Giáo án Mỹ thuật 5 - Lê Khánh Điệp - Bài 21-25

I/ Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt :

 - Về kiến thức :- Hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn

 - Về kỹ năng :- Biết cách tìm chọn chủ đề và vẽ được tranh theo chủ đề ý thích.

- Về thái độ :- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh

 * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài

 II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên : - SGK, SGV

 - Tranh của Hs về những đề tài khác nhau.

 2) Học sinh : - SGK; Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 5 - Lê Khánh Điệp - Bài 21-25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 21	Ngày : 
BÀI 21	:	 Tập nặn tạo dáng
ĐỀ TÀI TỰ DO
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức :- Biết cách nặn các hình có khối.
 - Về kỹ năng :- Nặn được hình người, đồ vật, con vật,.. và tạo dáng theo ý thích.
 - Về thái độ :- Ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẽ đẹp của hình khối.
	* Học sinh khá giỏi :-Hình nặn cân đối, giống hình dáng người hoặc vật đang hoạt động.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- SGK, SGV
	 - Đất nặn và dụng cụ để nặn 
 2) Học sinh :- SGK ; Đất nặn
	 - Dụng cụ học nặn	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tập nặn tạo dáng đề tài tự do 
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Yêu cầu Hs xem các hình minh hoạ ởû SGK, SGV, bộ ĐDDH đặt câu hỏi :
- Nội dung từng bức tượng 
- => Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ gỗ, đá, gốm, đất nung,... Ví dụ : hình người, con vật và các đồ vật ngộ nghĩnh, đẹp mắt.
* Ngày nay, các nghệ nhân ở các làng nghề làm ra nhiều sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và cho khách du lịch, với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau như : tượng gỗ, sơn mài, tượng đá ; hình các con vật, mô hình chùa, tháp, nhà sàn bằng gốm, sứ,...
* Hoạt động 2 : Cách nặn
- Yêu cầu nhắc lại cách nặn đã học từ nhừng bài học trước và thao tác cách nặn.
- Gv củng cố :
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại.
+ Nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết.
+ Tạo dáng cho sinh động.
* Hoạt động 3 : Thực hành
GV cho lớp làm việc theo nhóm.
- GV gợi ý, bổ sung cho từng HS, từng nhóm về cách nặn và cách tạo dáng để các em hoàn thành bài tập.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
- Các nhóm và cá nhân bày bài nặn trên bàn, Gv gợi ý Hs nhận xét:
+ Hình nặn (có đặc điểm gì ?).
+ Tạo dáng (có sinh động không ?).
- Gv nhận xét chung, tuyên dương 
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và một số kiểu chữ khác ở sách, báo.
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại cách nặn
- Hs lắng nghe
- Hs thực hành theo nhóm
- Hs tìm ra bài nặn đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 22	Ngày : 
BÀI 22	:	 Vẽ trang trí
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
I/ Mục tiêu 
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- Nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
 	 - Về kỹ năng:- Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
- Về thái độ :- Cảm nhận được vẽ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
 	* Học sinh khá giỏi :- Kẻ đúng các chữ A, B, M, N theo kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.Tô màu đều, rõ chữ.
 II/ Chuẩn bị :
 	 1) Giáo viên : - SGK, SGV
	 - Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
 - Một số kiểu chữ khác ở bìa sách, báo, tạp chí,...
 - Một vài dòng chữ kẻ đúng, đẹp và chưa đẹp.
 - Bảng kẻ chữ A B M N có hướng dẫn cách vẽ. 
 	 2) Học sinh : - SGK; Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm 
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho Hs xem một số đầu bìa sách, báo, tạp chí. Nêu yêu cầu:
- Tìm các chữ nét thanh, nét đậm trong số các tiêu đề báo và tạp chí.
Đặt câu hỏi :
- Sự khác nhau của 2 kiểu chữ ?
+ Gv tóm tắc :
- Chữ in hoa có nét nhỏ, nét to gọi là chữ in hoa nét thanh nét đậm 
- Nét thanh, nét đậm tạo cho hình dáng chữ vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng 
- Nét thanh.nét đậm đặt đúng vị trí làm cho hình dáng chữ cân đối, hài hoà 
- Kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm có thể có chân hoặc không chân 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách kẻ chữ
Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh và nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ. 
Gv thao tác trên bảng cho Hs quan sát.
+ Những nét đưa lên đưa ngang là nét thanh 
+ Nét kéo xuống là nét đậm 
- Gv kẻ một vài chữ làm mẫu, vừa kẻ vừa phân tích 
Cho Hs xem 4 chữ A B M N được kẻ lớn có tạo khuôn chữ và đánh đấu các điểm nối.Để kẻ được một chữ trước tiên ta phải:
+ Tìm khuôn khổ chữ ; xác định vị trí của nét thanh, nét đậm ; kẻ nét thẳng, vẽ nét cong,...
+ Trong một dòng chữ các nét thanh có độ "mảnh" như nhau, các nét đậm có độ "dày" bằng nhau thì dòng chữ mới đẹp. 
=> Tuỳ thuộc vào khổ chữ mà kẻ nét thanh, nét đậm cho phù hợp. Ngoài ra, bề rộng của nét chữ còn phụ thuộc vào nội dung và ý định sắp xếp của người trình bày.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài tập :
+ Tập kẻ các chữ A, B, M, N. 
+ Vẽ màu vào các con chữ và nền.
+ Vẽ màu gọn, đều (màu và đậm nhạt của các con chữ và nền nên khác nhau).
- Gv gợi ý Hs :.
+ Tìm màu chữ, màu nền (màu nền nhạt thì màu chữ đậm 
hoặc ngược lại).
+ Cách vẽ màu : vẽ màu gọn trong nét chữ (vẽ màu ởû viền nét chữ trước, ởû giữa nét chữ sau).
Khi Hs làm bài, Gv gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho các em cách tìm vị trí các nét chữ và những thao tác khó như vẽ đoạn chuyển tiếp giữa nét cong và nét thẳng, vẽ màu sao cho đúng hình nét chữ,...
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
GV cho Hs chọn bài và treo bài lên bảng. Gợi ý các em nhận xét về :
+ Hình dáng chữ (cân đối, nét thanh, nét đậm đúng vị trí).
+ Màu sắc của chữ và nền (có đậm, có nhạt).
+ Cách vẽ màu (gọn trong nét chữ).
- Gv nhận xét chung, tuyên dương 
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Quan sát tranh ảnh về những nội dung em yêu thích.
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời câu hỏi 
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs lắng nghe
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 23	Ngày : 
BÀI 23	:	 Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức :- Hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn
 	- Về kỹ năng :- Biết cách tìm chọn chủ đề và vẽ được tranh theo chủ đề ý thích.
- Về thái độ :- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh
 	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài 
 II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên : - SGK, SGV
	 - Tranh của Hs về những đề tài khác nhau.
 	 2) Học sinh : - SGK; Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Em đã được học vẽ rất nhiều đề tài khác nhau
=> Hôm nay chúng ta sẽ vẽ tranh về đề tài tự chọn 
* Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
- Gv cho Hs xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau
và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu :
+ Các bức tranh vẽ về đề tài gì ?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ?
(Ví dụ : Đề tài vui chơi, đề tài nhà trường, đề tài cảnh đẹp quê hương …)
* GV kết luận : Đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.
- Gv gợi ý một số đề tài để Hs tập chọn nội dung và tìm 
những hình ảnh phù hợp
+ Hãy cho biết em thích đề tài nào? Em sẽ vẽ gì cho hình ảnh 
chính trong tranh của em ?
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Gv gợi ý Hs cách vẽ tranh :
- Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh.
- Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn.
- Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi Hs.
- Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú hấp dẫn.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Trong khi Hs làm bài, Gv quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những Hs chưa chọn được nội dung đề tài. 
- Gv nhắc Hs nên vẽ hình to, rõ ràng. Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý Hs tìm hình ảnh chính, phụ và những chi tiết phù hợp để bài vẽ thêm sinh động..
- Động viên, khen ngợi nhưng em vẽ nhanh, vẽ đẹp,... để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
- Gv chọn một số bài hoàn thành và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về :
+ Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh.
+ Cách thể hiện : sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu.
- Gv nhận xét chung, tuyên dương 
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Vẽ theo mẫu : Mẫu có hai vật
û lời câu hỏi
-Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs lắng nghe
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 24	Ngày : 
BÀI 24	:	 Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BAVẬT MẪU
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu hình dáng, tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.
 	 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai vật mẫu. 
 	 - Về thái độ :- Hs cảm nhận được vẽ đẹp của độ đậm nhạt ởû mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh.
	* Học sinh khá giỏi :- sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. 
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - SGK, SGV
	 - Mẫu vẽ
 2) Học sinh : - SGK; Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai vật mẫu
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu vật mẫu và đặt câu hỏi :
+ Cho biết vị trí của các vật mẫu.
+ Ứơc lượng tỉ lệ giữa các vật mẫu.
+ So sánh chiều cao tòan bộ vật mẫu so với chiều ngang tòan bộ vật mẫu.
+ So sánh chiều cao của các vật mẫu.
+ So sánh chiều ngang của các vật mẫu.
=> Quy hình chung => Quy hình riêng từng vật mẫu..
+ Cho biết độ đậm nhạt của các vật mẫu.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ 
Gv minh hoạ cách vẽ:
- Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu cho cân đối với khổ giấy 
- So sánh tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và đánh dấu các vị trí. phác bằng các nét thẳng
- Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu 
- Diễn tả đậm nhạt, cần tiến hành như sau :
+ Xác định các mảng sáng, đậm, vừa, nhạt
+ Vẽ đậm nhạt với ba sắc độ : đậm, đậm vừa, nhạt 
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Dựa vào thực tế bài vẽ của HS để góp ý bổ sung và điều chỉnh những thiếu sót như :
+ Bố cục hình trong tờ giấy.
+ So sánh các tỉ lệ và vẽ hình.
+ Tìm các độ đậm nhạt và vẽ đậm nhạt.
- Nhắc nhở Hs : So sánh độ đậm nhạt giữa các phần đề nhấn đậm dần. Gợi ý rõ hơn cho Hs mức độ đậm nhạt của ba độ : đậm, đậm vừa và nhạt
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Gv lựa chọn một số bài và gợi ý Hs nhận xét, xếp loại về :
+ Bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Vẽ đậm nhạt
- Gv nhận xét chung, tuyên dương 
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ
û lời câu hỏi
- Hs quan sát mẫu trả lời câu hỏi 
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 25	Ngày : 
BÀI 25	:	 Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức :- Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc. Biết được một số thông tin sơ lượt về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
 - Về kỹ năng :- Nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
 - Về thái độ :- Cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh
* Học sinh khá giỏi :- Nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh.
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên :- SGK, SGV
 	 2) Học sinh :- SGK; Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ xem tranh Bác Hồ đi công tác
* Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ
Cho một số Hs đọc to phần bài đọc trong SGK. Sau đó Gv đặt câu hỏi:
+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở đâu?
(- Xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây)
+ Cho biết những tác phẩm nổi tiếng của ông.
(-, Đấu vật, Làng ven núi, Mùa đông, Bác Hồ đi công tác,...)
+ Qua tranh vẽ của ông, ông yêu thích mảng đề tài gì?
(- Đề tài yêu thích của ông là phong cảnh và sinh hoạt của 
nhân dân ở miền núi phía Bắc. )
+ Ông vẽ tranh bằng chất liệu gì là thành công nhất?
(-Ông vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau và thành công nhất 
là tranh lụa.)
+ Ông đã đạt những giải thưởng gì?
(+ Ông có nhiều tranh được giải thương trong nước và quốc 
tế và Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ 
thuật năm 2001 )
* Hoạt động 2 : Xem tranh Bác Hồ đi công tác
- GV cho Hs xem tranh. Gv treo bảng phụ có ghi câu hỏi
+ Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ? + Hình ảnh phụ? 
(- Hình ảnh chính : Bác Hồ và anh cảnh vệ cưởõi ngựa 
- Hình ảnh phụ: Những bông lau màu trắng )
+ Cho biết dáng vẽ của từng nhân vật trong tranh ?
(-Bác Hồ dáng ung dung, thư thái trên yên ngựa, tay cầm dây cương, với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị, gần gũi của Người... anh cảnh vệ người ngả về phía trước)
+ Hình dáng của hai con ngựa được miêu tả như thế nào ?
( -Ngựa: Mỗi con một dáng đang bước đi)
+ Cách vẽ tranh?
(Cách vẽ của bức tranh nhẹ nhàng uyển chuyển)
+ Kể tên các màu chính trong tranh?
(- Nâu hồng. Tạo sự trầm ấm như muốn nói đến tình cảm của Bác Hồ đối với quê hương, đất nước)
* Gv bổ sung làm rõ nội dung của bức tranh 
+ Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với các độ đậm nhạt tinh tế đã tạo nên một hoà sắc nhẹ nhàng, trầm ấm, hấp dẫn người xem.
+ Với bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị, bức tranh là một trong những tác phẩm thành công vẽ về vị 
lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
* Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá
- Gv nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi những Hs tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ởû sách báo.
û lời câu hỏi
- Hs đọc tiểu sử của tác giả trong SGK
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs xem tranh theo nhóm
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK5 Bai 21 - Bai 25.doc