Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Áp suất khí quyển. Bài tập - Năm học 2018-2019

I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển.

1. Thí nghiệm 1.

C1 . Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài , nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ bên ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía .

2. Thí nghiệm 2.

C2 . Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước .

C3 . Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì nước sẽ chảy ra khỏi ống .Vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy nước chảy trong ống ra .

3. Thí nghiệm 3.

C4. Khi hút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làn hai bán cầu ép chặt vào nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 13: Áp suất khí quyển. Bài tập - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 13 Theo PPCT
 Ngày dạy: / 11 / 2018 tại lớp: 8A
 Ngày dạy: / 11 / 2018 tại lớp: 8B
 Ngày dạy: / 11 / 2018 tại lớp: 8C
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN – BÀI TẬP
I. Về mục tiêu
1. Về kiến thức
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
- Làm được thí nghiệm , vận dụng giải thích một số hiện tượng liên quan tới áp suất .
2. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng làm thí nghiệm .
3. Về thái độ: Thái độ nghiêm túc, trung thực, hợp tác khi làm thí nghiệm . 
4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tư duy lô gic, năng lực sáng tạo, hợp tác nhóm
- Năng lực riêng: Năng lực tự học và tính toán, sử dụng ngôn ngữ vật lí, sử dụng các công thức tổng quát
5. Nội dung tích hợp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu: Thí nghiệm ảo
2. Chuẩn bị của học sinh ( Theo nhóm)
 + Hai vỏ sữa Vinamiu.
 + Một ống thuỷ tinh dài 10-15 cm, tiết diện 2-3 mm.
 + Một cốc đựng nước.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
3.1. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
3.2. Kỹ thuật dạy học
- Kĩ thuật “động não”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.	
1. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian 5 phút)
 	- Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Vận dụng làm bài 8.5?. 
Trả lời: Công thức P = d.h Trong đó: P áp suất ( N/m2)
 d Trong lượng riêng chhats lỏng ( m3)
 h chiều cao cột chất lỏng ( m)
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Thời gian :2 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học vận dụng vào bài mới
2. Hình thức: Gv nêu câu hỏi, học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trả lời	
3. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp - vận dụng
4. Các bước tiến hành
GV: Sử dụng máy chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không?
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển :(thời gian:25 phút)
1. Mục tiêu: học sinh nắm về sự ttoonf tại của áp suất khí quyển
2. Các bước tiến hành
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
GV: Giới thiệu lớp khí quyển của trái đất, về áp suất khí quyển ảnh hưởng đến các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
GV: Yêu cầu hs làm thí nghiệm 1 và trả lời C1.
GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 2.
GV: - Máy chiếu mô tả thí nghiệm
Yêu cầu hs giải thích hiện tượng ở thí nghiệm 2
GV: Quan sát, hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm. Chốt lại nội dung câu hỏi C2, C3
GV: Giới thiệu với hs về thí nghiệm 3 của Ghê- Rích.
? Căn cứ thí nghiệm 1 và 2 hãy giải thích thí nghiệm 3.
GV: Hướng dẫn hs giải thích thí nghiệm này. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm mô phỏng.
HS: Làm thí nghiệm 1, quan sát hiện tượng và trả lời C1.
HS: Làm thí nghiệm 2 theo nhóm bàn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
HS: Hoàn thành nội dung vào vở.
HS: Tìm hiểu về thí nghiệm 3, vận dụng thí nghiệm 1 và 2 và giải thích thí nghiệm 3.
HS: Làm thí nghiệm
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển. 
1. Thí nghiệm 1.
C1 . Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài , nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ bên ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía .
2. Thí nghiệm 2.
C2 . Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước .
C3 . Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì nước sẽ chảy ra khỏi ống .Vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy nước chảy trong ống ra . 
3. Thí nghiệm 3.
C4. Khi hút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làn hai bán cầu ép chặt vào nhau. 
C. HOẠT ĐỘNG - VẬN DỤNG (thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sự tồn tại của áp suất khí quyển
2. Các bước tiến hành: 
Bước 1: GV nêu nội dung câu hỏi và bài tập
Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung chính
GV: Yêu cầu hs tìm hiểu nội dung các câu C8, C9, C12 và vận dụng các kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi đó.
GV: Hướng dẫn hs trả lời. Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
GV: Yêu cầu hs đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
GV: Cho học sinh đọc và tìm hiểu trả lời bài 9.1 sbt
GV: Chốt lại - Giải thích hiện tượng lên cao đun nước không sôi, luộc trứng không chín, cách khắc phục.
GV: Cho học sinh đọc và tìm hiểu trả lời bài 9.3 sbt
GV: Chốt lại - Giải thích hiện tượng lên cao đun nước không sôi, luộc trứng không chín, cách khắc phục.
GV: Cho học sinh đọc và tìm hiểu trả lời bài 9.1 sbt
GV: Chốt lại - Giải thích hiện tượng 
HS : Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
HS: Hoàn thành nội dung vào vở
HS: Cá nhân suy nghĩ, trả lời
HS: Cá nhân suy nghĩ, trả lời
HS: Cá nhân suy nghĩ, trả lời
HS: Cá nhân suy nghĩ, trả lời
III. Vận dụng. 
C8. Vì có áp suất khí quyển lớn hơn áp suất bên trong cốc nên giữ nước không rơi ra ngoài.
C9 . Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra, phải bẻ cả hai đầu ống thuốc, thuốc chảy ra rễ ràng.
C12 . Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức P = h.d . Vì h không xác định được và trọng lượng riêng của không khí thay đổi the độ cao. 
* Ghi nhớ: SGK
Bài 9.3 (SBT)
Để khi đổ nước sôi vào áp suất trong ấm tăng lên nó thoát qua lỗ nhỏ mà không đẩy nắp ấm lên.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (thời gian: 0 phút) 
1. Mục tiêu: 
2. Các bước tiến hành
Không thực hiện
IV. Đánh giá và chốt kiến thức: (thời gian: 2 phút) 
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất do lớp không khí bao quanh trái đất gây ra, áp suất này gọi là áp suất khí quyển. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương
V. Dặn dò: (thời gian: 1 phút) 
- Học bài theo vở và SGK . 
- Làm bài tập : SBT.
VI. Phần ghi chép bổ sung của GV 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_tiet_13_ap_suat_khi_quyen_bai_tap_n.doc