Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012

I - Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Mô tả TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được bản chất dòng điện.

- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện và nhận biết được nguồn điện thường dùng.

2. Kĩ năng:

- Mắc và kiểm tra đảm bảo một đoạn mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc và yêu thích khoa học bộ môn.

II. Chẩn bị:

Chẩn bị cho cả lớp: 1 bút thử điện, 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh kim loại, 1 đôi pin.

Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 khoa, 1 bóng đèn, 1 giá lắp pin dây nối và bảng lắp.

III - Các hoạt động dạy học.

1, Ổn định tổ chức lớp:

2, Kiểm tra bài cũ:

* Có mấy loại điện tích? Là những điện tích nào? Chúng đặt gần nhau chúng tương tác với nhau như tyhế nào?

* Em hãy trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử? Một vật nhiễm điện âm khi nào, nhiễm điện dương khi nào?

3, Bài mới:

 

doc50 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lượt : hạt nhân, electrôn, tính trung hoà về điện, electôn tự do 
Hs lắng nghe. 
Hs suy nghĩ dự đoán.
I- hai loại điện tích
*Thí nghiệm1: 
Nhóm trưởng nhận dụng cụ 
Các nhóm làm TN0 theo yêu cầu 1 và quan sát hiện tượng.
Các nhóm làm TN0 theo yêu cầu 2 và quan sát hiện tượng
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm làm TN theo yêu cầu 3 và quan sát hiện tượng
Hs hoàn thành nhận xét1.
Nhận xét1: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng dẩy nhau.
Hs nhận xét bổ xung
* Thí nhiệm 2:
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm làm TN và quan sát hiện tượng.
Hs hoàn thành nhận xét2.
Nhận xét2: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
Hs hoàn thành kết luận và có thể ghi chép 
Kết luận: Có hai loại điện tích . Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau , mang điện tích khác loại thì hút nhau.
Quy ước: Thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương(+); thanh nhựa sẫm cọ xát vào vải khô là điện tích âm(-)
Hs làm câu C1.
II- sơ lược cấu tạo nguyên tử
Hs lắng nghe và nghiên cứu tài liệu.
Hs quan sát tranh H.18.4; lắng nghe.
Hs có thể ghi chép 
Hs lần lượt trả lời các câu C2, C3, C4. 
Và nhận xét bổ xung.
4, Củng cố:
- Gv mời học sinh đọc “ ghi nhớ” 
- Hai vật nhiễm điện cùng loại lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng gì? Hai vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau thì xảy ra hiện tượng gì?
- Em hãy xác định loại điện tích trong các trường hợp.
IV/Nhận xét, đánh giá, hướng dẫn về nhà 
- GV: Nhận xét, đánh giá tiết học
- VN: Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN đọc trước bài 19
* Bổ sung: 	
*****************************************************
Tuần : 22 Ngày soạn: 
Tiết : 22 Ngày giảng: 
Bài 19: dòng điện nguồn điện
I - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Mô tả TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được bản chất dòng điện.
- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện và nhận biết được nguồn điện thường dùng.
2. Kĩ năng:
- Mắc và kiểm tra đảm bảo một đoạn mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc và yêu thích khoa học bộ môn.
II. Chẩn bị:
Chẩn bị cho cả lớp: 1 bút thử điện, 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh kim loại, 1 đôi pin.
Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 khoa, 1 bóng đèn, 1 giá lắp pin dây nối và bảng lắp.
Iii - Các hoạt động dạy học.
1, Ổn định tổ chức lớp: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
* Có mấy loại điện tích? Là những điện tích nào? Chúng đặt gần nhau chúng tương tác với nhau như tyhế nào?
* Em hãy trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử? Một vật nhiễm điện âm khi nào, nhiễm điện dương khi nào?
3, Bài mới:
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tình huống học tập.
Có điện thật tiện lợi nó giúp con người tạo ra nhiều thứ hơn, nó còn phục vụ cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Các thiết bị điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện là gì? 
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.19.1-a,b 
Gv nêu câu hỏi:
1. Điện tích trong mảnh phim nhựa như yếu tố gì trong bình A?
2. mảnh tôn như ống thoat nước không?
3. Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự nước trong bình nào giảm đi?
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận câu C2. 
Gv thông báo kết luận về dòng điện.
Gv để nhận biết có dòng điện hay không ta căn cứ vào đâu?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng.
1. Em hãy kể tên các nguồn điện thường dùng mà em biết? 
2. Các nguồn điện trên có tác dụng như thế nào?
3. Nguồn điện có mấy cực? Kí hiệu như thế nào?
Gv mời học sinh trả lời câu C3.
Gv mời học sinh lên chỉ cực dương cực âm của nguồn điện.
Hoạt động 4: Mắc mạch điện gồm pin, đèn, công tắc.
Gv giới thiệu dụng cụ.
Gv phát dụng cụ 
Gv yêu cầu các nhóm lắp mạch điện theo H.19.3
Gv thu lại kết quả của các nhóm và tạo ra tình huống làm đèn không sáng.
Gv tại sao đèn không sáng? 
Hs lắng nghe. 
Hs suy nghĩ trả lời
I- dòng điện
Hs quan sát
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi.
Các nhóm thảo luận trả lời câu C2
Các nhóm treo kết quả thảo luận.
Hs hoàn thành nhận xét
Nhận xét : Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích chuyển động qua nó.
Hs lắng nghe và có thể ghi chép
*Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng.
Hs dự đoán.
II- nguồn điện
1. Các nguồn điện thường dùng
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi.
* Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
Hs lên trả lời câu C3.
Hs lên chỉ các cực của nguồn điện.
2. Mạch điện có nguồn điện.
Hs quan sát lắng nghe.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm lắp mạch điện theo H.19.3
Các nhóm nộp kết quả của nhóm mình.
Các nhóm tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục . 
Hs lắng nghe
4, Vận dụng: 
Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân câu C4 rồi mời đứng tại chỗ đọc kết quả của mình. 
Gv mời học sinh trả lời câu C5.
Gv mời học sinh khá giỏi trả lời câu C6.
5, Củng cố:
- Gv mời học sinh đọc “ ghi nhớ” 
- Dòng điện là gì? Làm thế nào để nhận biết dòng điện? 
- Nguồn điện có tác dụng gì? Đặc điểm chung của các nguồn điện là gì?
IV/Nhận xét, đánh giá, hướng dẫn về nhà 
- GV: Nhận xét, đánh giá tiết học
- VN: Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN đọc trước bài 20
* Bổ sung: 	
*************************************************
Tuần : 23 Ngày soạn: 
Tiết : 23 Ngày giảng: 
Bài 20: chất dẫn điện - chất cách điện
Dòng điện trong kim loại
I - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được chất như thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện
- Kể tên được một số vật dẫn điện, vật cách điện.
- Nêu được và hiểu bản chất dòng điện trong kim loại.
2. Kĩ năng:- Làm TN, kĩ năng phân tích và so sánh.
3. Thái độ:- Yêu thích bộ môn và tinh thần đoàn kết nhóm.
II. Chẩn bị:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 khoá, 1 bóng đèn, 1 giá lắp pin, 1 vỏ kẹp , 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn dây nhôm, 1 miếng sứ, 1 thanh thuỷ tinh, 1 đoạn vỏ nhựa, dây nối và bảng lắp.
III - Các hoạt động dạy học.
1, ổn định lớp: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
* Dòng điện là gì? Làm thế nào để nhận biết có dòng điện?
* Nguồn điện có vai trò gì ? Nguồn điện có mấy cực? Các cực của nguồn điện kí hiệu như thế nào?
3, Bài mới:
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Tình huống học tập.
Dòng điện ở mạch điện gia đình nếu chạy trực tiếp qua cơ thể người sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. vì vậy tất cả các dụng cụ và thiết bị điện ( dây điện, công tắc , phích cắm điện, bóng đèn, quạt điện..) đều phải được chế tạo đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chúng gồm những bộ phận dẫn điện và những bộ phận cách điện.
Hoạt động2: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu
* Chất dẫn điện là gì? Vật dẫn điện là vật như thế nào?
* Chất cách điện là gì? Vật cách điện là vật như thế nào?
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.20.1
Gv yêu cầu học sinh hoạt động nhóm theo yêu cầu của câu C1. 
Gv yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
Hoạt động3: Xác định vật dẫn điện và vật cách điện.
Gv giới thiệu dụng cụ và nêu yêu cầu của TN
Gv giới thiệu cách làm TN.
+TH:Đèn sáng thì vật cho dòng điện đi qua
+TH: Đèn không sáng thì vật không cho dòng điện đi qua.
Gv yêu cầu cách nhóm tìm vật dẫn điện, vật cách điện ghi vào bảng SgK- T56.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
Gv mời học sinh nhận xét kết quả tìm của các nhóm
Gv mời học sinh làm câu C2.
Gv mời học sinh trả lời câu C3. 
Gv giới thiệu chất dẫn điện và chất cách điện không có danh giới rõ rệt.
Hoạt động5: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại.
Gv giới thiệu kim loại.
*Trong nguyên tử hạt nào mang điện dương, hạt nào mang điện âm?
Gv giới thiệu electrôn tự do dựa vào H.20.3
Gv mời học sinh trả lời câu C5. 
Gv treo tranh H.20.4 và mời học sinh lên bảng trả lời câu C6.
Gv yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận
Hs lắng nghe. 
Hs suy nghĩ trả lời
I- chất dẫn điện và chất cách điện 
Hs đọc tài liệu.
Hs trả lời và có thể ghi chép 
* Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
* Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Hs quan sát 
Các nhóm thảo luận trả lời câu C1. 
Hs trình bầy kết quả thảo luận và nhận xét.
* Thí nghiệm:
Hs quan sát và lắng nghe.
Hs quan sát cách làm TN.
Các nhóm làm TN và ghi kết quả vào bảng
Hs nhận xét kết quả của nhóm khác
Hs làm câu C2.
Hs trả lời câu C3
Hs lắng nghe.
II- dòng điện trong kim loại
1. Êlectrôn tự do trong kim loại
Hs lắng nghe.
Hs trả lời và có thể tự ghi chép
Hs quan sát và lắng nghe
Hs trả lời câu C5.
2. Dòng điện trong kim loại
Hs quan sát và trả lời câu C6
Hs hoàn thành kết luận
Kết luận: Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
4, Vận dụng: 
Gv mời 3 học sinh lên bảng làm các câu C7, C8, C9.
5, Củng cố:
- Gv mời học sinh đọc “ ghi nhớ” 
- So sánh chất dẫn điện và chất cách điện?
- Dòng điện trong kim loại là gì? Dòng điện trong kim loại có gì khác so với dòng điện?
IV/Nhận xét, đánh giá, hướng dẫn về nhà 
- GV: Nhận xét, đánh giá tiết học
- VN: Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN đọc trước bài 21.
* Bổ sung: 	
****************************************************
 Tuần : 24 Ngày soạn: 
 Tiết : 24 Ngày giảng: 
Bài 21: sơ đồ mạch điện - chiều của dòng điện
I - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Vẽ đúng sơ đò một mạch điện thực loại đơn giản.
- Biểu điễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
2. Kĩ năng:
- Mắch đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, yêu khoa học và yêu lao động.
II. Chẩn bị:
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 khoá, 1 bóng đèn, 1 giá lắp pin, dây nối và bảng lắp.
- Tranh vẽ các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện.
- Tranh vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản.
Iii - Các hoạt động dạy học.
1, ổn định lớp: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
* Chất dẫn điện là gì? Lấy 5 VD là vật liệu làm từ chất dẫn điện?
* Chất cách điện là gì? Lấy 5 VD là vật làm từ chất cách điện?
* Dòng điện trong kim loại là gì? Dòng điện trong kim loại có chiều như thế nào so với dòng điện?
3, Bài mới:
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Tình huống học tập.
Các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng như yêu cầu cần có?
Hoạt động2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện như hình vẽ.
Gv treo bảng phụ và giới thiệu kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện.
Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân câu C1, C2 ra giấy của mình.
Gv mời học sinh lên bảng làm C1, C2. 
Gv phát dụng cụ.
Gv yêu cầu các nhóm làm theo yêu cầu của câu C3.
Gv hướng dẫn kiểm tra các nhóm
Hoạt động3: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện theo quy ước.
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu
* Chiều của dòng điện có chiều như thế nào?
Gv mời học sinh lên biểu diễn chiều dòng điện.
* Chiều của dòng điện có chiều như thế nào so với chiều dòng điện trong kim loại?
Gv treo bảng phụ H.21.1 và yêu cầu học sinh làm câu C5. 
Hoạt động 4. Vận dụng
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.21.2 
Gv mời học sinh trả lời câu C6- a.
Gv yêu cầu học sinh hoàn thành yêu cầu câu C6-b ra giấy nháp rồi mời lên bảng trình bầy.
Hs suy nghĩ trả lời
I- sơ đồ mạch điện 
1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện
Hs quan sát có thể ghi chép.
2. Sơ đồ mạch điện 
Hs làm việc cá nhân câu C1 và C2 ra giấy 
Hs lên bảng trình bầy kết quả của mình
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm làm TN theo yêu cầu câu C3
II- chiều dòng điện
Hs đọc tài liệu
Hs trả lời và có thể tự ghi chép
* Quy ước về chiều dòng điện:
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Hs lên bảng biểu diễn chiêu dòng điện.
Hs trả lời 
Hs quan sát và trả lời câu C6
HS trả lời cõu hỏi .
4. Củng cố:
- Gv mời học sinh đọc “ ghi nhớ” 
- Chiều dòng điện có chiều như thế nào?
- Sơ đồ mạch điện biểu diễn những gì?
5. Dặn dũ: 
- VN: Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN đọc trước bài 22 và phần “ Có thể em chưa biết”
* Bổ sung: 	
******************************************************
Tuần : 25 Ngày soạn: 
Tiết : 25 Ngày giảng:
Bài 22 : tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
I - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên.
- Mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn.
2. Kĩ năng:- Quan sát làm và làm TN
 - Vận dụng lấy ví dụ cho từng tác dụng của dòng điện
3. Thái độ: - Tinh thần hoạt động nhóm, nghiêm túc và yêu bộ môn.
II. Chẩn bị:
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 đèn bút thử điện, 1 đèn led, dây nối, gia lắp pin và bảng lắp.
- Gv chuẩn bị cho cả lớp tranh vẽ H. 22.1, H. 22.2 , H.22.3, H.22.4, H.22.5, bảng nhiệt độ nóng chảy, dụng cụ TN H .22.2.
Iii - Các hoạt động dạy học.
1, ổn định lớp: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
Hóy vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện (1pin), 1 khoá, 1 bóng đèn và dây nối.
3, Bài mới:
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Tình huống học tập.
Em hãy kể một số vai trò của điện trong đời sống?
Đó là những tác dụng của dòng điện. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu 2 trong nhiều tác dụng đó.
Hs suy nghĩ trả lời
Hs lắng nghe
Hoạt động2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện.
Gv mời học sinh trả lời câu C1.
Gv treo tranh H. 22.1 và yêu cầu các nhóm lắp mạch điện theo H. 22.1 và thảo luận hteo nhóm câu C2 a,b
Gv dùng bóng đèn sợi đốt giới thiệu C2 
Gv treo bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất 
• Vì sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vônfram?
• Dòng điện chạy qua dây sắt, đồng có nóng lên hay không?
Gv làm TN H.22.2
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu C3 a,b
Gv treo kết luận yêu cầu học sinh hoàn thành
Gv yêu cầu học sinh trả lời câu C4
Gv giới thiệu thêm tác dụng của cầu chì (dây chì) 
Hoạt động3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện.
Gv phát dụng cụ và treo tranh H.22.3
Gv yêu cầu học sinh trả lời câu C5. 
Gv yêu cầu các nhóm làm TN thay đèn pin bằng đèn bút thử điện ở H. 22.1và trả lời câu C6
Gv treo kết luận và yêu cầu học sinh hoàn thành 
Gv treo tranh H. 22.4
Gv giới thiệu hai bản kim loại của đèn led
Gv phát đèn led cho các nhóm làm TN thay đèn bút thử điện bằng đèn led trong H.22.1
• Nhóm nào sáng, nhóm nào không sáng?
• Khi đèn sáng và đèn không sáng thì bản cực to nối với về cực nào của nguồn điện?
Gv treo kết luận mời học sinh hoàn thành
Hoạt động 4. Vận dụng
Gv treo câu C8 yêu cầu học sinh trả lời
Gv treo sơ đồ H. 22.5 yêu cầu học sinh đọc câu C9 và trả lời câu C9
I- tác dụng nhiệt
Hs trả lời câu C1
Hs quan sát, các nhóm làm TN và thảo luận trả lời câu C2a,b
Hs lắng nghe
Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs quan sát 
Các nhóm thảo luận trả lời câu C3a,b 
Hs hoàn thành kết luận
Kêt luận 1: 
- Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.
- Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
Hs trả lời câu C4
Hs lắng nghe
II- Tác dụng phát sáng 
1. Bóng đèn bút thử điện
Nhóm trưởng nhận dụng cụ 
Hs quan sát và so sánh
Hs trả lời câu C5 
Các nhóm làm TN và thảo luận trả lời câu C6
Hs hoàn thành kết luận 
Kết luận 2: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
2. Đèn Điôt phát quang ( Đèn Led)
Hs quan sát và lắng nghe.
Các nhóm làm TN
Hs các nhóm trả lời
Các nhóm quan sát và trả lời.
Khi đèn sáng thì bản kim loại nhỏ được nối với cực dương.
Hs hoàn thành kết luận 
Kết luận 3: Đèn Điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.
HS trả lời cõu C8 và C9.
4. Củng cố:
- Qua bài học này ta cần nắm những gì?
- Gv mời học sinh đọc “ ghi nhớ” 
5. Dặn dũ: 
- VN: Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN đọc trước bài 23
* Bổ sung: 	
*************************************************
Tuần : 26 Ngày soạn:
Tiết : 26 Ngày giảng:
Bài 23: tác dụng từ, tác dụng hoá học và
tác dụng sinh lí của dòng điện
I - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được TN của một số thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
- Mô tả được TN về tác dụng hoá học của dòng điện.
- Nêu được biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể.
2. Kĩ năng:- Làm TN, quan sát TN và phân tích phát hiện kiến thức.
3. Thái độ:- Nghiêm túc, linh hoạt và đoàn kết nhóm.
II. Chuẩn bị:- Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 NCVC, 1 chuông điện, 1 NC điện, 1 bình điện phân, dung dịch CuSO4, 1 bóng đèn, 1 công tắc, dây nối và tranh vẽ sơ đồ chuông điện.
Iii - Các hoạt động dạy học.
1, ổn định lớp: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
* Em hãy nêu tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện?
3, Bài mới:
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Tình huống học tập.
Hãy quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở đầu chương 3. Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?
Hoạt động2: Tìm hiểu nam châm điện
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu
• NC điện có gì khác so với NCVC hay không?
Gv phát dụng cụ. 
Gv mời học sinh so sánh giữa NC điện với NCVC.
Gv yêu cầu các nhóm lắp mạch điện theo H. 23.1 rồi thực hiện các yêu cầu câu C1
Gv mời học sinh hoàn thành kết luận 
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.
Gv giới thiệu dụng cụ của TN và màu sắc trước TN của các thỏi than.
Gv mắc sơ đồ H.23.3 
Gv mời học sinh trả lời câu C5
Gv dừng TN 
Gv mời học sinh trả lời câu C6
Gv giới thiệu màu trên là màu của kim loại đồng. Dưới tác dụng của dòng điện đồng tách khỏi dung dịch CuSO4. Đó là tác dụng hoá học của dòng điện.
Gv yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận
Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện 
• Điện giật là gì?
Gv yêu cầu học sinh đọc phần III
• Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại ? Khi nào có lợi? Khi nào có hại?
Gv giới thiệu trường hợp có lợi, có hại
Hoạt động 5. Vận dụng
Gv yêu cầu học sinh trả lời câu C7, C8.
Hs suy nghĩ trả lời
I- Tác dụng từ 
1. Tác dụng từ của Nam Châm.
Hs đọc tài liệu
Hs so sánh dự đoán
2. Nam châm điện
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm quan sát, so sánh
Các nhóm lắp mạch điện theo H. 23.1 rồi thực hiện theo yêu cầu của C1
Hs hoàn thành kết luận
Kết luận: 
1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện
2. Nam châm điện có tác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. 
II- tác dụng hoá học
Hs quan sát
Hs quan sát cách mắc của giáo viên.
Hs trả lời câu C5
Hs quan sát 
Hs trả lời câu C6
Hs lắng nghe có thể nghi chép
Hs hoàn thành kết luận
Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp kim loại đồng.
III- tác dụng sinh lí
Hs đọc tài liệu
Hs trả lời 
Hs lắng nghe và có thể nghi chép
HS trả lời cõu C7, C8.
4. Củng cố:
- Gv mời học sinh đọc “ ghi nhớ” 
- Em hãy nêu những biểu hiện của tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lí?
5. Dặn dũ 
- VN: Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
* Bổ sung: 
Tuần : 27 Ngày soạn: 
Tiết : 27 Ngày giảng: 
ễN TẬP
I - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản từ bài 17 đến bài 23 của chương
2. Kĩ năng:- Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan
3. Thái độ:- Tinh thần đoàn kết nhóm nghiêm túc, tính cẩn thận và tính tự lực.
II – chuẩn bị:Chẩn bị cho bảng phụ hoặc máy chiếu. 
III - Các hoạt động dạy học.
1, ổn định lớp: 
2, Kiểm tra bài cũ: 
3, Bài mới:
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Ôn lại kiến thức cơ bản
Câu I: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 
Gv chiếu (treo) lần lượt các bài tập
1) Để nhận biết một vật nhiễm điện
A. Hai vật cọ xát vao nhau.
B. Cọ xát với vật khác làm nóng vật.
C. Sauk hi cọ xát có khả năng hút được các vật nhẹ 
D. khi cọ xát với nhau hai vật có điện tích.
2) Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích 
A. Một ống bằng gỗ. B. Một ống bằng thép.
C. Một ống bằng giấy. D. Một ống bằng nhựa
3) Hai quả cầu bằng nhựa, có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau
A. Hút nhau. 
B. Đẩy nhau
C. Có lúc hút nhau, có lúc đẩy nhau.
D. Không có lực tác dụng.
4) Những hạt mang điện nào có thể tạo thành dòng điện 
A. Hạt nhân mang điện dương

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ky_ii_nam_hoc_2011_2012.doc