Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 31-35

I/ Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt :

 - Về kiến thức:- Hiểu nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè.

 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh một hoạt động vui chơi trong mùa hè.

- Về thái độ :- Yêu thích các hoạt động trong mùa hè.

 * Học sinh khá giỏi :- Sẵp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên :- Tranh thiếu nhi vui chơi trong ngày hè

 - Bài vẽ của Hs năm trước

 2) Học sinh : - Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 31-35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 31	Ngày : 
BÀI 31	:	 Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ, HÌNH CẦU
I/ Mục tiêu : 
 Yêu cầu cần đạt :
 	 - Về kiến thức:- Hiểu cấu tạo hình dáng và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ hình trụ, ø hình cầu và vẽ được hình gần giống mẫu.
- Về thái độ :- Thêm ham thích tìm hiểu các vật xung quanh
 	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Vật mẫu
	 - Bài vẽ của Hs năm trước
 	2) Học sinh :- Vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta vẽ theo mẫu : Mẫu có dạng hình trụ, hình cầu
* Họat động 1 : Quan sát, nhận xét 
Nêu câu hỏi gợi ý :
+ Cho biết tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng.
Yêu cầu Hs nhận xét vị trí tương quan giữa 2 vật mẫu : 
+ Đồ vật nào đứng trước, đồ vật nào đứng sau?
+ Hai vật che khuất nhau hay đứng cách xa nhau - Vật nào cao hơn? 
- Vật nào có chiều ngang lớn hơn? 
+ So sánh độ đậm và nhạt giữa hai vật mẫu:
 Vật mẫu nào sáng hơn, vật mẫu nào tối hơn.
=> Ở mỗi hướng nhìn, mẫu sẽ khác nhau về : Khoảng cách 
giữa các vật mẫu. Hình dáng và các chi tiết của mẫu.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ
GVgợi ý cách vẽ:
Yêu cầu HS quan sát mẫu 
- Vẽ phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy ngang hoặc dọc
- Vẽ phác khung hình của từng vật mẫu ;
- Nhìn mẫu, vẽ các nét chính ; 
+ Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu. Chú ý nét vẽ có đậm, có nhạt ;
+ Vẽ màu thể hiện 3 sắc độ.
- Cho Hs xem một số bài vẽ của HS các lớp trước 
* Hoạt động 3 :Thực hành
- Nhắc Hs cần nhìn mẫu, vẽ theo hướng nhìn của mỗi người
- Gợi ý HS về cách ước lợng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình.
- Gợi ý cụ thể hơn với những HS còn lúng túng. GV cần góp ý trực tiếp cho từng bài vẽ
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
GV gợi ý HS nhận xét một số bài đã hoàn thành 
+ Bố cục (Hình vẽ cân đối với tờ giấy) ;
+Hình vẽ (Rõ đặc điểm).
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
+ Quan sát chậu cảnh : hình dáng và cách trang trí.
û lời câu hỏi
- Hs quan sát mẫu và trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 32	Ngày : 
BÀI 32	:	 Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu được vẻ đẹp của chậu cảnh qua hình dáng và cách trang trí.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách tạo dáng và trang trí được một chậu cảnh theo ý thích.
- Về thái độ :- Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh
 	* Học sinh khá giỏi :- Tạo được dáng chậu, chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình chậu, tô màu đều, rõ hình trang trí.
* Giáo dục môi trường :- Hs có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quang, môi trường thiên nhiên
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Hình ảnh một số chậu cảnh
	 - Bài vẽ của Hs năm trước
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta vẽ trang trí : Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
* Họat động 1 : Quan sát, nhận xét 
Gv cho giới thiệu một số chậu cảnh, Hs trả lời câu hỏi gợi ý :
- Các bộ phận chính của chậu cảnh?
-Trang trí, màu sắc?
Tóm ý:
- Hình dáng, đặc điểm chậu cảnh của gồm: Miệng, cổ, thân, chân, đáy
Sự phong phú của các lọai chậu cảnh về tạo dáng và họa tiết trang trí.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ
Hướng dẫn cách vẽ chậu cảnh 
+ Tạo dáng:
- Phác khung hình của chậu : chiều cao, chiều ngang cân đối với tờ giấy.
- Vẽ trục đối xứng. Khi vẽ phải nhìn trục để vẽ hình chậu cho cân đối.
- Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh : miệng, thân, đế,...
- Phác các nét đểû tạo dáng cho chậu.
+ Trang trí:
- Vẽ hình mảng trang trí
- Vẽ hoạ tiết vào các hình mảng và vẽ màu.
- Cho Hs xem một số bài vẽ của Hs năm trước
* Hoạt động 3 : Thực hành
Gv theo dõi gợi ý và giúp Hs làm bài
+ Cách tạo dáng chậu cảnh ;
+ Cách trang trí.
Hs làm theo ý thích
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
GV gợi ý HS nhận xét một số bài về :
+ Hình dáng chậu (đẹp, mới lạ) ;
+ Trang trí (độc đáo về bố cục, hài hoà về màu sắc).
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
+ Quan sát các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 33	Ngày : 
BÀI 33	:	 Vẽ tranh đề tài
VUI CHƠI TRONG NGÀY HÈ
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	 - Về kiến thức:- Hiểu nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè. 
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh một hoạt động vui chơi trong mùa hè. 
- Về thái độ :- Yêu thích các hoạt động trong mùa hè.
 	* Học sinh khá giỏi :- Sẵp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Tranh thiếu nhi vui chơi trong ngày hè
	 - Bài vẽ của Hs năm trước
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta cùng nhau vẽ về các họat động vui chơi trong ngày hè nhé!
* Họat động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
Gv giới thiệu tranh thiếu nhi vui chơi ngày hè
Gợi ý :
Em dự định làm gì cho kỳ nghỉ hè của mình?
Kỳ nghỉ hè trước em đã đii tham quan ở đâu? Em có thể kể lại những hình ảnh, màu sắc của cảnh mùa hè ở nơi em đến.
Tóm ý: Ngòai việc giải trí đơn thuần như chơi cùng các bạn trong xóm, trong nhà… các em còn cùng cha mẹ đi tham quan, du lịch nhiều nơi. Còn có bạn tham gia các họat động thể thao, văn nghệ hoặc theo học các bộ môn nghệ thuật.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Yêu cầu Hs chọn nội dung nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát 
Gv minh hoạ cách vẽ: 
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung ;
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn ;
+ Vẽ màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè.
- Cho Hs xem tranh của Hs các năm trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- GV yêu cầu HS chọn nội dung, tìm hình ảnh và vẽ.
- Dựa vào từng bài vẽ của HS, GV gợi ý về bố cục, cách chọn và vẽ các hình ảnh, vẽ màu sao cho rõ nội dung và thể hiện được không khí vui nhộn, tươi sáng của mùa hè. 
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét:
+ Đề tài (rõ nội dung) ;
+ BoÁ cục (có hình ảnh chiùnh, hình ảnh phụ) ;
+ Hình ảnh (phong phú, sinh động) ;
+ Màu sắc (tơi sáng, đúng với cảnh sắc mùa hè).
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
+ Chuẩn bị tranh, ảnh về các đề tài (tự chọn) cho bài sau.
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 34	Ngày : 
BÀI 34	:	 Vẽ tranh đề tài : TỰ DO
I/ Mục tiêu 
 Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- Hiểu cách tìm và chọn đề tài tự do.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích.
- Về thái độ :- Quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Tranh nhiều thể loại
	 - Bài vẽ của Hs năm trước
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta cùng nhau tranh đề tài tự do
* Họat động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
Gv giới thiệu tranh vẽ theo các đề tài khác nhau, Hs nhận biết tranh và nêu yêu cầu: 
+ Cho biết các tranh thuộc đề tài gì?
+ Em thích vẽ tranh theo đề tài nào?
+ Em sẽ vẽ nội dung gì? 
 Tóm ý:
=> Đề tài tự do rất phong phú, có thể chọn để vẽ theo ý thích
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Gv ôn lại cách vẽ tranh như đã hướng dẫn các bài đã học
Gợi ý thêm cách vẽ :
- Các hoạt động ở nhà trường 
- Sinh hoạt trong gia đình
-Vui chơi múa hát, thể thao, cắm trại
- Lễ hội. 
- Lao động 
- Phong cảnh quê hương.
- Vẽ tranh chân dung
- Vẽ tranh tĩnh vật 
- Tranh về các con vật…
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Hs làm bài
GV gợi ý HS tìm nội dung và cách thể hiện khác nhau, động viên, giúp các em hoàn thành bài vẽ Ở lớp. '
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
+ Hs chọn bài đẹp để trưng bày
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ 
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 35	Ngày : 
BÀI 35	:	 TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận thấy kết quả học tập trong năm.
 - Nhà trường tỔng kết và thấy được kết quả dạy- học mỹ thuật.
II/ Hình thức tổ chức:
Chọn các bài vẽ đẹp của các lớp. Phân lọai theo từng phân môn.
Trưng bày các sản phẩm tại phòng học chuyên ngành.
III/ Đánh giá:
	- Tổ chức cho Hs xem.
 - Tổ chức lấy ý kiến của Hs thông qua bình chọn bài vẽ đẹp nhất và nhận xét về các bài vẽ yêu thích.
 - Tuyên dương các Hs học tập tốt ở bộ môn Mỹ thuật.

File đính kèm:

  • docK4 Bai 31 - Bai 35.doc