Giáo án Mỹ thuật 1 - Lê Khánh Điệp - Bài 31-35
I/ Mục tiêu:
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ đường diềm đơn giản vào áo, váy.
- Vẽ được đường diềm đơn giản trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích.
* Học sinh khá giỏi :- Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều gọn trong hình.
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên :- một số mẫu vẽ đường diềm.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
2) Học sinh :- Vở tập vẽ
- Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Tuần : 31 Ngày : BÀI 31 : TẬP VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN ĐƠN GIẢN I/ Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Biết quan sát, nhận xét thiên nhiên xung quanh. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ cảnh thiên nhiên. -Vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản. * Học sinh khá giỏi :- Vẽ được cảnh thiên nhiên có hình ảnh màu sắc theo ý thích. * Giáo dục môi trường :- Thêm yêu mến quê hương, đất nước mình.Có ý thức giữ gìn môi trường. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Một số tranh, ảnh về phong cảnh - Bài vẽ của HS lớp trước. 2) Học sinh :- Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng vẽ cảnh thiên nhiên nhé! * Họat động 1 : Quan sát, nhận xét Treo những bức tranh phong cảnh … và đặt câu hỏi : - Những bức tranh này vẽ cảnh gì? - Trong tranh này có những hình ảnh nào ? - Em thích cảnh nào nhất? => Những cảnh này làm ta thêm yêu mến quê hương mình. Chúng ta cùng vẽ một bức tranh về phong cảnh thiên nhiên nhé! * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh - Gợi ý để HS vẽ tranh: + Hình ảnh chính của tranh phong cảnh phố phường là gì? + Hình ảnh chính của tranh phong cảnh nông thôn là gì ? => Chúng ta cần phải vẽ những ảnh chính trước vẽ to vừa phải với giấy. - Phác hình lên bảng cho Hs quan sát. Vẽ thêm cây, đường đi và cảnh vật xung quanh cho tranh sinh động. - Gợi ý để HS tìm màu vẽ theo ý thích. Cho Hs xem bài vẽ của Hs các năm trước. * Hoạt động 3 : Thực hành Dựa vào ý thích của Hs, gợi ý cho các em làm bài. + Vẽ h/a chính, h/a phụ thể hiện được đặc điểm của thiên nhiên. + Sắp xếp các vị trí các hình trong tranh. Gợi ý cho hs vẽ màu. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hướng dẫn Hs nhận xét: - Hình vẽ và cách sắp xếp. - Màu sắc và cách vẽ màu. + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : + Vẽ đường diềm trên áo, váy û lời câu hỏi - Hs quan sát và trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 32 Ngày : BÀI 32 : Vẽ trang trí VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN VÁY, ÁO I/ Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ đường diềm đơn giản vào áo, váy. - Vẽ được đường diềm đơn giản trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích. * Học sinh khá giỏi :- Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều gọn trong hình. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- một số mẫu vẽ đường diềm. - Bài vẽ của HS lớp trước. 2) Học sinh :- Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta cùng nhau vẽ đường diềm trên áo, váy cho mình. Và mỗi bạn nên có một đường diềm đặc trưng riêng để phân biệt với các bạn khác nhé! * Họat động 1 : Quan sát, nhận xét - Gv cho Hs xem 1 số đồ vật có trang trí đường diềm Cho Hs xem đường diềm được trang trí trên váy, áo Gv đặt câu hỏi: Các đường diềm được trang trí ở những nơi nào trên áo và váy? Trang trí đường diềm có làm cho áo váy đẹp hơn không?. Tóm ý: Trang trí đường diềm giúp cho váy, áo đẹp hơn. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ đường diềm - Gv minh hoạ cách vẽ đường diềm lên bảng và gợi ý: -Vẽ 2 đường thẳng cách đều nhau. - Chia các ô vuông bằng nhau. Để vẽ cho đều các họa tiết ta kẻ các đường trục.Cho Hs xem một số mẫu vẽ đường diềm. - Khi vẽ màu nền và màu họa tiết phải khác nhau, hoạ tiết giống nhau, vẽ cùng màu => Có thể không cần vẽ màu cho váy, áo nhưng họa tiết trên đường diềm phải được vẽ màu nổi bật với nền. * Hoạt động 3 : Thực hành - Nêu yêu cầu của bài : Vẽ đường diềm trên váy, áo theo ý thích. Theo dõi và giúp Hs: - Chia đều các khỏang cách, vẽ hình và chọn màu. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Treo các bài vẽ hòan thành và hướng dẫn Hs nhận xét về: Hình vẽ : Các hình giống nhau có đều nhau không? Màu sắc : Có vẽ màu lem ra ngòai không? Họa tiết đã nổi bật so với nền chưa? Màu sắc có tươi sáng không? + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : - Quan sát các lọai hoa về hình dáng và màu sắc û lời câu hỏi - Hs quan sát và trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 33 Ngày : BÀI 33 : TẬP VẼ TRANH CĨ BÉ VÀ HOA I/ Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: - Về kiến thức:- Nhận nội dung đề tài Bé và hoa. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ tranh đề tài có hình ảnh Bé và hoa. - Vẽ được bức tranh đề tài Bé và hoa. - Về thái độ :- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên. * Học sinh khá giỏi :- Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ màu phù hợp. * Giáo dục môi trường: Có ý thức chăm sóc, giữ gìn cảnh vật môi trường thiên nhiên xung quanh II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Bài vẽ của HS lớp trước. 2) Học sinh :- Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng nhau vẽ bức tranh bé và hoa nhé! * Họat động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài Cho Hs xem hình minh họa trong vở tập vẽ 1. Đặt câu hỏi: Trong tranh vẽ gì? Em bé được vẽ như thế nào? Em bé đang ở đâu? Xung quanh em bé vẽ gì? Màu sắc trong tranh như thế nào ? Tóm ý: Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều bông hoa ở trong vườn, vườn hoa ở công viên, chợ hoa… * Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ tranh => Để vẽ tranh theo đề tài “Bé và hoa” chúng ta phải vẽ em bé, xem bé sẽ mặc quần áo như thế nào và màu sắc ra sao? Em bé đang làm gì? Các bông hoa có hình dáng và màu sắc như thế nào ? - Gv minh hoạ cách vẽ : + Vẽ hình ảnh chính ( Em bé và hoa ) + Vẽ hình ảnh phụ ( Cây, mặt trời..) + Vẽ màu ( Màu sắc có đậm, nhạt để nổi bật các hình ảnh ) * Hoạt động 3 : Thực hành -Theo dõi, gợi ý Hs vẽ hình và vẽ màu như đã hướng dẫn. -Nhắc các em vẽ hình vừa với khổ giấy quy định và sử dụng màu sắc tươi sáng. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Treo các bài đã hòan thành và hướng dẫn Hs nhận xét : Đã thể hiện đúng và rõ đề tài chưa? Cách sắp xếp hình ảnh đã chặt chẽ chưa hay rời rạc? Hình dáng có ngộ nghĩnh không? Màu sắc đãù tươi sáng chưa ? + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : + Xem lại tất cả các bài vẽ đã học. û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 34 Ngày : BÀI 34 : TẬP VẼ TRANH THEO ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I/ Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Biếtï chọn được đề tài phù hợp để vẽ tranh. - Về kỹ năng :- Bước đầu biết cách vẽ hình, vẽ màu, biết cách sắp xếp hình ảnh - Vẽ được tranh đơn giản, có nội dung và vẽ màu theo ý thích - Về thái độ : Yêu thích môn mỹ thuật, bước đầu tập sáng tạo theo trí nhớ. * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ màu phù hợp. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Tranh nhiều thể loại - Bài vẽ của HS lớp trước. 2) Học sinh :- Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: - Hôm nay các em sẽ vẽ tranh theo ý thích của mình. * Họat động 1 : Quan sát, nhận xét Giới thiệu một số tranh. Đặt câu hỏi : Tranh vẽ gì? Đây là tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh sinh họat, tranh tĩnh vật. Vẽ tự do là gì? Vẽ tự do là vẽ theo ý thích của mỗi người nhưng phải tạo được một bức tranh có đề tài rõ ràng. - Em sẽ vẽ gì cho bức tranh của mình? * Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ tranh Hướng dẫn Hs cách săùp xếp bài vẽ trong khổ giấy quy định. * Gợi ý : Vẽ về chân dung các thành viên trong gia đình mình, sinh họat trong gia đình ở bữa cơm hay đi chơi công viên. Vẽ về trường học của em hay phong cảnh biển, nông thôn, miền núi. Các em cũng có thể vẽ con vật yêu thích nữa. Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước * Hoạt động 3 : Thực hành - Giúp đỡ các Hs trong việc xác định đề tài muốn vẽ. - Động viên Hs làm bài. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn các bài vẽ để Hs nhận xét về : Nội dung đề tài thể hiện. hình ảnh. Màu sắc. + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : + Hs chọn bài đẹp để trưng bày û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 35 Ngày : BÀI 35 : TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP I/ Mục tiêu: Giúp HS - Nhận thấy kết quả học tập trong năm. - Nhà trường tỔng kết và thấy được kết quả dạy- học mỹ thuật. II/ Hình thức tổ chức: - Chọn các bài vẽ đẹp của các lớp. Phân lọai theo từng phân môn. - Trưng bày các sản phẩm tại phòng học chuyên ngành. III/ Đánh giá: - Tổ chức cho Hs xem. - Tổ chức lấy ý kiến của Hs thông qua bình chọn bài vẽ đẹp nhất và nhận xét về các bài vẽ yêu thích. - Tuyên dương các Hs học tập tốt ở bộ môn Mỹ thuật.
File đính kèm:
- K1 Bai 31 - Bai 35.doc