc gỗ VN. Nhóm 2 : Tìm hiểu tranh Đông Hồ. 1. Tại sao lại gọi là tranh Đông Hồ ? 2. Tác giả tranh Đông Hồ là ai ? Họ làm tranh trong hoàn cảnh nào? 3.. Tranh ĐH được làm ntn? 4. Các màu sắc trong tranh được lấy từ đâu ? Cho VD? 5. Đối tượng phục vụ là tầng lớp nào? 6. Em có nhận xét gì về đường nét trong tranh Đông Hồ? + HS đại diện nhóm trả lời. - GV: mở rộng: *Gọi là tranh Đông Hồ bởi nó được sản xuất tại làng Đông Hồ thuộc huyện thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. *Tác giả là những “nghệ sĩ nông dân” nên rất hiểu tâm tư, tình cảm của người dân lao động * Họ làm tranh trong lúc nông nhàn. Tranh thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ và sự liên hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên. * Tranh ĐH được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy dó quét màu điệp. Mỗi màu là một bản in, nên thường có nhiều người trong một gia đình hay dòng họ cùng tham gia làm tranh. * Một trong những sáng tạo đặc biệt của các nghệ nhân ĐH là cách pha chế, sử dụng màu in tranh bằng các nguyên liệu sẵn có và dễ tìm: màu đen lấy từ than lá tre, than rơm; màu đỏ son lấy từ sỏi đỏ tán mịn; màu vàng lấy từ gỗ vang hay hoa hoè; màu xanh lấy từ lá chàm; màu trắng lấy từ vỏ sò tán nhỏ (màu điệp). - GV giới thiệu bức tranh Gà Mái: gồm 7 màu, ngăn cách nhau bởi nét đen viền hình, nét to, khỏe, thể hiện khí chất của người nông dân. * Tranh ĐH có đường nét đơn gian, khoẻ và dứt khoát, bao giờ nét đen cũng in sau cùng để định hình các mảng, làm cho tranh đậm đà và sống động. Hoạt động 3: tìm hiểu dòng tranh Hàng Trống: Nhóm 3: 1. Vì sao gọi là tranh HT? 2. Tác giả của tranh HT là ai? 3. Cách làm tranh HT như thế nào ? 4. Màu thường dùng trong tranh HT là loại màu gì? 5. Tranh HT phục vụ cho các đối tượng ở tầng lớp nào? 6. Em có nhận xét gì về đường nét trong tranh HT? + HS đại diện nhóm trả lời. - GV mở rộng: * Gọi là tranh HT vì xưa kia dòng tranh này xuất hiện được bày bán tại phố Hàng Trống và ở một vài khu phố lân cân. * Nghệ nhân hàng trống chỉ cần một bản khắc nét in màu đen làm đường viền cho các hình, sau đó trực tiếp tô màu. * Tranh phục vụ cho tầng trung lưu và thị dân đường nét trong tranh thường mảnh mai, trau chuốt và tinh tế. * Màu thường dùng là các màu phẩm nhuộm nguyên chất, song nhờ độ đậm nhạt của nét bút cản đã tạo được sự hài hoà, lung linh và chiều sâ
File đính kèm:
- Bai_1_Chep_hoa_tiet_trang_tri_dan_toc.doc