Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 15: Công suất - Năm học 2020-2021 - Phan Văn Giang

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

a. Mục tiêu:

- Hệ thống lại kiến thức đã học.

-Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự mâu thuẫn kiến thức cần thiết để đi vào tìm hiểu kiến thức mới.

b. Nội dung: Tìm hiểu các xác định “ai làm việc khỏe hơn’’,“Chọn thuê ai’’

c. Sản phẩm: Kết quả dự đoán tạo mâu thuẫn kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a. Mục tiêu:

So sánh được ai làm việc khoẻ hơn.

- So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

- So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b. Nội dung: Xác định ai làm việc khỏe hơn.

c. Sản phẩm: Hoàn thành C1, C2 và rút ra được kết luận

d. Tổ chức thực hiện:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 15: Công suất - Năm học 2020-2021 - Phan Văn Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HƯƠNG TRẠCH
Họ và tên giáo viên
Tổ: Khoa học tự nhiên
Phan Văn Giang

 Ngày 1 tháng 2 năm 2021
 Tên bài dạy: Bài 15 CÔNG SUẤT
 Môn: Vật Lý Lớp 8
 Thời gian 1 tiết
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người, vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
2. Năng lực 
- Năng lực tự học: Đọc tài liệu sgk, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất
- Trung thực, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Tranh hình 15.1 ( Máy chiếu)
2. Học sinh: 
- Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Sản phẩm 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: 
- Hệ thống lại kiến thức đã học.
-Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự mâu thuẫn kiến thức cần thiết để đi vào tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung: Tìm hiểu các xác định “ai làm việc khỏe hơn’’,“Chọn thuê ai’’
c. Sản phẩm: Kết quả dự đoán tạo mâu thuẫn kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức tình huống học tập
GV: Giao nhiệm vụ 
- Viết công thức tính công? Giải thích các kí hiệu và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức?
- Theo em thì ai làm việc khoẻ hơn, nên chọn ai để làm việc hiệu quả hơn.
HS: Thực hiện nhiệm vụ
- Dự đoán kết quả

A=F.s
 trong đó:
- F là lực tác dụng vào vật (N)
- A là công của lực F. (J)
- s là quãng đường vật dịch chuyển. (m)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Ai làm việc khoẻ hơn?
a. Mục tiêu:
So sánh được ai làm việc khoẻ hơn.
- So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.
- So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
b. Nội dung: Xác định ai làm việc khỏe hơn. 
c. Sản phẩm: Hoàn thành C1, C2 và rút ra được kết luận
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Sản phẩm
GV: Giao nhiệm vụ
1. Ai làm việc khỏe hơn?
Để kiểm tra dự đoán:
- Yêu cầu HS Hoạt động nhóm nhỏ hoàn thành C1.
- Y/c nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét: Nhìn vào kết quả ta có thể so sánh được ai làm việc khoẻ hơn không?
C2. GV đưa ra 4 phương án.
 a. So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
b. So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
c. So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.
d. So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
- Y/c hs rút ra kết luận
- Thông báo đại lượng công suất.

HS: Thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận hoàn thành nội dung C1.
- Báo cáo kết quả
a - Không được vì (t) của 2 người khác nhau.
b - Không được vì (A) của 2 người khác nhau.
- Rút ra kết luận

1. Ai làm việc khoẻ hơn
C1: AAn= FAn.h =10.P.h
 = 10.16.4 = 640(J)
 ADũng = FDũng.h = 15.P.h
 = 15.16.4 = 960(J)
C2: Chọn c và d vì
a - Không được vì (t) của 2 người khác nhau.
b - Không được vì (A) của 2 người khác nhau.
Công suất
a. Mục tiêu:
- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
b. Nội dung: Xác định ai làm việc khỏe hơn, công thức tính công suất 
c. Sản phẩm: Rút ra được kết luận
d. Tổ chức thực hiện:

2. Công suất
- Y/c hs nêu khái niệm công suất, 
Căn cứ khái niệm xác định công thức tính công suất.
- Nhận xét và chốt kiến thức
- Thông báo đơn vị của công suất
- Nêu khái niệm công suất
- Xác định công thức tính công suất
- Nắm được công thức tính công suất và đơn vị đo của công suất
2. Công suất
a. Khái niệm
- Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian, 
 - Kí hiệu: P
b. Công thức
Trong đó
A: Công cơ học (J)
t: Thời gian thực hiện công (s)
 P : Công suất (J/s)
c. Đơn vị công suất
Oát là đơn vị chính của công suất
1oát (W) = 1J/1s
1kW = 1000 W
1MW = 1000 kW = 1.000.000 W
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Bài tập C4, C5
c. Sản phẩm: Kết quả các bài tập C4, C5
d. Tổ chức thực hiện: 
GV: Giao nhiệm vụ
- Y/c hs hoạt động cá nhân hoàn thành nội dung C4
- Chỉ định hs trình bày nội dung C4
- Y/c hs nhận xét và tiến hành sữa sai nếu có.
- Hướng dẫn tóm tắt nội dung C5
- Y/c hs thảo luận phương án giải C5
- Y/c hs trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, đánh giá nội dung C5
HS: Thực hiện nhiệm vụ
- Hoàn thành nội dung C4 theo y/c
- Trình bày nội dung C4
- Tóm tắt nội dung C5
- Thảo luận phương án
- Trình bày nội dung C5
- Sửa nội dung bài tập vào vở

C4:
C5 
Cho biết 
tt = 2h=2.60.60 (s)
tm= 20phút = 20.60 (s)
At= Am= A
Giải : 
-Công suất của máy gấp 6 lần công suất của trâu.
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng vào đời sống, làm bài tập 
b. Nội dung: - Nhận biết các chỉ số thực tế, Bài tập vận dụng C6 sgk.
c. Sản phẩm: - Nhận biết các chỉ số thực tế, Kết quả C6 sgk.
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Giao nhiệm vụ
GV: đưa ra một số loại máy có chỉ số W yêu cầu HS nêu ý nghĩa chỉ số đó
Bàn là
1000W
Đèn dây tóc 
75W
- Y/c hs nghiên cứu nội dung C6 
HS: Thực hiện nhiệm vụ
- Nghiên cứu thảo luận nội dung và đưa ra phương án giải.
3. Vận dụng
- Công suất của máy bơm là 700W có nghĩa là trong 1s máy bơm thực hiện được 1 công có độ lớn là 700J
- Trong một giây bàn là tiêu thụ 
điện năng là 1000J (Thực hiện được một công 1000J)
- Trong một giây bóng đèn thực hiện được một công là 75J
Giải
1 giờ (3600s) ngựa đi được 
9km = 9000m
 A = F.s = 200. 9000 = 1800000(J)
 P = A/t = 1800000/3600 = 500 (W)
b) Chứng minh
Cách 2 
 P = 200. 2,5 = 500 (W)

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_bai_15_cong_suat_nam_hoc_2020_2021.doc