Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy của gương cầu lồi, vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm, xác định vùng nhìn thấy của gương, so sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.

2. Kỹ năng.

Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng nhìn quan sát được trong gương phẳng.

3. Thái độ.

Học sinh có ý thức học tập bộ môn vật lí.

4.Hình thành phẩm chất năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học. Chịu khó, tự tin, tự lập.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI-BÀI TẬP

- Các câu hỏi, bài tập trong bài 9

III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ

- Quan s¸t, nhận xét.

- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng, sau bài giảng.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên.

 Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, SGK, SBT, tài liệu tham khảo.

2. Chuẩn bị của học sinh

 Vở ghi, SGK, Ôn lại các kiến thức đã học

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc108 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯƠNG QUANG HỌC
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
-> Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
-> Khi ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
-> -- Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng; ví dụ: Mặt trời, Đom đóm, ngọn nến...
 -- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó; ví dụ: mọi vật đưới ánh sáng ban ngày
-> Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
-> Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. 
-> -- Vùng bóng tối nằm ở phía sau vật cản và không
nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới, cón gọi là bóng đen.
-- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản và nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới, cón gọi là bóng mờ hay bán dạ.
-> --Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất thẳng hàng nhau.
 -- Nhật thực là hiện tượng Trái Đất đi vào vùng bóng tối của Mặt Trăng. (Mặt Trời -> Mặt Trăng -> Trái Đất)
-- Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất ( Mặt Trời -> Trái Đất -> Mặt Trăng).
-> -- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
-- Góc phản xạ bằng góc tới.( i’ = i )
-> * Tính chất tạo ảnh:
-- Gương phẳng: Ảnh ảo, ở sau gương và bằng vật; ảnh và vật đối xứng nhau qua gương.
-- Gương cầu lồi: luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-- Gương cầu lõm: vật ở gần gương cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật; di chuyển vật ra xa gương, đến một vị trí nào đó cho ảnh thật ở trước gương, ngược chiều với vật, độ lớn của ảnh tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
* Ứng dụng: -- Guơng phẳng: gương soi, kính tiềm vọng, thay đổi đường truyền của ánh sáng.
-- Gương cầu lồi: kính chiếu hậu.
- Hs tiếp nhận thông tin.
B- Bài tập:
Trả lời:
- Góc tới là 60o thì góc phản xạ cũng là 60o vì theo định luật phản xạ ánh sáng thì: 
i’= i = 60o. Vậy góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là: i’+ i = 60o + 60o = 120o.
- Hs tiếp nhận thông tin.
HĐ2: Ôn tập chương Âm học(20’)
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của nguồn âm?
+ Thế nào là dao động?
	+ Nêu khái niệm về tần số? đơn vị tần số là gì?
 	+ Giải thích vì sao âm có thể truyền được trong môi trường: rắn, lỏng, khí?
 + Biên độ dao động là gì?
 + Tai ta có thể nghe được âm từ bao nhiêu đến bao nhiêu?	
+ Nêu đặc điểm của quá trình truyền âm?	+
+ Khi nào thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn?
giới hạn ô nhiễm tiềng ồn là bao nhiêu?
- Tổ chức cho HS trả lời.
- Gv chốt lại các kiến thức trọng tâm.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: Đàn T’rưng của dân tộc Tây nguyên phát ra âm thanh rất hay khi người chơi gõ vào từng ống tre một. Bộ phận nào trong đàn phát ra âm?	
- yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt lại các ý đúng nhất.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: Dơi là động vật chuyên ăn đêm, trong đêm tối dơi bay lại không hề va chạm vào bất kỳ một vật cản nào? Tại sao? Thế nhưng khi dơi bay lạc vào trong nhà, nhiều khi lại va chạm vào đầu người ngồi trong nhà?
- Yêu cầu HS trả lời.
- Gv kết luận và chốt lại các ý đúng.
II. CHƯƠNG ÂM HỌC
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức thông qua các câu hỏi của gv.
 - Hs tham gia trả lời.
-> Các nuồn phát ra âm đều dao động.
-> Dao động là một chuyển động qua lại quanh một vị trí cho trước.
-> Số dao động trong một giây được gọi là tần số; Đơn vị tần số là héc ( ký hiệu là Hz)
-> Vì các chất rắn, lỏng khí được cấu tạo từ các hạt nguyên tử. Vì vậy khi nguồn âm dao động, nó làm cho các hạt nguyên tử ở sát nguồn âm dao động theo, những hạt này truyền dao động cho các hạt kế cận, cứ như thế dao động truyền đi xa.
-> Độ lệch lớn nhất của một dao động gọi là biên độ dao động.
-> Từ 20Hz – 20000hz
-> Trên đường truyền, nếu gặp vật cản, âm sẽ bị phản xạ lại.
 * Vật cứng, có bề mặt bóng, nhẵn, phản xạ âm tốt; vật mềm, có bề mặt gồ ghề, phản xạ âm kém; nếu âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp it nhất 1/15 giây thì ta nghe được tiếng vang.
-> Tiếng ồn ào và kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người gọi là ô nhiễm tiếng ồn; 70dB.
- Hs tiếp nhận thông tin.
B- Bài tập:
Trả lời: Khi gõ, từng ống tre một dao động. Vậy mỗi ống tre trong đàn dao động khi bị gõ đã phàt ra âm.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời: Dơi là động vật di chuyển trong bóng đêm, nhờ vào mắt và nhờ vào siêu âm. Nó phát ra sóng siêu âm và nhận sóng siêu ảm phản xạ về, nhờ đó mà tránh được các vật cản. Thế nhưng khi dơi lạc vào trong nhà và va chạm vào đầu người trong nhà, do tóc người có khả năng hấp thụ được sóng siêu âm do dơi phát ra, vì thế mà dơi không nhận dược sóng siêu âm phản xạ về, nên nó không cảm nhận được vật cản và bay thẳng vào đầu ta.
- Hs tiếp nhận thông tin.
HĐ 3. Củng cố.(4’)
 GV hệ thống lại các kiến thức cơ bản của chương I và chương II
HĐ 4. Hướng dẫn tự học ở nhà(1’). Về nhà các em trả lời một số câu hỏi. 
	- Ôn tập toàn bộ kiến thức chương I, II theo câu hỏi, bài tập vừa ôn
	- Chuẩn bị kiểm tra HKI.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
************************************************************
Ngày soạn : 26/12/2017
Ngày giảng: 27/12/2017
Kiểm diện:
Tiết 19 : KIỂM TRA HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 
1. Kiến thức: Kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong học kì I.
2. Kĩ năng:Coù kyõ naêng vaän duïng kieán thöùcù ñaõ hoïc giaûi moät soá baøi taäp. Reøn luyeän cho hoïc sinh coù kyõ naêng laøm baøi thi.
3.Thái độ: Coù tinh thaàn hoïc taäp ñoäc laäp, tích cöïc.
4. Hình thành năng lực, phẩm chất:Tự lập, tự tin, trung thực, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm +Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
BẢNG TRỌNG SỐ, SỐ CÂU, SỐ ĐIỂM CHỦ ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
T/s tiết
Tiết LT
Chỉ số
Trọng số
Số câu
Điểm số
LT
VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chủ đề 1:Quang học
9
8
2,4
6,6
15
41,25
3
2
2
4
Chủ đề 2. Âm học 
7
6
4,2
2,8
26,25
17,5
5
0
4
0
Tổng
16
14
9,8
6,2
41,25
58,75
8
2
6
4
MA TRẬN ĐỀ 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1. Quang học
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Nắm được tính chất của ảnh một vật tạo bởi gương phẳng.
- Hiểu được khi nào ta nhìn thấy được một vật
- Vẽ được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Giải thích được ứng dụng chính của gương gương cầu lồi trong thực tế.
Số câu hỏi
1
1
1
2
5
Số điểm
0,5
1
0,5
4
6.0
Tỉ lệ
5%
10%
5%
40%
60%
Chủ đề 2. Âm học
- Biết đặc điểm chung của nguồn âm, nhận biết được một số nguồn âm trong thực tế.
- Biết đơn vị tính độ to của âm.
- Biết các môi trường truyền âm, không truyền được âm.
- Hiểu và phân biệt được âm phản xạ, tiếng vang.
- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiểm tiếng ồn
- Nêu được 1 số biện pháp để làm giảm tiếng ồn
.
Số câu hỏi
3
1
1
5
Số điểm
1,5
0,5
2
4.0
Tỉ lệ
15%
5%
20%
40%
TS câu hỏi
5
3
2
10
TS điểm
3
3
4 
10 
Tỉ lệ
30%
30%
40%
100%
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN 
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm ) 
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1. Âm không thể truyền qua môi trường nào?
	A. Môi trường chất rắn.	 B. Môi trường chất lỏng.
	C. Môi trường chất khí.	 D. Môi trường chân không.
Câu 2. Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi?
A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.
B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng một lúc.
C. Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ.
D. Âm phản xạ gặp vật cản.
Câu 3. Mắt ta nhìn thấy một vật khi nào?
	A. Khi ta nhìn thẳng về phía vật đó.	 
	B. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
	C. Khi ta đứng ở nơi có ánh sáng.	 
	D. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Câu 4. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây:
	A. Là ảnh ảo, lớn hơn vật.	B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
	C. Là ảnh ảo, bằng vật.	 D. Là ảnh thật, bằng vật.
Câu 5. Đơn vị tính độ to của âm là:
	A. Héc(Hz).	B. Đề-xi-ben(dB)	 C. Niutơn(N) 	D. Mét(m)
Câu 6. Vật nào sau đây được coi là nguồn âm:
	A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu.
B. Chiếc còi đặt trên bàn.	
	C. Cái trống để trên ssan trường. 	
D. Cái âm thoa đặt trên bàn.
 II. TỰ LUẬN (7 điểm ) 
Câu 1 (1,0 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 2 (2 điểm) 
Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng?
M
N
A
B
Câu 3 (2 điểm) 
 Cho vật AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. 
Dựa vào tính chất của ảnh một vật tạo bởi gương 
phẳng hãy vẽ ảnh A'B' của AB qua gương phẳng.
Câu 4 (2,0 điểm)	
a) Khi nào tiếng ồn được xem là ô nhiễm? 
b) Nêu một số biện pháp cụ thể để làm giảm tiếng ồn? 
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Mỗi câu chọn đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
D
C
B
A
II. Tự luận: (7,0 điểm) 
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng:	 
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
0,5
0,5
Câu 2
Người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành 
khách ngồi sau lưng. 
- Người đó không dùng gương cầu lõm vì gương cầu lõm chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của các vật ở gần sát gương, có một số vị trí của vật người lái xe không quan sát được ảnh trong gương.
- Người đó không dùng gương phẳng mà dùng gương cầu lồi 
vì gương cầu lồi quan sát được một vùng rộng hơn ở phía sau.
1
1
Câu 3
M
N
A
B
A'
B'
2
Câu 4
a) Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt bình thường của con người.	
b) Một số biện pháp cụ thể để làm giảm tiếng ồn:	
- Tác động vào nguồn âm: Làm giảm độ to của âm phát ra.
- Phân tán âm trên đường truyến: trồng nhiều cây xanh, treo rèm cửa,......
- Ngăn chặn đường tryền âm: Xây tường chắn, đóng cửa, ...
1
1
Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà đúng thì vẫn được đủ điểm từng phần như đáp án quy định.
Ngày soạn : 03/01/2018
Ngày giảng: 04/01/2018
Kiểm diện:
Tiết 20. Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
 	Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)
2. Kỹ năng.
 	Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
3. Thái độ.
 	Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung
4.Hình thành phẩm chất năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học. Chịu khó, tự tin, tự lập.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI-BÀI TẬP
Câu hỏi SGK, SBT
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Quan s¸t, nhận xét.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng, sau bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh 
 Mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông (thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 130 x 250 mm, 1 quả cầu nhựa xốp (hoặc bấc) đường kính 1 hoặc 2 cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước 150 x 150 mm, cẩn phải sấy khô nếu thời tiết ẩm, 1 số mẫu giấy vụn, 1 mảnh tôn kích thước khoảng ( 80 x 80 mm), 1 mảnh nhựa kích thước (130 x 180 mm), 1 bút thử điện thông mạch (hoặc 1 bóng đèn nêon của bút thử điện)
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút 
các vật khác(15’)
Y/c HS đọc thí nghiệm 1, nêu các dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. 
-Các lưu ý trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh ni lông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xãy ra chưa ?
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm.
 GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách cọ xát. 
-Khi đưa mảnh nhựa sau khi đã cọ xát đến gần giấy vụn thì có hiện tượng gì xãy ra. 
-Nhóm khác nhận xét rồi rút ra kết luận chung.
I. Vật nhiễm điện:
Thí nghiệm 1: 
(SGK)
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.
Hoạt động 2: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.(20’)
Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát có thể hút các vật khác ? 
-Các nhóm đưa ra phương án kiểm tra.
HS suy nghĩ rồi đưa ra phương án trả lời.
 -GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ? 
*B1: Chbị một mảnh phim nhựa chưa cọ xát ->chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng được bố trí như vẽ -> bút thử điện kg sáng. 
*B2: Dùng len, dạ cọ xát tấm phim -> dùng bút thử điện sáng. C/nhóm tiến hành th/ng.
 -GV kiểm tra việc tiến hành th/ng của một số nhóm, nếu hiện tượng xảy ra chưa đạt thì giải thích cho học sinh nguyên nhân.. 
GV làm lại thí nghiệm cho học sinh quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kết luận 2.
 -GV thông báo các vật bị cọ xát có khả nănghút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện, các hiện tượng đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Thí nghiệm 2: 
(SGK)
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng đèn bút thử điện.
Hoạt động 3: Vận dụng(5’)
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 và C3
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
II. Vận dụng: 
C1: Khi chải tóc lược nhựa và tóc đều nhiễm điện do đó lược nhựa kéo tóc thẳng ra.
C2: Khi thổi vào mặt bàn, luồn gió làm bụi bay đi. Khi cánh quạt quay nó va chạm với không khí làm cánh quạt nhiễm điện nên nó hút các hạt bụi bám vào cánh quạt.
C3: Khi lau kính thì kính bị nhiễm điện
HĐ4. Củng cố, luyện tập.(4’)
- Để một vật bị nhiễm điện ta dùng cách nào?
- Một vật khi bị nhiễm điện thì có khả năng gì?
HĐ5. Hướng dẫn tự học ở nhà.(1’)
- Về nhà các em xem lại nội dung bài học.
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 16.1-> 16.5 ở SBT.
- Chuẩn bị trước bài 18 Hai loại điện tích.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
*******************************************************
Ngày soạn : 07/01/2018
Ngày giảng: 08/01/2018
Kiểm diện:
Tiết 21. Bài 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
	Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
2. Kỹ năng.
Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
3. Thái độ.
Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
4.Hình thành phẩm chất năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học. Chịu khó, tự tin, tự lập.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI-BÀI TẬP
Câu hỏi SGK, SBT
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Quan s¸t, nhận xét.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng, sau bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bảng phụ, phấn màu.
- Một bút chì, 1kẹp giấy, 1 thanh thuỷ tinh
- Một thước bằng nhựa, một mảnh tôn, giấy vụn... 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Một bút chì, 1kẹp giấy, 1 thanh thuỷ tinh, một thước bằng nhựa, một mảnh tôn, giấy vụn... 
- Đọc trước Bµi 18. Hai loại điện tích
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1. Kiểm tra bài cũ.(5’)
HS1: ? Có thể làm 1 vật nhiễm điện bằng cách nào? Làm thí nghiệm chứng minh.
GV nhận xét cho điểm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu hai loại điện tích(20’)
Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1:
Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra với 2 tấm ni lông.
HS: Đại diện nhóm lên nhận xét hiện tượng xẫy ra.
Hai mảnh ni lông khi cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vsao?
Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không ?
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H18.2 .
 Khi chưa cọ xát các em đưa hai thanh nhựa đến gần thì có hiện tượng gì xảy ra?
 Khi cọ xát ở đầu thước nhựa và đưa lại gần thì có hiện tượng gì xảy ra?
Nếu hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau, chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm để kiểm tra điều này. 
HS:Tiến hành th/ng và đưa ra nhận xét.
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm.
Lưu ý:Học sinh tiến hành theo các bước.
Vì sao các em biết thanh thủy tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại?
I. Hai loại điện tích. 
Thí nghiệm 1: (SGK)
+ Trước khi cọ xát hai mảnh ni lông không có hiện tượng gì.
 + Sau khi cọ xát hai mảnh ni lông đẩy nhau.
 =>Hai vật giống nhau cùng là ni lông cọ xát vào một vật do đó hai mảnh ni lông phải nhiễm điện giống nhau. 
Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô -> đẩy nhau.
 Nhận xét: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và được đặc cùng nhau thì chúng đẩy nhau.
Thí nghiệm 2: 
 (SGK)
Nhận xét: Thanh nhựa sẩm màu và thanh thủy tinh khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử(10’)
-GV treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4
Yêu cầu học sinh đọc phần cấu tạo đơn giản của nguyên tử.
Nguyên tử được cấu tạo như thế nào?
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: 
Nguyên tử: 
-Hạt nhân (mang điện tích dương)
-Các êlectrôn (mang điện tích âm)
+ Tổng điện tích âm có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương ->nguyên tử trung hòa về điện.
+ Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Hoạt động 4: Vận dụng(5’)
Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi vận dụng.
Hs đọc, trả lời C2, C3, C4 ?
III. Vận dụng:
C2 : Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3 : Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau.
C4: Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu “+” và 3 dấu “-“); thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu “-“ và 4 dấu “+”).Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn; Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn. 
HĐ5. Củng cố, luyện tập.(4’)
- Có mấy loại điện tích? 
- Khi nào các vật đến gần với nhau thì đẩy nhau, hút nhau?
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài.
HĐ6. Hướng dẫn tự học ở nhà.(1’)
- Qua bài học các em cần học thuộc phần ghi nhớ.
- Về nhà làm bài tập 18.1; 18.2; 18.3; 18.4 (SBT).
- Chuẩn bị trước bài 19 Dòng điện – Nguồn điện.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
***********************************************************
Ngày soạn : 14/01/2018
Ngày giảng: 15/01/2018
Kiểm diện:
Tiết 22. Bài 19. DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
 	 Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn điện.
2. Kỹ năng. Làm thí nghiệm, sử dụng bút thử điện
3. Thái độ. Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
4.Hình thành phẩm chất năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học. Chịu khó, tự tin, tự lập.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI-BÀI TẬP
Câu hỏi SGK, SBT
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Quan s¸t, nhận xét.
- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng, sau bài giảng.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Cả lớp: Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 (SGK) 1 nguồn điện .
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Mỗi nhóm: Một số loại pin thật (mỗi loại 1 chiếc), 1 mảnh tôn kích thước khoảng(80 x 80)mm, 1 mảnh nhựa kích thước khoảng (130 x 180)mm, 1 mảnh len.1 bút thử điện thông mạch ( hoặc bóng đèn nê on của bút thử điện), 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2017_2018.doc