Giáo án Mỹ thuật 2 - Lê Khánh Điệp - Bài 16-20
* Giới thiệu bài:
Cho Hs xem một số tranh dân gian, đăt câu hỏi:
- Tên tranh là gì? Có các hình ảnh gì trong tranh? Những màu sắc chính trong tranh?
* Tóm ý: Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời thường được treo trong dịp tết nên được gọi là tranh Tết.
Do các nghệ nhân làng Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh sáng tác.
- Tranh được khắc lên gỗ bôi màu in qua giấy
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn xem tranh
a) Tranh Phú Quí ;
Yêu cầu Hs xem tranh 1, đặt câu hỏi :
- Trong tranh có những h/a gì? ( Em bé, con vật )
- Hình ảnh chính trong tranh? (Em bé )
- Hình em bé được vẽ như thế nào ? (Bụ bẫm, khoẻ mạnh.)
Em bé đang vui hay buồn? mặc áo gì? Trên tay, cổ đeo gì?
- Ngoài h/a em bé, trong tranh còn có những h/a nào khác?
(Con vịt, hoa sen)
Tuần : 16 Ngày : BÀI 16 : Tập nặn và tạo dáng tự do NẶN VẼ HAY XÉ DÁN CON VẬT I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức :- Hiểu cách nặn, vẽ, xé dán con vật. - Về kỹ năng :- Biết cách và Năïn, Vẽ, Xé dán được con vật theo ý thích. - Về thái độ :- Biết yêu quý và có ý thức bảo vệ các con vật có ích. * Học sinh khá giỏi :- Hình vẽ, xé dán hay nặn cân đối biết chọn màu,vẽ màu phù hợp. * Giáo dục môi trường :- Yêu mến con vật, chăm sóc các con vật nuôi trong nhà. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - Tranh, ảnh một số con vật. -Đất sét nặn 2) Học sinh : - Đất nặn - Dụng cụ nặn III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng nặn một con vật mà em thích nhé. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Treo tranh và đặt câu hỏi: - Hãy gọi tên các con vật có trong tranh? - Con mèo và con thỏ đặc điểm như thế nào ? - Con gà và vịt đặc điểm như thế nào? ( Mèo đầu tròn, mình dài, tai hình tam giác… Thỏ đầu tròn, mình tròn to hơn đầu đuôi ngắn… Gà đầu tròn, mình tròn to hơn đầu, mỏ nhọn… Vịt đầu tròn, mình tròn to hơn đầu, mỏ dẹt….) * Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs cách nặn * Có hai cách nặn: - Nặn từng bộ phận rời sau đó ghép lại với nhau. - Nặn hình dáng chung trước trong cùng một thỏi đất sau đó chỉnh sửa đặc điểm sau. Tuy nhiên dù ở cách nào cũng nên tạo dáng cho con vật. *Hoạt động 3 : Thực hành - Gv chia lớp nặn theo nhóm Gợi ý cho Hs làm bài như đã được hướng dẫn. - Gv dặn dò Hs vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi nặn * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Thu các bài nặn cho cả lớp cùng xem và nhận xét: Con vật gì đây? Đặc điểm con vật đã đúng chưa? Hình dáng có đẹp không? - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: Xem tranh dân gian Đông Hồ û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs thực hành nặn theo nhóm - Hs tìm ra bài nặn đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 17 Ngày : BÀI 17 : Thường thức mĩ thuật Làm quen, tiếp xúc với tranh dân gian Viêt Nam I/ / Mục tiêu : Yêu cầu cầm đạt : - Về kiến thức :- Hiểu một vài nét về đặc điểm của tranh dân gian Đông Hồ. - Về kỹ năng :- Tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian - Về thái độ :- Yêu thích tranh dân gian. * Học sinh khá giỏi :- Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - Tranh Phú quý, Gà mái.. - Một số tranh dân gian khác. 2) Học sinh : -Vở tập vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Cho Hs xem một số tranh dân gian, đăït câu hỏi: - Tên tranh là gì? Có các hình ảnh gì trong tranh? Những màu sắc chính trong tranh? * Tóm ý: Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời thường được treo trong dịp tết nên được gọi là tranh Tết. Do các nghệ nhân làng Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. - Tranh được khắc lên gỗ bôi màu in qua giấy * Hoạt động 1 : Hướng dẫn xem tranh a) Tranh Phú Quí ; Yêu cầu Hs xem tranh 1, đặt câu hỏi : - Trong tranh có những h/a gì? ( Em bé, con vật ) - Hình ảnh chính trong tranh? (Em bé ) - Hình em bé được vẽ như thế nào ? (Bụ bẫm, khoẻ mạnh.) Em bé đang vui hay buồn? mặc áo gì? Trên tay, cổ đeo gì? - Ngoài h/a em bé, trong tranh còn có những h/a nào khác? (Con vịt, hoa sen) - Hình con vịt được vẽ như thế nào ?(To béo, vươn cổ ) - Màu sắc của hoa, màu trên con vịt…?(Đỏ, xanh. trắng) * Tóm ý: Tranh Phú Quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: mong cho con cái khoẻ mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý b)Tranh gà mái : Chia nhóm.Gv viết các câu hỏi gợi ý lên bảng. - Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh?(Gà mẹ, đàn gà con) - Hình dáng gà mẹ ra sao? Gà mẹ đang làm gì? ( gà mẹ to khoẻ đang bắt mồi) - Các chú gà con được vẽ giống nhau hay khác nhau về hình dáng và động tác? Hãy miêu tả dáng vẻ các chú gà con. (Gà con mỗi con một vẻ ) - Có những màu sắc nào trong tranh?(Xanh. đỏ. vàng) Mời đại diện mỗi nhóm lên tập giới thiệu tranh trước lớp. GV nhấn mạnh nội dung tranh: Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang quây quần quanh gà mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của “gia đình” nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân * Gv hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học và nhấn mạnh vẻ đẹp của tranh dân gian chính là ở đường nét, hình vẽ, màu sắc và cách lựa chọn đề tài thể hiện. * Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: Vẽ màu vào hình có sẳn û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hs quan sát tranh ở vở tập vẽ trả lời câu hỏi - Thảo luận nhóm - Hs quan sát tranh ở vở tập vẽ trả lời câu hỏi * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 18 Ngày : BÀI 18 : Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẲN I/ / Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức : Hiểu biết thêm về nội dung và đặc điểm tranh dân gian Việt Nam - Về kỹ năng : Biết vẽ màu vào hình có sẵn. - Về thái độ : Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian. * Học sinh khá giỏi :Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ hìmh ảnh. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Hình vẽ chưa tô màu phóng to - Một số bài vẽ màu của Hs năm trước. 2) Học sinh :-Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tập vẽ màu cho bức tranh “ Đàn gà” phỏng từ tranh dân gian Đông Hồ nhé! * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Treo tranh đàn gà và đặt câu hỏi: -Tranh vẽ hình ảnh gì? - Gà mẹ được vẽ ở đâu trong tranh và đang làm gì? - Gà con đang làm gì? Hình dáng của chúng ra sao? * Hoạt động 2 : Cách vẽ màu Gợi ý để Hs nhớ lại màu của con gà : - Gà mẹ có màu lông như thế nào ? mào có màu gì? Chân có màu gì? Màu đuôi có thể vẽ những màu nào? - Gà con có nên vẽ màu giống nhau không? + Vẽ màu cho gà con để cho đẹp và tạo được không gian trứơc và sau ta nên vẽ màu cho gà con thay đổi khác nhau. - Không nên vẽ màu lem ra ngoài - Vẽ màu nền - Chọn màu theo ý thích, vẽ màu có đậm. có nhạt Cho Hs xem một số bài vẽ của Hs năm trước * Hoạt động 3 : Thực hành -Gợi ý Hs tìm màu khác nhau để vẽ sao cho đẹp -Sửa tay cầm bút cho các em. Nhắc các em vẽ không lem màu. - Gv theo dõi hướng dẫn Hs làm bài -Động viên khích lệ các em vẽ bài. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV lấy những bài vẽ hòan thành và hướng dẫn cho HS tập nhận xét : + Cách vẽ màu + Màu sắc - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: Quan sát sân trường em giờ ra chơi û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs vẽ màu vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 19 Ngày : BÀI 19 : Tập vẽ tranh đề tài SÂN TRƯỜNG TRONG GIỜ RA CHƠI I/ / Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức :- Hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ tranh về đề tài sân trường em giờ ra chơi. - Về thái độ :- Vẽ được tranh theo ý thích * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài,màu sắc phù hợp * Giáo dục môi trường :Yêu mến trường lớp và có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - Một số tranh về họat động vui chơi ở sân trường - Một số bài vẽ màu của Hs năm trước. 2) Học sinh : -Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng nhỡ, vẽ lại những trò chơi và cảnh vui nhộn trong giờ ra chơi của trường mình nhé! * Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài Giới thiệu tranh. Đặt câu hỏi: - Giờ ra chơi có nhộn nhịp không? - Có nhiều bạn cùng chơi hay chỉ có mình em? - Các bạn thường tham gia những trò chơi gì ? - Những h/a nào là h/a chính trong tranh đề tài “sân trường em giờ ra chơi” ? - Ngòai h/a các bạn đang vui chơi chúng ta còn thấy những h/a phụ nào khác? +Em có yêu trường lớp mình không ? +Em đã làm gì để thể hiện tình cảm đó ? Tóm ý: Giờ ra chơi là giờ nhộp nhịp và sôi độâng nhất, có rất nhiều trò chơi và rất nhiều bạn cùng chơi. H/a các bạn vui chơi là h/a chính trong tranh vì thế vẽ tranh đề tài “sân trường em giờ ra chơi” * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh a> Hướng dẫn về bố cục tranh: +Nên vẽ h/a chính là các bạn đang vui chơi trước vẽ những h/a phụ như trường học, vẽ cây sau b> Hướng dẫn về hình tượng: Các h/ ảnh người phải sinh động, tiêu biểu cho nội dung làm rõ nội dung của đề tài như người ở tư thế ngồi, đứng, đi hay chạy nhảy và vẽ có sự thay đổi về hướng mặt, chân, tay… c> Hướng dẫn về cách vẽ màu: - Vẽ đậm, vẽ nhạt cho tranh d> Cho Hs xem tranh của Hs các năm trước vẽ. - Gv minh hoạ 1số hình ảnh trong giờ chơi * Hoạt động 3 : Thực hành + Gợi ý Hs cách chọn nội dung, vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ, vẽ màu + Động viên khích lệ để Hs tự vẽ, tự sáng tạo, không gò ép Hs. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn bài vẽ hòan thành và hướng dẫn cho Hs nhận xét : + Nội dung + Hình vẽ + Màu sắc - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: +Vẽ cái túi xách + Tiếp tục vẽ tiếp bài ở nhà nếu chưa hòan thành ở lớp û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe và quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 20 Ngày : BÀI 20 : Tập vẽ theo mẫu: CÁI TÚI XÁCH I/ / Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Hiểu hình dáng,đặc điểm của vài loại túi xách.. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được cái túi xách theo mẫu. - Về thái độ :-Biết giữ gìn các đồ vật xung quanh : như cái túi xách.. * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - một số loại túi xách có kiểu dáng và màu sắc khác nhau. - Một số bài vẽ của Hs năm trước. 2) Học sinh : -Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng học vẽ cái túi xách. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - Cho Hs xem một số túi xách gợi ý đặc câu hỏi : - Hình dáng các túi là hình gì ? có giống nhau không ? - Màu sắc như thế nào ? * Túi xách có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Túi xách luôn có bốn bộ phận chính là quai, miệng, thân và đáy túi. * Hoạt động 2 : Cách vẽ cái túi xách - Gv đặt mẫu: - Túi xách có thể quy vào hình gì? - Hướng dẫn Hs cách vẽ hình vào khung giấy cho cân đối. - Hướng dẫn cách chia tỷ lệ cho miệng và đáy túi xách.Xác định phần quai túi xách. + Vẽ thân + Vẽ quai +Vẽ đáy - Hoàn chỉnh và trang trí trên thân túi xách theo ý thích. Có thể trang trí đường diềm ở miệng hoặc đáy túi xách hoặc vẽ hoa, thú trên thân túi xách. - Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước. * Hoạt động 3 : Thực hành - Quan sát toàn lớp vẽ phác hình. - Gợi ý cho một số Hs còn lúng túng về hình. - Cho Hs vẽ trang trí túi xách và vẽ màu theo ý thích. - Động viên và tạo đk cho Hs hòan thành bài vẽ. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn bài vẽ hòan thành và hướng dẫn cho Hs nhận xét : + Hình dáng + Cách trang trí - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: Vẽ hình dáng người û lời câu hỏi - Hs quan sát mẫu trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe và quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy :
File đính kèm:
- K2 Bai 16 - Bai 20.doc