Giáo án Mỹ thuật 6 bài 8 tiết 12: Thường thức mỹ thuật sơ lược về mỹ thuật thời Lý (1010 – 1225)

I. Vài nét về bối cảnh lịch sử.

- Dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long.

- Đạo Phật được trọng dụng.

- Mở rộng giao lưu, văn hóa dân tộc phát triển phong phú hơn.

II. Sơ lược về mĩ thuật thời Lý.

1. Kiến trúc

a) Kiến trúc cung đình.

- Chia thành 2 lớp:

+ Bên trong: kinh thành.

+ Bên ngoài: hoàng thành.

- Xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám.

b) Kiến trúc Phật giáo.

-Nhiều chùa lớn tiêu biểu như: Chùa Phật Tích, chùa Một Cột, chùa Hương Lãng (Hưng Yên), Chùa Long Đọi (Hà Nam)

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 bài 8 tiết 12: Thường thức mỹ thuật sơ lược về mỹ thuật thời Lý (1010 – 1225), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 8 Tiết: 12 
Tuần dạy: 12 
Ngày dạy: 7/ 11/ 2014
Thường thức mỹ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI LÝ
(1010 – 1225)
1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức: 
 - Học sinh hiểu sơ qua quá trình phát triển mĩ thuật Việt Nam thời Lý.
 - Học sinh biết những loại hình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
1.2 Kỹ năng: 
- Nêu được sơ lược về bối cảnh mĩ thuật thời Lý.
- Nhớ được một số công trình kiến trúc điêu khắc mĩ thuật thời Lý. 
1.3 Thái độ: 
- Học sinh nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, trân trọng yêu quý những di sản của ông cha để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc.
2. TRỌNG TÂM
 - Những loại hình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: 
- Bảng phụ.
- Ảnh chụp : tượng A- di- đà, Chùa Một Cột,văn miếu Quốc Tử Giám
3.2 Học sinh: 
Tìm hiểu bài, sưu tầm tranh ảnh bài viết thuộc mĩ thuật thời Lý.
4. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6a 1: 6a 2: 6a3:
4.2 Kiểm tra miệng. 
Giáo viên mời một số học sinh treo bài vẽ trang trí đường diềm lên bảng.
Học sinh nhận xét về bố cục, họa tiết, màu sắc.
Giáo viên nhận xét, xếp loại.
4.3 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Thời Lý là thời kỳ phong kiến hưng thịnh về nhiều mặt trong đó không thể không kể đến sự phát triển của mĩ thuật.Triều đại nhà Lý là một trong những triều đại phong kiến Việt Nam để lại nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần có giá trị rất lớn. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
*Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về bối cảnh lịch sử thời Lý.
?Triều đại phong kiến nào ở nước ta tồn tại từ năm 1010- 1225 ? Do ai lập nên ?
HS: Triều đại nhà Lý, do Lý Công Uẩn lập nên.
? Vua Lý Công Uẩn đã có những chính sách như thế nào để giúp cho đất nước phát triển ?
HS: Nhà Lý cho dời đô từ Hoa Lư về Đại La đổi tên thành Thăng Long. Đạo Phật đi vào cuộc sống đã khơi nguồn cho nghệ thuật phát triển. Nhờ chính sách mở rộng giao lưu với các nước láng giềng mà văn hóa dân tộc phát triển phong phú hơn.
GV nhận xét, chốt ý.
GV cho học sinh xem tượng đài vua Lý Thái Tổ tư tưởng học sinh: sự tôn kính của nhân dân ta với vị vua tài ba, có tầm nhìn rộng, có công trong việc xây dựng đất nước
*Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lý.
*GV cho học sinh hoạt động nhóm 4 phút về các nội dung sau:
Nhóm 1-2: Em hãy cho biết vài nét về kiến trúc thời Lý ?
Nhóm 3-4: Nghệ thuật điêu khắc và trang trí thời Lý có đặc điểm như thế nào ?
Nhóm 5-6: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nghệ thuật gốm thời Lý ?
- Đại diện các nhóm trình bày.
Nhóm 1-2: 
* Nghệ thuật kiến trúc:
- Kiến trúc cung đình: Kinh thành Thăng Long là một quần thể kiến trúc gồm hai lớp bên trong và bên ngoài gọi là kinh thành và hoàng thành. Ngoài ra còn có văn miếu Quốc Tử Giám.
- Kiến trúc Phật giáo: thời Lý đạo Phật rất thịnh hành, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo lớn đã được xây dựng như Chùa Phật Tích, Chùa Một Cột, Chùa Hương Lãng (Hưng Yên), Chùa Long Đọi (Hà Nam)
+ Tháp là một bộ phận gắn bó với chùa, tiêu biểu là: Tháp Phật Tích (Bắc Ninh), Tháp Bảo Thiên (Hà Nội)
+ Chùa thường có quy mô lớn được xây dựng nơi có cảnh trí đẹp.
- Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, chốt ý.
GV cho học sinh xem hình ảnh về Chùa Một Cột và Văn Miếu Quốc Tử Giám. Qua hai hình ảnh này, học sinh thấy được nét đẹp có một không hai trên thế giới của ngôi Chùa Một Cột và tinh thần hiếu học của nhân dân ta từ bao đời nay.
Nhóm 3-4:
- Tượng: Thời Lý có nhiều tượng điêu khắc bằng đá: tượng A di đà làm bằng đá xanh nguyên khối, Phật Thế Tôn và tượng con vật.
- Chạm khắc trang trí: rất tinh xảo với các hoa văn hoa, lá, mâyđộc đáo, hấp dẫn. loại hoa văn hình móc câu được dùng phổ biến.
+ Con rồng thời Lý với đặc điểm riêng, hiền lành, mềm mại là một biểu hiện cầu mưa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
GV Nhận xét, chốt ý.
GV Cho học sinh quan sát tranh tượng A-di- đà thời Lý. Qua đó, các em sẽ thấy được nét đẹp của tượng cũng như tài năng của các nghệ nhân Việt Nam không thua kém gì các nước trên thế giới.
Nhóm 5-6:
+ Gốm là sản phẩm chủ yếu phục vụ cho con người.
+ Chế tạo được men ngọc, da lươn, men trắng ngà xương gốm mỏng nhẹ, nét khắc chìm men phủ đều hình dáng thanh thoát.
+ Trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng như: Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hoá
- Các nhóm khác nhận xét.
GV Nhận xét, chốt ý.
GV Cho học sinh quan sát hình ảnh về việc sản xuất đồ gốm. Qua đó, học sinh sẽ thấy được sự giá trị của đồ gốm Bát Tràng từ thời Lý đến hôm nay và giá trị mà ông cha ta để lại cho đời sau.
*Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc điểm chung mĩ thuật thời Lý.
GV: gọi HS đọc phần III SGK trang 99
? Qua bài học về mĩ thuật thời Lý, em có suy nghĩ gì về giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử của mĩ thuật thời Lý ?
HS: Mĩ thuật thời Lý có sự phát triển mạnh và để lại nhiều giá trị to lớn cho dân tộc ta, là niềm tự hào của dân tộc.
GV chốt ý: Nét đẹp của các công trình kiến trúc, điêu khắc, đồ gốm thời Lý không chỉ là cái đẹp mang giá trị nghệ thuật và mang tính thẩm mĩ cao mà nó còn là bằng chứng lịch sử đáng tự hào về quá trình phát triển của dân tộc ta trước đây, là những kinh nghiệm quý báu mà cha ông đã để lại cho con cháu mai sau góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy hơn nữa.
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử.
- Dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long.
- Đạo Phật được trọng dụng.
- Mở rộng giao lưu, văn hóa dân tộc phát triển phong phú hơn.
II. Sơ lược về mĩ thuật thời Lý.
1. Kiến trúc
a) Kiến trúc cung đình.
- Chia thành 2 lớp:
+ Bên trong: kinh thành.
+ Bên ngoài: hoàng thành.
- Xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám.
b) Kiến trúc Phật giáo.
-Nhiều chùa lớn tiêu biểu như: Chùa Phật Tích, chùa Một Cột, chùa Hương Lãng (Hưng Yên), Chùa Long Đọi (Hà Nam)
- Tháp Phật Tích (Bắc Ninh), Tháp Bảo Thiên (Hà Nội).
 - Chùa thường có quy mô lớn được xây dựng nơi có cảnh trí đẹp.
2. Điêu khắc và trang trí.
a) Tượng.
- Nhiều pho tượng kích thước lớn như: tượng A di đà, Phật Thế Tôn và tượng con vật.
b) Chạm khắc trang trí.
- Nghệ thuật chạm khắc rất tinh xảo.
- Họa tiết: hoa, lá, hình móc câu
- Hình rồng hiền lành và mềm mại.
3. Đồ gốm
- Nhiều loại men: men ngọc, da lươn, men trắng ngà
-Xương gốm mỏng nhẹ.
-Trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng: Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hoá
III) Đặc điểm chung của mĩ thuật thời Lý: 
- Sách giáo khoa trang 99
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố.
Câu 1: Em hãy cho biết vài nét về kiến trúc thời Lý ?
Đáp án câu 1: 
a) Kiến trúc cung đình.
- Chia thành 2 lớp:
+ Kinh thành.
+ Hoàng thành.
b) Kiến trúc Phật giáo.
- Chùa: Phật Tích, Chùa Một Cột, Chùa Hương Lãng (Hưng Yên), Chùa Long Đọi (Hà Nam)
- Tháp Phật Tích (Bắc Ninh), Tháp Báo Thiên (Hà Nội). 
Câu 2: Các làng gốm nổi tiếng thời Lý là :
a. Thăng Long, Bát Tràng, Nam Định.
b. Thăng Long, Bát Tràng, Gia Định.
c. Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hoá.
d. Thăng Long, Quảng Nam.
Đáp án câu 2: c
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, kết hợp sách giáo khoa và vở ghi.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 12: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ.
+ Đọc bài, phân tích vẻ đẹp của: chùa Một Cột, tượng A-di-đà, hình tượng con rồng, đồ gốm.
+ Sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh về một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docBai_8_So_luoc_ve_mi_thuat_thoi_Ly_1010__1225_20150726_074217.doc