Giáo án Mỹ thuật 3 - Lê Khánh Điệp - Bài 6-10
* Giới thiệu bài:
Đồ vật nào giúp em đựng được các chất lỏng ?
- Hôm nay chúng ta học vẽ cái chai nhé!
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- Gv cho Hs quan sát một số cái chai để Hs nhận biết chai có nhiều hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau
- Gv cho Hs chai mẫu – Đặt câu hỏi gợi ý
- Chai có các bộ phận chính nào?
( Miệng, cổ, vai, thân )
- Màu sắc của chai ?
* Hoạt động 2 : Cách vẽ cái chai
- Chai có tính cân đối hay không?
=> Khi vẽ một đồ vật mang tính cân đối ta cần xác định đường trục để vẽ nét đều và chính xác hơn.
- Để vẽ được một vật mẫu trước tiên chúng ta sẽ phải phác
hình chung của vật mẫu trước. Chúng ta phải xem chai được phác trong hình cơ bản gì?
- Hcn được vẽ như thế nào cho đúng với hình dáng chai?
( Gv vẽ hình CN to, nhỏ vừa để Hs nhận xét )
=> Luôn q/sát mẫu để so sánh tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc của chai. So sánh tỷ lệ các phần chính của chai.
Tuần : 06 Vẽ trang trí Ngày dạy : BÀI 06 : VẼ TIẾP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Hiểu thêm về trang trí hình vuông. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào hình vuông. - Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu. - Về thái độ :- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình vuông khi được trang trí. * Học sinh khá giỏi:- Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Một số bài trang trí hình vuông. - Bài thực hành trang trí hình vuông. - Bài vẽ của HS năm trước 2) Học sinh :- Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: - Cho HS xem một số bài trang trí hình vuông => Các đồ vật sẽ đẹp nếu chúng ta biết trang trí cho nó. Bài học hôm nay chúng ta cùng học vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông! * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét + GV cho HS xem; các bài trang trí hình vuông và gợi ý : - Các hình vuông được trang trí giống nhau hay khác nhau? - Các hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau hay to nhỏ khác nhau? - Các hoạ tiết khác nhau được vẽ bằng nhau hay to nhỏ khác nhau? => Khi trang trí hình vuông chúng ta cần lưu ý đến hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ. - Vậy hoạ tiết chính nằm ở đâu? Họa tiết phụ nằm ở đâu trong hình vuông? Vẽ như thế nào? - Màu sắc được vẽ như thế nào? * Hoạt động 2 : Cách vẽ hoạ tiết và màu + Yêu cầu HS quan sát bài thực hành trong vở tập vẽ 3. - Trong bài TTHV 4 góc vẽ gì? - Ở giữa hình vuông có hoạ tiết gì? - Đã có bao nhiêu hình cá được vẽ hoàn thành? - Đã có bao nhiêu hoạ tiết ở góc được vẽ hoàn thành? - cần vẽ tiếp như thế nào? Dựa trên đường nào đểå vẽ cho đúng? - Quan sát phần vây cá cho biết: sát đường trục ngang vây cá có bao nhiêu nét cong? vây cá có sát đường trục dọc không và có bao nhiêu nét cong? - quan sát phần đuôi cá cho biết: Đuôi cá có bao nhiêu nét cong và một phần đuôi dính với rong biển trên cạnh nào? + Treo bài thực hành trang trí . Giới thiệu cách vẽ hoạ tiết : - Khi vẽ cần quan sát hình đểå nhận ra các hoạ tiết nằm trên đường trục nào hoặc gần cạnh nào và tìm cách vẽ tiếp. -Vẽ hoạ tiết ở giữa hình vuông trước : Dựa vào các đường trục đểå vẽ cho đều . - Vẽ hoạ tiết vào các góc và xung quanh sau đểå hoàn thành bài vẽ . - Gợi ý HS vẽ màu : => Trước khi vẽ màu nên có sự lựa chọn màu : chọn màu cho hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ và màu nền. + Các hoạ tiết giống nhau được vẽ màu như thế nào? => Nên vẽ các màu đã chọn vào hoạ tiết chính hoặc nền * Hoạt động 3 : Thực hành - Nhắc HS nhìn đường trục đểå vẽ hoạ tiết. - Gợi ý cho các em cách tìm màu và vẽ màu * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài về : + vẽ hoạ tiết đềàu hay chưa đềàu? + vẽ màu đã có đậm, có nhạt chưa? Vẽ màu nền có hài hoà với màu hoạ tiết không? Vẽ màu cả bài có bị lem ra ngoài hoạ tiết không? - Bổ sung và củng cố bài - Nhận xét, tuyên dương * Dặn dò : - Vẽ tiếp bài đối với HS chưa hòan thành. - Quan sát hình dáng các loại chai - HS quan sát - HS quan sát trả lời câu hỏi - HS quan sát Gv minh hoạ - HS vẽ vào vở tập vẽ - HS tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 07 Ngày : BÀI 07 : Vẽ theo mẫu: VẼ CÁI CHAI I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức :- Nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của một vài loại chai. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được cái chai theo mẫu. - Về thái độ :- Biết giữ gìn các đồ vật xung quanh : như cái chai. * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Vật mẫu - Bài vẽ của Hs năm trước 2) Học sinh :- Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Đồ vật nào giúp em đựng được các chất lỏng ? - Hôm nay chúng ta học vẽ cái chai nhé! * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - Gv cho Hs quan sát một số cái chai để Hs nhận biết chai có nhiều hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau - Gv cho Hs chai mẫu – Đặt câu hỏi gợi ý - Chai có các bộ phận chính nào? ( Miệng, cổ, vai, thân ) - Màu sắc của chai ? * Hoạt động 2 : Cách vẽ cái chai - Chai có tính cân đối hay không? => Khi vẽ một đồ vật mang tính cân đối ta cần xác định đường trục đểå vẽ nét đều và chính xác hơn. - Đểå vẽ được một vật mẫu trước tiên chúng ta sẽ phải phác hình chung của vật mẫu trước. Chúng ta phải xem chai được phác trong hình cơ bản gì? - Hcn được vẽ như thế nào cho đúng với hình dáng chai? ( Gv vẽ hình CN to, nhỏ vừa để Hs nhận xét ) => Luôn q/sát mẫu đểå so sánh tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc của chai. So sánh tỷ lệ các phần chính của chai. + hướng dẫn cách vẽ: - phác hcn cho đúng tỷ lệ với chai mẫu và đường trục.. - Chia tỷ lệ chiều cao, chiều ngang cho miệng, cổ, vai, thân và đáy chai. - Vẽ bằng nét mờ hình dáng chai. + Sưả những chi tiết cho cân đối. - Cho Hs xem một bài vẽ mẫu chai. * Hoạt động 3 : Thực hành - Điều chỉnh vị trí đặt mẫu sao cho tất cả Hs đều nhìn rõ. - Nhắc HS sắp xếp vào giấy cho hợp lí - Nhắc lại ngắn ngọn cách vẽ hình khi số đông còn lúng túng. - Gv theo dõi hướng dẫn Hs làm bài * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá + Hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đã hòan thành: - Hình dáng - Bố cục + Bổ sung và củng cố bài + Nhận xét tuyên dương * Dặn dò : - Vẽ tiếp bài đối với HS chưa hòan thành. - Quan sát người thân: ông, bà, cha, mẹ. - Hs trả lời - Hs quan sát trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 08 Ngày : BÀI 08 : Vẽ tranh: TRANH CHÂN DUNG I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt: - Về kiến thức :- Hiểu đặc điểùm,hình dáng khuôn mặt người. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ &vẽ được chân dung nguời thân trong gia đình hoặc bạn bè. - Về thái độ :- Thêm yêu quý người thân và bạn bè * Học sinh khá giỏi :- Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng,sắp xếp được hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi. - Một số bài vẽ chân dung của HS các lớp trước. 2) Học sinh : - Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: - Em yêu ai nhất trong số những người xung quanh em? Có bao giờ em nghĩ rằng em sẽ vẽ chân dung tặng người thân yêu của mình không? Hôm nay chúng ta cùng nhau vẽ chân dung về người mà em yêu thương nhé! * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tranh chân dung Tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện đặc điểm riêng của người được vẽ... + Mỗi người đều có khuôn mặt với những đặc điểm riêng : khuôn mặt ngắn hay vuông, dài,... mắt to, nhỏ, lông mày cong, thẳng, rậm gay thưa, kiểu tóc dài, tóc búi hay tóùc xoăn. Các em hãy quan sát hoặc nhớ lại những đặc điểm của người định vẽ đểå vẽ thành bức tranh. - Cho Hs xem tranh vẽ chân dung và đăït các câu hỏi : + Tranh chân dung vẽ những gì ? + Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa ? + Màu sắc của toàn bộ bức tranh, của các chi tiết ? + Nét mặt người trong tranh như thế nào ? + Em thích bức tranh nào? Vì sao? * Hoạt động 2 : Cách vẽ chân dung - Vẽ lên bảng đểå HS nhận thấy : + Có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ. Cố gắng nhận xét và tìm ra những đặc điểm, hình dáng riêng của người mình định vẽ ; + Dự định vẽ khuôn mặt bố cục hình vào trang giâùy cho phù hợp ; + Vẽ khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, có, vai sau ; + Sau đó vẽ các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tai,... + Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước như khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh. + Sau đó vẽ màu các chi tiết như mắt, môi, tóc, tai * Hoạt động 3 : Thực hành - Gợi ý HS chọn vẽ những người thân như : ông, bà, cha, mẹ, anh, em, bạn trai, bạn gái, cô giáo,... - Gợi ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động. - Đến từng bàn, động viên, nhắc nhở, góp ý cho các em. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài vẽ - Nhận xét, tuyên dương lớp học * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : Vẽ màu vào hình có sẳn - Hs lắng nghe - Hs quan sát trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ -Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 09 Ngày : BÀI 09 : Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẲN I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức :- Hiểu thêm vềâ cách sử dụng màu. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn. - Hoàn thành bài tập ở lớp theo yêu cầu. - Về thái độ : Thấy được sự phong phú của màu sắc *Học sinh khá giỏi :- Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp làm rõ hình ảnh II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - Tranh có màu đẹp của thiếu nhi vẽ vê đểâ tài lễ hội. - Một số bài của HS các lớp trước... 2) Học sinh : - Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: - Trong những dịp lễ, Tết, nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi.Múa rồng là một hoạt động trong những ngày vui đó. - Hôm nay các em vẽ màu theo ý thích vào tranh nét Múa rồng của bạn Quang Trung sao cho màu rực rỡ, thể hiện không khí ngày hội, phù hợp với nội dung của tranh. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - Giới thiệu hình ảnh các ngày lễ hội và gợi ý đểå HS thấy được quang cảnh không khí vui tươi, nhộn nhip được thể hiện trong tranh. - Giới thiệu tranh nét Múa rồng và gợi ý : + Cảnh múa rồng thường diễn ra khi nào? + Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm khác nhau hay giống nhau? - Gợi ý HS nhận ra các hình vẽ : con rồng, người và các h/ảnh khác như quần áo trong ngày lễ,... * Hoạt động 2 : Cách vẽ màu - yêu cầu hs quan sát hình thực hành ở Vở Tập vẽ 3 - GV hướng dẫn cách vẽ màu. + Tìm màu vẽ hình con rồng, người, cây,... + Tìm màu nền. + Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hoà, tạo nên vẻ đẹp của toàn bộ bức tranh. + Vẽ màu cần có đậm, có nhạt. * Hoạt động 3 : Thực hành - GV quan sát từng HS làm bài, đưa ra những gợi ý khi cần thiết. - Khuyến khích HS sử dụng màu theo cách cảm nhận của tuổâi thơ đểåù bài vẽ có màu sắc đẹp. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét : + Màu sắc + Hiệu quả - Bổ sung và xếp loại bài vẽ. - Nhận xét, tuyên dương lớp học * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : Xem tranh tĩnh vật - Hs lắng nghe - Hs quan sát trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs vẽ màu vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 10 Ngày : BÀI 10 : Thường thức mĩ thuật XEM TRANH TĨNH VẬT I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức :- HS làm quen với tranh tĩnh vật. - Về kỹ năng :- Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh. - Về thái độ :- Cảm nhận ï vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. * Học sinh khá giỏi :- Chỉ ra các hình ảnhvà màu sắc trên tranhmà em yêu thích. * Giáo dục môi trường :GD hs yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa quả 2) Học sinh : - Vở tập vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: - Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các hoạ sĩ muốn gửi gắm vào tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình hoạ sĩ Đuờng Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức đểå sáng tác được những tác phẩùm đẹp về hoa và quả. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Họat động nhóm: Yêu cầu HS quan sát các tranh ở vở Tập vẽ 3. - Nêu ra các câu hỏi gợi ý : + Tác giả bức tranh là ai ? Chất liệu? * Giới thiệu tác giả : Hoạ sĩ Nguyễn Ngọc Cảnh đă tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp ông rất thành công về đề tài tranh phong cảnh và tĩnh vật. Ông đã có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuôïc triễân lãm quốc tế và trong nước. + Tranh vẽ những loại hoa quả nào ? Miêu tả hình dáng của các loại hoa, lá, qủa. + Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh. + Những h/a chính của bức tranh? + Những h/a phụ của bức tranh? - H/a chính được đặt ở ví trí nào? tỷ lệ của các hình chính so với hình phụ ? + Em thích bức tranh nào nhất ?. * Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá -Khen ngợi, động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét phù hợp với nội dung của tranh. - Nhận xét, tuyên dương lớp học * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : Hs chuẩn bị cành lá cây. - Hs lắng nghe - Hs quan sát trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs quan sát trả lời câu hỏi * Rút kinh nghiệm tiết dạy :
File đính kèm:
- K3 Bai 06 - Bai 10.doc