Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Tiết 21, Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện - Phạm Thị Đẹp

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng điện

I. Dòng điện

- C1. a: nước

 b: chảy

- C2.

- Nhận xét:

 .dịch chuyển .

* Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng

II. Nguồn điện

1. Các nguồn điện thường dùng.

- Nguồn điện: cung cấp dòng điện để các dụng cụ hoạt động.

- Mỗi nguồn điện có 2 cực: (+), (-).

- C3: các nguồn điện trong hình là: pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin cúc áo, ắcquy.

Hoạt động 3: Mắc mạch điện đơn giản

2. Mạch điện có nguồn điện.

Hoạt động 4: Vận dụng

III. Vận dụng:

C4: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua

- Đèn điện sáng cho biết có dòng điện chạy qua nó

- Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện.

C5: Đèn pin, radio, máy tính bỏ túi, máy ảnh tự động, đồ chơi điện tử, bộ phận điều khiển tivi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Tiết 21, Bài 19: Dòng điện. Nguồn điện - Phạm Thị Đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
22
Tiết PPCT
21
Bài 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp: 1 phút
 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút
- Có mấy loại điện tích? Tương tác giữa các điện tích?
 + Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
- Giải thích tại sao vào những ngày khô hanh, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
 + Khi chải đầu, lược và tóc bị cọ xát, cả hai đều nhiễm điện, nên lược hút và kéo tóc thẳng ra.
 3. Vào bài mới: Cho HS nêu nội dung đầu bài
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng điện
10 phút
- Treo tranh hình 19.1.
- Yêu cầu hs đối chiếu H19.1a, 19.1b hoàn thành.
- Tương tự với hình 19.1c và 19.1d hoàn thành C2.- Điện tích trên mảnh phin nhựa mất do đâu?
’ Vậy muốn đèn sáng lại phải làm ntn?
- Hs quan sát tranh.
- Hs đối chiếu 2 hình tìm sự tương tự.
- Hs hoàn thành.
- Chỉ cần thêm điện tích bằng cách cọ xát.
I. Dòng điện
- C1. a: nước
 b: chảy
- C2. 
- Nhận xét:
.dịch chuyển..
* Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng
10 phút
- Gv yêu cầu hs đọc thông tin trong SGK.
? Nguồn điện có tác dụng gì.
- Gv thông báo tên gọi 2 cực của pin, ac quy và kí hiệu của chúng.
- Kể tên các nguồn điện
- Hoàn thành C3
* Nội dung tích hợp BVMT:
- Vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây ( sấm) và giữa đám mây với mặt đất ( sét) vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ sung vào khí quyển,
+Tác hại:Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại (NO,NO2,)
- Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
- Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân.
- Hs đọc
- Pin, ac quy, ổ lấy điện trong gia đình.
- Hs làm việc cá nhân hoàn thành C3.
II. Nguồn điện
1. Các nguồn điện thường dùng.
- Nguồn điện: cung cấp dòng điện để các dụng cụ hoạt động.
- Mỗi nguồn điện có 2 cực: (+), (-).
- C3: các nguồn điện trong hình là: pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin cúc áo, ắcquy.
Hoạt động 3: Mắc mạch điện đơn giản
10 phút
- Yêu cầu hs quan sát hình 19.3.
? Kể tên nguồn điện.
- Nếu đèn không sáng, kiểm tra mạch tìm nguyên nhân và cách khắc phục?
- Nguồn điện (pin), khoá K, bóng đèn dây nối.
- Hs nhận dụng cụ, hoạt động theo nhóm.
- Các nhóm tiến hành kiểm tra
2. Mạch điện có nguồn điện.
Hoạt động 4: Vận dụng
5 phút
- GV lần lượt cho HS đọc và trả lời C4, C5.
- GV nhận xét và chốt lại đáp án.
- HS đọc và hoàn thành câu hỏi
- HS chú ý lắng nghe
III. Vận dụng:
C4: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua
- Đèn điện sáng cho biết có dòng điện chạy qua nó
- Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện.
C5: Đèn pin, radio, máy tính bỏ túi, máy ảnh tự động, đồ chơi điện tử, bộ phận điều khiển tivi...
4. Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Dòng điện là gì? Nguồn điện có tác dụng gì?
- Đèn điện sáng khi nào?
- Kể tên một số nguồn điện thường gặp
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2 phút)
- Học và làm bài 19.1 ’ 19.3
- Đọc “Có thể em chưa biết”
- Soạn trước Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
 Chất dẫn điện? Chất cách điện? VD? Dòng điện trong kl là gì?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..
	..

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_7_tiet_21_bai_19_dong_dien_nguon_dien.doc