Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 14: Lực đẩy Acsimet - Năm học 2018-2019
Nội dungchính
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó :
C1. P < P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng một lực vào vật hướng từ dưới lên.
C2. Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng.
* Lực đẩy trong thí nghiệm trên do nhà bác học Acsimet phát hiện ra nên người ta gọi nó là lực đẩy Acsimet.
Tiết: 14 Theo PPCT Ngày dạy: / 11 / 2018 tại lớp: 8A Ngày dạy: / 11 / 2018 tại lớp: 8B Ngày dạy: / 11 / 2018 tại lớp: 8C LỰC ĐẨY AC - SI - MET I. Về mục tiêu 1. Về kiến thức: Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet, chỉ rõ các đặc điểm của lực này. - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. 2. Về kĩ năng - Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp. - Vận dụng được công thức tính lực đẩy Acsimet để giải một số dạng bài tập thường gặp. 3. Về thái độ: Thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm . 4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực - Năng lực chung: Năng lực tư duy lô gic, năng lực sáng tạo, hợp tác nhóm - Năng lực riêng: Năng lực tự học và tính toán, sử dụng ngôn ngữ vật lí, sử dụng các công thức tổng quát 5. Nội dung tích hợp II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu: Thí nghiệm ảo 2. Chuẩn bị của học sinh: ( Theo nhóm) - Giá treo, lực kế, quả gia trọng. - Chậu nước, cốc đựng nước, bình tràn 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học 3.1. Phương pháp: - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp gợi mở - vấn đáp. - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. 3.2. Kỹ thuật dạy học - Kĩ thuật “động não”. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 5 phút) Nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển Đáp án: SGK/ 2. Tiến trình tổ chức hoạt động A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Thời gian :2 phút) 1. Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học vận dụng vào bài mới 2. Hình thức: Gv nêu câu hỏi, học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trả lời 3. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp - vận dụng 4. Các bước tiến hành GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 10.1 Khi kéo nước từ giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước tại sai? HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (22 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó :(thời gian:12 phút) 1. Mục tiêu: học sinh nắm về sự tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó 2. Các bước tiến hành Hoạt độngcủa GV Hoạt độngcủa học sinh Nội dungchính GV: Yêu cầu hs đọc thông tin của câu hỏi C1. Thảo luận nhóm và dự đoán kết quả. GV: Phát đồ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm và tiến hành làm thí nghiệm. GV: Giới thiệu cho h/s về tên gọi lực đẩy Acsimet. HS: Đọc thông tin và nêu lên dự đoán của nhóm mình. HS: Nhóm hs làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận và đưa ra kết luận. HS: Tìm hiểu về lực đẩy Acsimet. I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó : C1. P< P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng một lực vào vật hướng từ dưới lên. C2. Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng. * Lực đẩy trong thí nghiệm trên do nhà bác học Acsimet phát hiện ra nên người ta gọi nó là lực đẩy Acsimet. Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet :(thời gian:10phút) 1. Mục tiêu: học sinh nắm về độ lớn của lực đẩy Acsimet 2. Các bước tiến hành Hoạt độngcủa GV Hoạt độngcủa học sinh Nội dungchính GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Acsimet. GV: Nêu dự đoán của Acsimet theo trong SGK. GV: Yêu cầu các nhóm tìm hiểu thí nghiệm kiểm tra các dự đoán. GV:Yêu cầu hs thảo luận, trả lời câu hỏi C3 GV: Giới thiệu về công thức tính lực đẩy Acsimet. HS: Thảo luận và đưa ra dự đoán cho nhóm mình. HS: Tìm hiểu thí nghiệm SGK . HS : Thảo luận từ đó trả lời C3. HS: Ghi nhớ công thức. II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet : 1. Dự đoán: HS dự đoán. + Dự đoán của Acsimet: SGK. 2. Thí nghiệm kiểm tra: C3. Nhúng vật nặng vào bình tràn, nước sẽ tràn ra. Thể tích của phần nước này bằng thể tích của vật.Lúc này ta có: P= P- F và P< P Khi đổ nước tràn ra vào cốc A, lực kế chỉ P F có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Vậy dự đoán của Acsimet là đúng. 3. Công thức tính lực đẩy Acsimet. F= d.V C. HOẠT ĐỘNG - VẬN DỤNG (thời gian: 10 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về lực đẩy Acsimet 2. Các bước tiến hành: Bước 1: GV nêu nội dung câu hỏi và bài tập Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân thực hiện Hoạt độngcủa GV Hoạt độngcủa học sinh Nội dungchính GV: Gọi h/s trả lời, lớp nhận xét GV: Chốt lại và đưa ra đáp án đúng. GV: Yêu cầu h/s đọc và học thuộc ghi nhớ trong SGK. HS: Vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C4, C5, C6. HS: Đọc phần ghi nhớ III. Vận dụng. C4. C5. Hai thỏi chịu tác dụng của Fnhư nhau. Vì F phụ thuộc vào d và V. C6. F= d.V F=d.V Vì V bằng nhau, màd nước > d dầu.Nên F> F. * Ghi nhớ: SGK E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (thời gian: 3 phút) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, vận dụng vào trong thực tế 2. Các bước tiến hành - Đọc phần có thể em chưa biết – tìm hiểu về truyền thuyết Ắc - si - mét IV. Đánh giá và chốt kiến thức: (thời gian: 2 phút) - Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, lực này gọi là lực đẩy Ắc – si - mét - Công thức tính: F= d.V V. Dặn dò: (thời gian: 1 phút) - Làm bài tập từ 10.1đến 10.6 - SBT - Chuẩn bị bài thực hành.- báo cáo thực hành theo mẫu SGK VI. Phần ghi chép bổ sung của GV ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_mon_vat_ly_lop_8_tiet_14_luc_day_acsimet_nam_hoc_201.doc