Giáo án Mỹ thuật 3 - Lê Khánh Điệp - Bài 21-25

I/ Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt :

 - Về kiến thức:- Hs làm quen với kiểu chữ nét đều.

 - Về kỹ năng :- Biết cách tô màu vào dòng chữ.

 - Về thái độ :- Tô màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.

 * Học sinh khá giỏi : Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ, tô màu đều, kín nền, rõ chữ.

II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên :- Sưu tầm một số dòng chữ nét đều

 - Bảng mẵu chữ nét đều.

 2) Học sinh :- Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 3 - Lê Khánh Điệp - Bài 21-25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 21	Ngày : 
BÀI 21	:	 Thường thức mĩ thuật
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 	 - Về kiến thức:- Hs bước đầu làm quen vói nghệ thuật điêu khắc ( Tượng tròn)
 - Về kỹ năng :- Biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đăïc điểm các pho tượng 
 - Về thái độ :- HS thêm yêu thích, hứng thú hơn trong giờ Tập nặn.
 	* Học sinh khá giỏi : Chỉ ra những hình ảnh về tượng mà em yêu thích.
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên : - Aûnh chụp các tượng.	
 	 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu ảnh 1số tượng gợi ý Hs quan sát 
+Tượng có nhiều trong đời sống, tượng làm đẹp thêm cuộc sống, tượng khác với tranh
Chúng ta vẫn thường được xem và vẽ tranh. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tượng nhé!
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tượng 
- Gv cho Hs hình trong SGK
+ Tượng thật nhìn thấy 3 mặt, chiếm một phần trong không gian (mặt trước, mặt sau, mặt nghiêng.)
+ Tranh vẽ trên mặt phẳng nên chỉ nhìn thấy mặt trước. 
+ Kể tên các pho tượng 
+ Kể tên chất liệu mỗi pho tượng 
+ Tác giả của các bức tượng là những ai?
( Tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi làm bằng thạch cao.)
* Tượng phong phú về kiểu dáng, chất liệu làm bằng gỗ, thạch cao, kim loại …
- Tượng đặt ở nơi tôn nghiêm ( Đình, chùa, nhà thờ )
- Tượng đặt ở công viên, bảo tàng, quảng trường, gia đình...
- Tượng cổ không có tên tác giả
Hãy kể tên một số tượng mà em biết
* Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá 
-Khen ngợi, động viên những HS có nhiều ý kiến nhận xét phù hợp với nội dung bài học.
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : 
+Tìm và xem những dòng chữ được ghi ở đầu báo, bảng quảng cáo...
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời câu hỏi
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 22	Ngày : 
BÀI 22	:	 Vẽ trang trí
VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức:- Hs làm quen với kiểu chữ nét đều.
 - Về kỹ năng :- Biết cách tô màu vào dòng chữ.
 - Về thái độ :- Tô màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
 	 * Học sinh khá giỏi : Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ, tô màu đều, kín nền, rõ chữ.
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên :- Sưu tầm một số dòng chữ nét đều
	 - Bảng mẵu chữ nét đều.
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về chữ nét đều qua bài vẽ màu vào dòng chữ nét đều.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho Hs xem một số dòng chữ nét đều, Gv gợi ý:
- Bề dày các nét chữ như thế nào? 
GV củng cố :
+ Các nét của chữ đều bằng nhau, dù nét to hay nét nhỏ, chữ rộng hay hẹp.
+ Chữ nét đều có chữ in và chữ thường
+ Trong một dòng chữ, có thể vẽ một màu hoặc hai màu ; có màu nền, hoặc không có màu nền và họa tiết nhỏ, màu đậm và màu nhạt đểå bài trang trí phong phú.
+ Chữ nét đều dùng để kẻ khẩu hiệu, kẻ quảng cáo…
* Hoạt động 2 : Cách vẽ màu vào dòng chữ
Gv nêu yêu cầu bài tập đểå Hs nhận biết :
+ Tên dòng chữ là gì?
+ Nên vẽ màu chữ như thế nào đểå nổi bật trên nền?
Gv thao tác cho Hs thấy cách vẽ màu vào chữ và đặt câu hỏi:
+ Có nên vẽ lem ra ngòai không? 
+ Vẽ màu cho các chữ không đều màu được không?
=> Củng cố: Nên vẽ màu chữ trước, không ra ngoài nền. Màu của dòng chữ phải đều ở độ đậm hoặc độ nhạt.
- Chọn 1 hoặc 2 màu để vẽ
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Đến từng bàn xem và góp ý với Hs :
+ Nên chọn 2 màu cho màu chữ và màu nền ;
+ Không vẽ màu ra ngoài nét chữ.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài đẹp về màu và gợi ý cho Hs nhận xét.:
+ Cách vẽ màụ có rõ nét chữ không ? 
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào có nổi dòng chữ không?
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : - Quan sát cái bình đựng nước. 
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 23	Ngày : 
BÀI 23	:	 Vẽ theo mẫu
CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Biết quan sát nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được hình cái bình đựng nước theo mẫu. 
 	-Về thái độ :- Có thói quen quan sát tìm hiểu các đồ vật quanh em.
 * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Vật mẫu
- Một số bài vẽ của HS các năm truớc.
- Hình gợi ý cách vẽ.
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	- Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta vẽ cái bình đựng nứơc
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Gv giới thiệu bình có nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau
Gv gợi ý để Hs nhận biết bình nước có các bộ phận:
+ Miệng ( Có vòi)
+ Thân ( Thẳng có 2 tầng, tầng dưới nhỏ)
+ Quai
+ Đáy
Màu sắc (đỏ), có trang trí
* Hoạt động 2 : Cách vẽ cái bình đựng nước
Gv minh hoạ :
+ Ước lượng vẽ khung hình ( Hình chữ nhật)
+ Xác định thân và tay cầm
+ Vẽ đường trục thân
+ Tìm tỉ lệ miệng, tay cầm, đáy, thân
- Vẽ nét chính trước, vẽ chi tiết sau
+Vẽ màu tự do và vẽ trang trí
( Vẽ màu đậm nhạt để làm nổi bật các bộ phận của cái bình)
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Quan sát, nhắc nhở Hs :
+ Quan sát mẫu đểå vẽ khung hình, tìm tỉ lệ từng bộ phận ;
+ Vẽ rõ đặc điểm của mẫu.
- Gợi ý Hs cách trang trí :
+ Tìm hoạ tiết ; 
+ Vẽ màu.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý đểå HS nhận xét các bài vẽ :
 Hình vẽ cái bình có giống mẫu không ?
+ Hình trang trí và màu sắc có hài hoà không ?
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Vẽ tranh đề tài tự do
û lời câu hỏi
- Hs quan sát mẫu trả lời câu hỏi 
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 24	Ngày : 
BÀI 24	:	 Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TỰ DO
I/ / Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt ;
- Về kiến thức :- Hiểu thêm về đề tài tự do.
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được một bức tranh theo ý thích.
- Về thái độ :- Tập cho Hs có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh.
* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên :- Tranh nhiều thể loại
 - Một số bài vẽ của HS các năm truớc.
 	2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
 Trong cuôïc sống có rất nhiều nội dung, đề tài đểå vẽ tranh ; Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, vẽ tự do rất phong phú về đề tài nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp.
* Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
- Cho Hs xem tranh các thể lọai khác, gợi ý về đề tài và khai thác đểå Hs lựa chọn :
+ tranh phong cảnh thường vẽ gì?
(Cảnh đẹp đất nước ; Các di tích văn hoá ; Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển. )
+ Tranh sinh hoạt thường vẽ gì? 
(Thiếu nhi vui chơi : Các trò chơi, Lễ hội ; Học tập ù ; Sinh hoạt gia đlnh.)
- Em sẽ vẽ về đề tài gì?
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Dựa vào tranh mẫu, gợi ý Hs cách vẽ :
+ Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ ;
+ Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động ;
+ Tìm thêm các chi tiết đểù bức tranh sinh động ;
+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Cho Hs xem tranh của Hs. 
+ Gv gợi ý Hs cách vẽ, tuỳ từng bài, có thể gợi ý cho Hs tìm các hình ảnh phù hợp với nội dung 
+ Nhắc Hs không vẽ giống nhau.
+ Động viên cách nghĩ, cách vẽ ngộ nghĩnh về hình, cách sắp xếp hình ảnh trong tranh của Hs.
+ Gợi ý Hs vẽ màu. Vẽ màu theo ý thích của Hs. Không yêu càâu Hs vẽ màu đúng như màu thực của thiên nhiên khuyến khích cách vẽ màu có đậm, nhạt
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
Chọn một số tranh đã hoàn thành hoặc gần xong và gợi ý Hs nhận xét về :
+ Cách sắp xếp hình vẽ có trọng tâm, rõ nội dung ?
+ Hình vẽ sinh động?.
+ Màu sắc của tranh đã phong phú, có đậm, có nhạt chưa?
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : 
+ Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 25	Ngày : 
BÀI 25	:	 Vẽ trang trí
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức :- Biết thêm vềâ hoạ tiết trang trí
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
	 - Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
- Về thái độ :- Thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật.
* Học sinh khá giỏi :- Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - Phóng to hình trong SGK
	 - Bài vẽ trang trí hình chữ nhật
 - Một số bài vẽ của HS các năm truớc.
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
 Hôm nay, chúng ta cùng học về trang trí hình chữ nhật trên một bài vẽ tiếp hình nhé!
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho Hs xem các bài trang trí hình chữ nhật
(- Hoạ tiết trang trí thường là hoa, lá, các con vật cách điệu…)
Hs quan sát hình trang trí (Vở Tập vẽ 3) đặt câu hỏi :
- Hoạ tiết chính ở được vẽ ở đâu ?
( Hoạ tiết chính, to đặt ở giữa )
- Các họa tiết phụ được vẽ ở đâu ?
( Hoạ tiết phụ ở xung quanh và các góc )
- Các họa tiết được phụ vẽ như thế nào ? Màu sắc ra sao?
(Hoạ tiết và màu sắc sắp xếp cân đối )
- Vẽ làm sao cho cân đối hình họa tiết?
(Dựa vào các trục, các hoạ tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau)
* Hoạt động 2 : Vẽ tiếp hoạ tiết, và vẽ màu h/ chữ nhật
gợi ý Hs quan sát bài tập thực hành ở Vở Tập vẽ 3 :
+ Hoạ tiết đã vẽ hòan thành chưa?
+ Hoạ tiết chính giữa bông hoa có bao nhiêu cánh ? 
(4 cánh lớn và 4 cánh nhỏ)
+ Hoạ tiết trang trí các góc có dạng hình gì ? (Tam giác)
 Gv minh hoạ, nhấn mạnh :
+ Cần vẽ tiếp gì? các hoạ tiết cho hoàn chỉnh ;
+ Hoạ tiết giống nhau vẽ như thế nào ? vẽ màu như thế nào ?
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt
=> Hoạ tiết chính có thể vẽ 2 màu. Nếu hoạ tiết chính vẽ màu sáng thì nền vẽ màu đâëm hoặc ngược lại ; 
- Hs xem bài vẽ Hs năm trước
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Đến từng bàn gợi ý, nhắc nhở (nhìn trục để vẽ) ;
+ Không nên vẽ quá nhiều màu. Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đặm nhạt ;
+ Nên vẽ màu kín hình chữ nhâët.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
Chọn một số tranh đã hoàn thành gợi ý Hs nhận xét về :
+ Vẽ hoạ tiết ;
+ Màu sắc.
- Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Quan sát con vật để tập nặn
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK3 Bai 21 - Bai 25.doc