Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 16-20

I/ Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt :

 - Về kiến thức:- Hiểu được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.

 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu

 * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

* Giáo dục môi trường :- Thêm yêu thích vẻ đẹp hoa quả, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.

II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên :- Mẫu vẽ

 - Bài vẽ của Hs năm trước

 2) Học sinh :-Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 16-20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 16	Ngày : 
BÀI 16	:	 Tập nặn và tạo dáng
TẠO DÁNG CON VẬT HAY Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức :- Hiểu cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
- Về kỹ năng :- Biết cách tạo dáng và tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.
- Về thái độ 	:- Tăng thêm khả năng quan sát, bước đầu tập HS sáng tạo .
* Hoc sinh khá giỏi :- Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hay ô tô.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc
	 - Hình gợi ý cách nặn
	 - Đất nặn.
 2) Học sinh :- Đất nặn 
 - Dụng cụ học nặn
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập nặn và tạo dáng con vật quen thuộc
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- Treo tranh, ảnh các con vật, đặt câu hỏi :
+ Đây là con vật gì ?
+ Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào ?
+ Nhận xét về đặc điểm nổi bật của con vật?
+ Màu sắc của nó như thế nào ?
+ Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi ra sao?
+ Các em hãy kể thêm những con vật mà các em biết và miêu tả hình dáng, đặc điểm chính của chúng.
+ Em thích nặn con vật nào ? con vật đó hoạt động nào ?
* Hoạt động 2 : Cách nặn con vật
Hướng dẫn hai cách nặn: 
1) Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại : 
Nặn các bộ phận chính của con vật :thân, đầu 
Nặn các bộ phận khác :chân, tai, đuôi,... 
Ghép, dính các bộ phận bằng tăm.
Tạo dáng và sửa chữa hoàn chỉnh con vật. 
2) Nặn con vật với các bộ phận chính gồm thân, đầu, chân,... từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
- Tạo dáng để con vật thêm sinh động
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Giấy lót bàn để làm bài tập thực hành.
- Nhắc HS nên chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn.
- Chia nhóm, mỗi nhóm nặn theo chủ đề : các con vật nuôi trong nhà 
- Gv quan sát, gợi ý hoặc hướng dẫn bổ sung, giúp các nhóm tạo dáng và sắp xếp hình nặn thành đề tài.
- Nhắc HS giữ vệ sinh trước và sau tập nặn 
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu HS bày sản phẩm lên bàn theo nhóm.
- Đến từng bàn gợi ý HS nhận xét và chọn một số sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu đề nhận xét, rút kinh nghiệm chung cho cả lớp.
- Gợi ý HS xếp loại một số bài và khen ngợi những nhóm làm bài đẹp.
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Trang trí hình vuông
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe, quan sát
- Hs thực hành theo nhóm
- Hs tìm ra bài nặn đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 17	Ngày : 
BÀI 17	:	 TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu : 
 Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức:- Biết thêm về trang trí hình vuông vạ ứng dụng của nó trong cuộc sống.
 - Về kỹ năng :- Biết cách trang trí hình vuông.Trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài.
- Về thái độ :- Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.
	* Học sinh khá giỏi : Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hoạ tiết chính, phụ.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông
	 - Bài vẽ của Hs năm trước
 2) Học sinh :-Vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta học bài vẽ trang trí hình vuông
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Gv g/thiệu một số bài trang trí h/ vuông gợi ý để Hs nhận xét
- Cách trang trí giống hay khác nhau?( Có nhiều cách)
- Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ?( Đối xứng qua trục)
- Tìm và so sánh họa tiết chính và họa tiết phụ?( Hoạ tiết chính tơ hơn và ở giữa ; Hoạ tiết phụ vẽ ở 4 góc )
- Những hoạ tiết giống nhau vẽ như thế nào ? Màu sắc ra 
sao?( Vẽ giống nhau, và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt)
* Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông
Yêu cầu HS xem hình 3, trang 41 SGK. Đặt câu hỏi :
+ Để trang trí hình vuông trước tiên chúng ta phải làm gì? 
+ Vẽ các trục
+ Tìm và vẽ các mảng trang trí
Vẽ minh hoạ trên bảng 3 cách vẽ hình mảng khác nhau.
Vẽ một số hoạ tiết hình hoa, lá đơn giản có dạng hình tam giác, hình tròn hoặc hình thoi. 
+ Vẽ hoạ tiết vào các mảng ( Hoạ tiết chính ở giữa, hoạ tiết phụ ở 4 góc )
+ Vẽ màu hoạ tiết và nền
Gợi ý cách vẽ màu :
+ Không vẽ quá nhiều màu, chỉ dùng từ 3 đến 5 màu;
+ Vẽ màu vào h/ï tiết chính trước, h/ tiết phụ và nền vẽ sau ;
+ Màu sắc cần có đậm, có nhạt để làm nổi rõ trọng tâm.
Cho Hs xem các bài vẽ của Hs lớp trước
* Hoạt động 3 : Thực hành
+ Kẻ các đường trục 
+ Vẽ các hình mảng theo ý thích 
+ Vẽ hoạ tiết vào các mảng. Chú ý nhìn trục để vẽ cho hoạ tiết cân đối và đẹp ; 
+ Chọn và vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS tìm chọn một số bài vẽ có những ưu điểm và nhược điểm điển hình để cùng đánh giá, xếp loại.
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : + Quan sát hình dáng, màu sắc của các loại lọ và quả
+ Tiếp tục vẽ tiếp bài ở nhà nếu chưa hòan thành ở lớp.
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe 
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tuần	: 18	Ngày : 
BÀI 18	:	 Vẽ theo mẫu: TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ
I/ Mục tiêu 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu 
 	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
* Giáo dục môi trường :- Thêm yêu thích vẻ đẹp hoa quả, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Mẫu vẽ
	 - Bài vẽ của Hs năm trước
 2) Học sinh :-Vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
- Gv treo tranh cho biết hình nào là tranh tĩnh vật?
=> giới thiệu bài học mới.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Bày mẫu. Gợi ý Hs nhận xét :
- Bố cục của mẫu : chiều rộng, chiều cao của toàn bộ mẫu ; vị trí của lọ và quả (ở trước ở sau, tách rời, che khuất nhau,...).
- Hình dáng, tỉ lệ của lọ và quả. 
- Đậm nhạt và màu sắc của mẫu.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ lọ và quả
- Đặt câu hỏi :
+ Để vẽ được hai mẫu vật này, trước tiên ta sẽ làm gì?
+ quy vào hình chung gì?
Yêu cầu Hs ước lượng chiều cao so với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình vừa với tờ giấy tránh trường hợp vẽ hình nhỏ quá hay to quá, lệch trái hay lệch phải so với tờ giấy.
- So sánh tỉ lệ và vẽ phác khung hình của lọ, quả, sau đó phác hình dáng của chúng bằng các nét thẳng, mờ.
- Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết sao cho giống hình lọ và quả.
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu 
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Gv theo dõi lớp và nhắc nhở Hs :
+ Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ ;
+ Ước lượng khung hình chung và riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả ;
+ Phác các nét chính của hình lọ và quả 
+ Nhìn mẫu, vẽ hình cho giống mẫu ;
+ Vẽ hình xong có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
Gợi ý Hs nhận xét một số bài đã hoàn thành về :
+ Bố cục, tỉ lệ ;
+ Hình vẽ, nét vẽ ;
+ Đậm nhạt và màu sắc.
 - Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : 
+ Xem tranh dân gian Việt Nam
û lời câu hỏi
- Hs quan sát mẫu trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe 
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 19	Ngày : 
BÀI 19	:	 Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM 
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức. 
 	 - Về thái độ :- Yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc
	* Học sinh khá giỏi :- Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích. 
II/ Chuẩn bị :
 	 1) Giáo viên :- Tranh dân gian 
 	 2) Học sinh :-Vở tập vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Để trân trọng gìn giữ được nền văn hoá của dân tộc, hôm nay chúng ta cùng xem tranh dân gian Việt Nam 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian 
Đặt câu hỏi : 
+ Tranh dân gian có từ lâu đời
+ Những làng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh, Hàng Trống ở Hà Nội
+ Tranh xuất hiện vào ngày Tết còn gọi là tranh Tết
* Tranh dân gian là một trong những di sản quý báu của nền mĩ thuật Việt Nam
Cách làm tranh như sau :
* Nghệ nhân Đông Hồ khắc hình trên bản gỗ, quét màu rồi in trên giấy dó quét điệp. Mỗi màu in bằng một bản khắc. 
Giấy dó quét điệp là lọai giấy được làm từ vỏ cây dó, quét 
bột nghiền từ vỏ con điệp ở biển.
* Nghệ nhân Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in 
nét viền đen, sau đó mới vẽ màu.
+ Đề tài của tranh dân gian thể hiện rất phong phú các nội dung : Lao động sản xuất ; Lễ hội ; Phê phán tệ nạn xã hội…
Tranh dân gian được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật ở trong nước và quốc tế.
 Cho HS xem một số tranh ở trang 44, 45 SGK nêu yêu cầu :
 + Cho biết tên tranh, xuất xứ, hình vẽ và màu sắc của tranh.
* Nội dung tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ,đầm ấm,hạnh phúc, đông con, nhiều cháu,...
+ Bố cục chặt chẽ, có hình ảnh chính, hình ảnh phụ làm rõ nội dung.
+ Màu sắc tươi vui, trong sáng, hồn nhiên.
* Hoạt động 2 :Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt(Hàng Trống) và cá chép (Đông Hồ)
Chia nhóm thảo luận. Yêu cầu các nhóm quan sát 2 tranh : Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trống) và Cá chép (Đông Hồ) trang 45 SGK. So sánh hai tranh với những nội dung sau:
Tên tranh 
Nội dung 
Lí ngư vọng nguyệt
(Đông Hồ)
Cá chép 
(Hàng trống)
+ Hình ảnh 
- Hình ảnh chính
Cá chép
Cá chép
- Hình ảnh phụ 
Đàn cá con, ông trăng và rong rêu ;
Đàn cá con và những bông hoa sen ở xung quanh 
+ Nội dung thể hiện
- Giống nhau
Vẽ cá chép, có hình dáng giống nhau : thân uốn lượn như đang bơi uyển chuyển, sống động.
- Khác nhau
Hai hình trăng (dưới và trên). Đàn cá con đang bơi về phía bóng trăng 
Đàn cá con vẫy vùng quanh cá chép, những bông sen đang nở ở trên.
+- Cách vẽ
- Giống nhau
vây, mang, vẩy của cá chép được cách điệu rất đẹp
- Khác nhau
Nét khắc dứt khoát, khỏe khoắn.
Nét khắc thanh mảnh,trau chuốt
+ Màu chính:
Nâu đỏ 
Màu xanh lam.
=> Bổ sung và tóm tắt ý chính :
+ Hai bức tranh.cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau : Cá chép và Lí ngư vọng nguyệt (cá chép trông trăng).
+ Cá chép và Lí ngư vọng nguyệt là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam
* Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét tiết học và khen ngợi những HS có nhiều ý kiến xây dựng bài.
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Vẽ tranh ngày hội quê em
û lời câu hỏi
- Hs lắng nghe 
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận theo nhóm
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 20	Ngày : 
BÀI 20	:	Vẽ tranh đề tài: NGÀY HỘI QUÊ EM
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- Hiểu đầ tài về các ngày hội truyền thốhg của quê hương.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.
 	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
 	* Giáo dục môi trường :- Thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.Từ đó tham gia các hoạt động làm đẹp, sạch cảnh quan môi trường.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - Một số tranh vẽ của Hs về lễ hội truyền thống.
 - Tranh in trong bộ ĐDDH.
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta vẽ về đề tài ngày hội quê em
* Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
Yêu cầu HS xem tranh, ảnh ở trang 46, 47 SGK 
 + Em hãy nhận xét các hình ảnh, màu sắc,hoạt động... của ngày hội trong ảnh.
+ Em nào có thể nhớ lại một hoạt động của lễ hội ở quê hương và kể cho cả lớp cùng nghe.
=> Tóm ý: Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ. Có nhiều hoạt động khác nhau trong ngày hội. 
Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc 
riêng như : đấu vật đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền,...
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
Yêu cầu HS : 
+ Chọn một họat động mà mình thích nhất trong ngày hội ở 
quê hương.
Gợi ý một số họat động : thi nấu ăn, kéo co hay đám rước, đấu vật, chọi trâu,...
+ Sau khi đã có ý tưởng, ta tìm hình ảnh chính. Hình ảnh chính được vẽ lớn hay nhỏ?
+ Nên vẽ thêm gì cho các hình ảnh phụ ?
Gv phác hình lên bảng để Hs hiểu hơn về bố cục
+ Vẽ phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
=> Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung như : chọi gà, múa sư tử,... các hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội như cờ, hoa, sân đình, người xem hội. Vẽ màu theo ý thích. Màu sắc cần tươi vui, rực rỡ và có đậm, có nhạt.
Cho Hs xem một số tranh của Hs các lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Động viên Hs vẽ về ngày hội quê mình 
- Yêu cầu Hs là vẽ được những hình ảnh ngày hội 
- Vẽ hình người, cảnh vật cho thuận mắt, vẽ được dáng hoạt động 
- Vẽ màu rực rỡ, thể hiện được không khí vui tươi ngày hội
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Cho HS nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về : chủ đề bố cục, hình vẽ, màu sắc và xếp loại theo ý thích. 
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Vẽ trang trí hình tròn
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe 
- Hs quan sát, Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở rập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK4 Bai 16 - Bai 20.doc