Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020

I. MUÏC TIEÂU CẦN ĐẠT:

1/ Kiến thức

- Hs nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng)

 - Rèn kỹ năng lắp ráp thí nghiệm, phân tích thí nghiệm, hiện tượng.

2/ Kĩ năng

 - Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, xử lý các thông tin thu thập được.

3/ Thái độ: yêu thích môn học làm việc nghiêm túc, có thái độ hợp tác trong trong thảo luận.

4/ Định hứng phát triển năng lực: Hơp tác trong làm thí nghiệm, tự chủ và tự học

5/ Tích hợp: Giáo dục nghề nghiệp .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên:

- Một xe lăn, một máng nghiêng, một lò xo, một lò xo lá tròn, một hòn bi, một sợi dây.

 2. Hoïc sinh

 Học bài và xem sách giáo khoa bài mới trước ở nhà

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

1. On định lớp:

Lớp 61: vắng .

Lớp 62: vắng .

Lớp 63: vắng .

2. Kiểm tra bài cũ: 5ph

- Lực là gì?

- Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ vật chịu tác dụng hai lực cân bằng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

 

doc81 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù: Trước mỗi lần đo thể tích phải lau khô sỏi. Đo đạc đến đâu ghi đến đó.
Gv theo dõi, đánh giá ý thức hoạt động của các nhóm.
HĐ 2: TỔNG KẾT 
Tổng kết đánh giá buổi thực hành.
Đọc tài liệu.
Đo khối lượng của sỏi.
Đo thể tích của sỏi.
Tính toán và hoàn thiện mẫu báo cáo.
Kiểm tra lại mẫu báo cáo và nộp lại cho gv.
I. Thực hành:
II. Mẫu báo cáo:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
	Hãy đưa ra biện pháp tính khối lượng riêng của 1 vật.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
Xem trước bài “Máy cơ đơn giản”.
Tuần 15: từ ngày 26/11/ 2018 đến ngày 01/12/ 2018
Ngày soạn:25/11/ 2018 
Ngày dạy:27/11/ 2018 
 Bài 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức
- Biết tiến hành thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
- Kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng.
2/ Kĩ năng: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, xử lý các thơng tin thu thập được.
3/ Thái độ: yêu thích môn học làm việc nghiêm túc, có thái độ hợp tác trong trong thảo luận nhóm.
4/ Định hứng phát triển năng lực: Biết kĩ năng làm thí nghiệm để rút ra kết luận cũng như nội dung bài học, biết cách đo các đại lượng cần thiết trong nội dung bài học.
5/ Tích hợp: biết làm việc cẩn thận trong quá trình thí nghiệm, làm việc nghiêm túc..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đối với mỗi nhóm hs: 2 lực kế , 1 quả nặng
- Đối với cả lớp: tranh vẽ phóng to h13.1; 13.2; 13.5; 13.6
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Lớp 61: vắng.
Lớp 62: vắng. 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
*Kiểm tra bài cũ:
* Dẫn vào bài mới:
	Hằng ngày chúng ta vẫn sử dụng các loại dụng cụ như kiềm, kéo  vậy những dụng cụ đó nằm trong nhóm gì thì bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta biết được điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: ĐVĐ
Giới thiệu h13.1 và giới thiệu tình huống đặt ra ở đầu bài. 
Từ những giải pháp hs nêu ra -> ta sẽ cùng nghiên cứu các giải pháp trên giúp ích gì cho chúng ta ?
HĐ2: Kéo vật lên theo phương thẳng đứng. 
Yc hs đọc nội dung phần đvđ và nêu dự đoán.
Để kiểm tra dự đoán ta cùng tiến hành thí nghiệm. Yc hs đọc nd thí nghiệm.
Ta cần sd những dụng cụ gì ?
Tiến hành ntn ?
Gv làm mẫu và hd hs ghi kết quả vào bảng.
Phát dụng cụ, yc hs tiến hành, gv quan sát, giúp đỡ nhóm khó khăn.
Yc các nhóm báo cáo kết quả
Từ kq -> nhận xét ? yc hs trả lời C1
Qua thí nghiệm trên -> hoàn chỉnh kết luận C2
Đk2 hs khẳng định lại kết quả dự đoán từ kq thí nghiệm.
Đkhiển thảo luận nhóm trả lời C3.
HĐ3: Tìm hiểu máy cơ đơn giản. 
Để di chuyển hoặc nâng cao các vật một cách dễ dàng, người ta sử dụng các dụng cụ gì ? 
Những dụng cụ đó được gọi là gì 
Yc hs hoàn chỉnh câu C4
Yc hs làm câu C5, C6
- Nêu lên giải pháp đối với tình huống gv đặt ra.
Đọc nội dung phần đvđ và nêu dự đoán.
đọc nd thí nghiệm.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
- Báo cáo kq
C1: Lực kéo vật lên bằng hoặc lớn hơn trọng lượng của vật.
C2:  ít nhất bằng 
khẳng định lại kết quả dự đoán
C3: tập trung nhiều người, tư thế đứng khó khăn  
- Người ta thường sử dụng: tấm ván đặt nghiêng, xà beng, ròng rọc 
- Những dụng cụ đó được gọi là máy cơ đơn giản
C4: a) dễ dàng
 b) máy cơ đơn giản
C5: Trọng lượng ống pêtông
 P = 2000N
Tổng lực kéo của 4 người:
 Fk = 4.400 = 1600
-> 4 người này không kéo được ống pêtông lên vì: P > Fk
C6:
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
1. Đặt vấn đề: sgk
2. Thí nghiệm: sgk
3. Rút ra kết luận:
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng, cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật.
II. Máy cơ đơn giản.
Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc, 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
 - Khi kéo vật lên theo phương thẳg đứng cần phải dùng lực ntn ?
 - Kể tên các máy cơ đơn giản thường dùng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
	Hãy nêu ứng dụng của máy cơ đơn giản trong cuộc sống
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
- Học bài làm bài tập và xem trước bài mới bài mặt phẳng nghiêng
Tuần 16: từ ngày 03/12/ 2018 đến ngày 08/12/ 2018
Ngày soạn:02/12/ 2018 
Ngày dạy:04/12/ 2018 
 ***********************************************************************************
Tiết 16 Bài 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức
- Nêu được 2 ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của chúng.
- biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp.
2/ Kĩ năng: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, xử lý các thơng tin thu thập được.
3/ Thái độ: yêu thích môn học làm việc nghiêm túc, có thái độ hợp tác trong trong thảo luận nhóm.
4/ Định hứng phát triển năng lực: Biết kĩ năng làm thí nghiệm để rút ra kết luận cũng như nội dung bài học, biết cách đo các đại lượng cần thiết trong nội dung bài học.
5/ Tích hợp: biết làm việc cẩn thận trong quá trình thí nghiệm, làm việc nghiêm túc..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh:
- 1 lực kế
- 1 khối trụ kim loại có trục quay
- 1 mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ dài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Lớp 61: vắng.
Lớp 62: vắng. 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
*Kiểm tra bài cũ:
 + Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ntn ?
 + Kể tên một số máy cơ đơn giản thường dùng.
* Dẫn vào bài mới:
	Chúng ta đã tìm hiểu về máy cơ đơn giản. Vậy mặt phẳng nghiêng có đặc điểm gì thì bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta biết được điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập. 
Vào bài như trong sgk
HĐ2: Đặt vấn đề.
Yc hs đọc nd phần đvđ trong sgk.
Gv chốt lại nội dung phần đvđ
HĐ3: Thí nghiệm. 20ph
Gv yc hs đọc nd thí nghiệm
Gv giới thiệu dụng cụ, hd cách tiến hành thí nghiệm theo các trình tự trong sgk. (cần xác định rõ cách làm giảm độ nghiêng của tấm ván trước khi yc hs tiến hành thí nghiệm). dụng cụ, yc các nhóm hs tự phân công, tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 14.1 sgk
Yc các nhóm hs báo cáo kq
Yc hs giải quyết câu C2
HĐ4: Rút ra kết luận.
Nếu kéo vật lên theo phương thẳng đứng ta cần phải dùng lực ít nhất là bao nhiêu ?
Hãy so sánh F1 và F2 để giải quyết vấn đề thứ nhất đã đặt ra ở đầu bài.
Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy giải quyết vấn đề thứ 2. (Gợi ý: Độ lớn lực kéo vật lên thay đổi ntn khi ta làm giảm độ nghiêng của MPN ?)
Yc vài hs lần lượt giải quyết cả hai vấn đề đặt ra ở đầu bài.
Dẫn dắt hs vào phần ghi nhớ bằng cách dùng bảng phụ cho hs điền khuyết nội dung ghi nhớ sgk.
HĐ5: Vận dụng. 
Yc hs trả lời câu C3, C4
Đối với câu C4 gv giải thích thêm: dốc càng thoai thoải nghĩa là dốc càng nghiêng ít.
Yc hs trả lời C5.
Đọc nd phần đvđ trong sgk.
Đọc nd thí nghiệm
Nghe hướng dẫn
Nhận dụng cụ, phân công cụ thể và tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả.
Báo cáo kết quả.
C2: Làm giảm độ nghiêng của MPN bằng cách làm tăng độ dài của MPN.
Trả lời.
Dùng tấm ván làm MPN có thể làm giảm lực kéo vật lên.
Muốn làm giảm lực kéo vật lên thì ta phải giảm độ nghiêng của tấm ván.
Hs trả lời câu C3.
C4: Vì lực nâng người khi đi nhỏ -> đi dễ dàng hơn.
C5: Dùng lực F Lực nâng thùng dầu lên nhỏ hơn
Bài 14
MẶT PHẲNG NGHIÊNG
1. Đặt vấn đề: sgk
2. Thí nghiệm: sgk
3. Rút ra kết luận:
 - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
 - Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
4. Vận dụng:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	- Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi ích gì ?
	 - Để làm giảm lực kéo vật trên MPN ta phải làm gì ?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
	Làm lại các câu C3, C4, C5 trong sgk, làm các bt trong sbt.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
- Xem trước bài 15: “Đòn bẩy”
Tuần 17: từ ngày 10/12/ 2018 đến ngày 15/12/ 2018
Ngày soạn:08/12/ 2018 
Ngày dạy:11/12/ 2018 
Tiết 17 Bài 15: ĐÒN BẨY
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức
- Nêu được 2 ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống, xác dịnh được điểm tựa O, các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (O1,O2 và lực F1, F2).
- Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp (Biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
2/ Kĩ năng: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, xử lý các thơng tin thu thập được.
3/ Thái độ: yêu thích môn học làm việc nghiêm túc, có thái độ hợp tác trong trong thảo luận nhóm.
4/ Định hứng phát triển năng lực: Biết kĩ năng làm thí nghiệm để rút ra kết luận cũng như nội dung bài học, biết cách đo các đại lượng cần thiết trong nội dung bài học.
5/ Tích hợp: biết làm việc cẩn thận trong quá trình thí nghiệm, làm việc nghiêm túc..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh: Đối với mỗi nhóm hs:
- 1 lực kế
- 1 khối trụ kim loại
- 1 giá đỡ có thanh ngang
- 1 vật nặng, 1 gậy
Đối với cả lớp: Tranh vẽ to h15.1, 15.2, 15.3, 15.4
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Lớp 61: vắng.
Lớp 62: vắng. 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
*Kiểm tra bài cũ:
 + Độ nghiêng của MPN có ảnh hưởng gì đến độ lớn của lực kéo vật lên ?
 + Hãy nêu 2 ví dụ về việc sử dụng MPN trong cuộc sống ?
* Dẫn vào bài mới:
	Chúng ta đã tìm hiểu về máy cơ đơn giản. Vậy đòn bẩy có đặc điểm gì thì bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta biết được điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập.
Gv tổ chức như phần mở đầu sgk
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy. 
- Yc hs đọc nội dung thông tin trong mục I
- Giới thiệu 3 hình vẽ 15.1, 15.2, 15.3 -> giới thiệu đòn bẩy.
- Tổ chức cho hs thực hiện câu C1
=> Các đòn bẩy có chung đặc điểm gì ?
HĐ3: Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn ntn ?
- Yc hs đọc nội dung mục đvđ
- Gv chốt lại nội dung chính
- Yc hs đọc nội dung thí nghiệm
- Gv giới thiệu dụng cụ, giới thiệu tranh 15.4 và bảng KQ thí nghiệm
- Gv lắp thí nghiệm mẫu
- Yc hs đọc câu C2
- Gv hd hs cách di chuyển O1, O2 sao cho phù hợp với điều kiện TN0
- Phát dụng cụ, yc các nhóm hs tiến hành thí nghiệm
- Yc các nhóm hs báo cáo KQ
- Yc hs thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề đặt ra ở phần đvđ.
- Yc hs hoàn chỉnh câu C3
- Khi O2 càng cách xa O thì lực nâng vật càng tăng hay càng giảm ?
- Khi O1 càng cách xa O thì lực nâng vật càng tăng hay càng giảm ?
HĐ4: Vận dụng.
- Điều khiển cho hs làm các câu C4, C5, C6
- Hs đọc
- Thực hiện câu C1
- Trả lời
- Hs đọc
- Đọc nội dung thí nghiệm
- Đọc nội dung câu C2
- Nhận dụng cụ kết hợp với sgk tiến hành thí nghiệm
- Đại diện nhóm báo cáo KQ
- Thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề: OO2 > OO1
C3:  nhỏ hơn  lớn hơn 
- Khi O2 càng cách xa O thì lực nâng vật càng giảm.
- Khi O1 càng cách xa O thì lực nâng vật càng tăng.
- Làm các câu C4, C5, C6
Bài 15
ĐÒN BẨY
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy.
Mỗi đòn bẩy đều có:
 + Điểm tựa là O
 + Điểm tác dụng của lực F1 là O1
 + Điểm tác dụng của lực F2 là O2
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn ntn ?
1. Đặt vấn đề: sgk
2. Thí nghiệm:sgk
3. Rút ra kết luận:
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lơn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
4. Vận dụng: 
 C4, C5, C6
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	- Khi sử dụng đòn bẩy, để lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì ta phải làm gì ?
	- Hãy nêu vài VD về việc sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống ?
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
	Nêu công dụng đòn bẩy trong thực tế.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
	- Học bài, trả lời lại các câu C1 -> C6 trong sgk.
	- Làm các bài tập trong sbt.
	- Xem lại kiến thức các bài đã học từ đầu năm để tiết tới ơn tập
Tuần 18: từ ngày 17/12/ 2018 đến ngày 22/12/ 2018
Ngày soạn:17/12/ 2018 
Ngày dạy:18/12/ 2018 
Tiết 18	ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống các kiến thức đã học chuẩn bị thi HKI
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh.
2/ Kĩ năng: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, xử lý các thơng tin thu thập được.
3/ Thái độ: yêu thích môn học làm việc nghiêm túc, có thái độ hợp tác trong trong thảo luận nhóm.
4/ Định hứng phát triển năng lực: Biết kĩ năng làm thí nghiệm để rút ra kết luận cũng như nội dung bài học, biết cách đo các đại lượng cần thiết trong nội dung bài học.
5/ Tích hợp: biết làm việc cẩn thận trong quá trình thí nghiệm, làm việc nghiêm túc..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
2. Học sinh:
	Các kiến thức tự đầu năm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Lớp 61: vắng.
Lớp 62: vắng. 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
*Kiểm tra bài cũ:
 + Hãy nêu cấu tạo của đòn bẩy.
 + Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
* Dẫn vào bài mới:
	Chúng ta đã tìm hiểu nội dung chương 1. Vậy nội dung chương 1 có những kiến thức gì thì tiết học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta biết được điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Oân tập: theo cấu trúc đề phịng GD 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
	Công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
Xem lại kiến thức các bài đã học từ đầu năm để tiết tới thi HKI
************************************************************************
THI HKI ( THEO KẾ HOẠCH CHUNG)
Tuần 20: từ ngày 02/01/ 2019 đến ngày 06/01/ 2019
Ngày soạn: 01/01/ 2019 
Ngày dạy:02/01/ 2019 
TIẾT 20 BÀI 16 : RÒNG RỌC
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức
 - Nêu được tác dụng của rịng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
 - Sử dụng rịng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nĩ.
2/ Kĩ năng: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, xử lý các thơng tin thu thập được.
3/ Thái độ: yêu thích môn học làm việc nghiêm túc, có thái độ hợp tác trong trong thảo luận nhóm.
4/ Định hứng phát triển năng lực: Biết kĩ năng làm thí nghiệm để rút ra kết luận cũng như nội dung bài học, biết cách đo các đại lượng cần thiết trong nội dung bài học.
5/ Tích hợp: biết làm việc cẩn thận trong quá trình thí nghiệm, làm việc nghiêm túc..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
- Tranh phóng to h.16.2.
- Chép đề C 4 bảng phụ .
 2. Học sinh: 1 lực kế 3 N , 1quả nặng , 1 Giá đỡ, 2 ròng rọc .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Lớp 61: vắng.
Lớp 62: vắng. 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
*Kiểm tra bài cũ:
* Dẫn vào bài mới:
	Chúng ta đã tìm hiểu hai loại máy cơ đơn giản. Vậy máy cơ đơn giản thứ 3 như thế nào thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết được điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ 1: giới thiệu bài:
- Hãy kể tên các máy cơ đơn giản mà em biết .
- Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc :
Nhanh hơn .
Dễ dàng hơn .
Cả hai .
*Chọn câu đúng .
*Tình huống : MPN , đòn bẩy cho ta lợi về lực , liệu dùng ròng rọc có cho ta lợi về lực không ?
HĐ2:Tìm hiểu về ròng rọc:
-Cho HS xem ròng rọc– Giới thiệu cấu tạo của ròng rọc .
-Treo tranh 16.2 .
-Yêu cầu HS nêu sự khác nhau về hoạt động của 2 ròng rọc .
=>Từ đó GV giới thiệu :
+Ròng rọc a là ròng rọc cố định .
+Ròng rọc b là ròng rọc động .
-Gv lắp 2 ròng rọc cho HS xem hoạt động của chúng .
Vậy , ròng rọc cố định khác ròng rọc động như thế nào ? 
HĐ3: Ròng rọc giúp con người hoạt động dễ dàng hơn như thế nào ? 
-Khi kéo vật lên bằng ròng rọc có lợi gì ?
-Gọi HS đọc phần thí nghiệm .
*Các bước thí nghiệm :
+Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng .
+Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định h .16.4 .
+Đo lực kéo vật qua ròng rọc động h .16.5 .
+Ghi kết quả .
-Dựa vào bảng kết quả .Yêu cầu HS trả lời C 3 .
-Yêu cầu cá nhân HS giải C 4 trên phiếu học tập .
-Đổi phiếu – Sửa bài .
+Gọi HS đọc lại .
HĐ4: vận dụng : 
-Yêu cầu HS giải C5 ;C 6 ; C7 .
-Treo bảng phụ . Yêu cầu HS giải 16.2 ; 16.3 .
Mặt phẳng nghiêng; đòn bẩy ; ròng rọc
b- Dễ dàng hơn
- Quan sát ròng rọc và nêu cấu tạo .
-Khi kéo dây :
+ Ròng rọc a quay quanh trục cố định .
+Ròng rọc b vừa quay quanh trục vừa đi lên .
-Quan sát hoạt động của 2 ròng rọc .
-Hs lặp lại và ghi bài .
-Đọc các bước thực hành thí nghiệm .
-Các nhóm thực hành thí nghiệm và ghi kết quả (5 phút ) .
-Cá nhân trả lời C 3 .
-HS giải C 4 :
a / Cố định .
b / Động .
-HS ghi bài
-C5 : Kéo cờ lên cột cờ .
-C 6: Ròng rọc cố định lợi về hướng lực kéo .
+ Ròng rọc cố động lợi về lực .
C 7 : Có lợi về hướng và cả độ lớn của lực .
16.2 : B . D
16.3 : A . B
I/ Cấu tạo của ròng rọc :
Ròng rọc gồm : một bánh xe có thể quay quanh trục , ngoài vành có rãnh để mắc dây .
-Ròng rọc cố định chỉ quay quanh trục cố định .
-Ròng rọc động không những quay quanh trục mà còn di chuyển cùng với vật .
II/ Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
-Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp .
-Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhẹ hơn trọng lượng của vật .
III. Vận dụng
C5, C6, C7
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Nêu cấu tạo của ròng rọc.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
	Hãy nêu cách sử dụng ròng rọc
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
- Gọi HS đọc phần : “Có thể em chưa biết”
- Xem trước bài mới bài 17: tổng kết chương 1: cơ học
Tuần 21: từ ngày 07/01/ 2019 đến ngày 12/01/ 2019
Ngày soạn: 05/01/ 2019 
Ngày dạy:08/01/ 2019 
TIẾT 21 	BÀI 17: ƠN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I : CƠ HỌC 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức
- Ơn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. 
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2019_2020.doc