Giáo án môn Vật lí 9 - Bài 9 đến bài 15

Bài 11: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM

 VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 Vận dụng định luật Ôm và công thức điện trở của dây dẫn để tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất 3 điện trở mắc nối tiếp, mắc song song và hổn hợp.

2.Kĩ năng:

 Có kĩ năng phân tích, vận dung kiến thức linh hoạt, trình bày cách giải 1 bài tập vật lý theo các bước giải bài tập.

3.Thái độ:

Học tập nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, tích cực trong các hoạt động.

II.Chuẩn bị:

 1.Về nội dung:

- GV giải trước các bài tập, tìm hiểu các cách giải khác, chuẩn bị các bài tập tương tự để củng cố.

- HS tìm hiểu vận dụng kiến thức và hướng dẫn của SGK giải trướccác bài tập vào vở bài tập.

 

doc30 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lí 9 - Bài 9 đến bài 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mỏng thì có điện trở càng lớn vì lớp than, lớp kim loại càng mỏng thì tiết diện càng nhỏ nên điện trở càng lớn.
C8:
Có hai loại điện trở thường dùng trong kĩ thuật là :
-Điện trở có trị số được ghi trên điện trở .
-Điện trở có trị số thể hiện bằng các vòng màu.
 Hoạt động 5: Vận dụng -Củng cố (10 phút)
 	MT: HS vận dụng kiến thức đã học giải BT .
HS cá nhân đọc C10.
HS cá nhân nêu hướng giải.
HS cá nhân lên bảng giải C10.
HS cá nhân trả lời.
HS cá nhân trả lời.
GV y/c hs đọc C10.
Y/C hs nêu hướng giải C10.
(K4)
-Nếu hs gặp khó khăn GV có thể hướng dẫn :Để xác định được số vòng dây cần phải biết chiều dài của dây và chiều dài của một vòng dây là bao nhiêu.
YC HS nêu cách tính chiều dài của dây quấn biến trở.
Cách tính chiều dài của 1 vòng dây.
Gọi HS lên bảng thực hiện tính . (K4)
GV tổ chức HS thảo luận chung nhận xét hoàn chỉnh C10.
Củng cố:
-GV hỏi biến trở là gì ? biến trở có công dụng gì?
-GV hỏi Hai loại điện trở dùng trong kĩ thuật là gì?
III.Vận dụng:
C10:
R=20Ω
S=0,5 mm2=0,5.10-6m2
ρ= 1,1.10-6 Ωm
d= 2cm= 0,02m
N=? Giải
 Chiều dài của dây quấn biến trở:
 Ta có :R=ρ.
R.S/ ρ ==9,09m
Chiều dài 1 vòng dây
l1= d.π = 0,02m.3,14
Số vòng dây quấn là:
N==145 vòng
 Hoạt động 6:Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút)
HS cá nhân ghi nhận và thực hiện.
HS cá nhân ghi nhận và thực hiện.
GV y/c hs về nhà xem lại nội dung bài học, vận dung kiến thức đã học giải các bài tập từ 10.1 đến 10.6 SBT .
-GV yêu cầu hs đọc và vận dụng kiến thức đã học và gợi ý của SGK giải trước các bài tập bài 11. Tìm cách giải kháccách hướng dẫn của SGK.
GV Nhận xét tiết học.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 6 -Tiết 11 
Ngày soạn :10 /9 / 2015
Ngày dạy: 23/ 9 / 2015
 Bài 11: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
 VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 	Vận dụng định luật Ôm và công thức điện trở của dây dẫn để tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất 3 điện trở mắc nối tiếp, mắc song song và hổn hợp.
2.Kĩ năng:
 Có kĩ năng phân tích, vận dung kiến thức linh hoạt, trình bày cách giải 1 bài tập vật lý theo các bước giải bài tập.
3.Thái độ:
Học tập nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, tích cực trong các hoạt động.
II.Chuẩn bị:
 1.Về nội dung:
- GV giải trước các bài tập, tìm hiểu các cách giải khác, chuẩn bị các bài tập tương tự để củng cố...
- HS tìm hiểu vận dụng kiến thức và hướng dẫn của SGK giải trướccác bài tập vào vở bài tập.
 2.Đddh: chuẩn bị các bảng phụ ghi đề bài tập, sơ đồ mạch điện....
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của HS
 Trợ giúp của GV
 Nội dung
Hoạt động 1 :Kiểm tra bài cũ -Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
HS cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
HS cá nhân lắng nghe.
GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
HS1
-Phát biểu định luật Ôm, Viết công thức, gọi tên và đơn vị đo từng đại lượng trong công thức. (K1)
-Nêu mối liên hệ của các đại lượng: I, R, U trong đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song. (K2)
HS2:
-Điện trở của dây dẫn phụ thuộc gì? Viết công thức, gọi tên và đơn vị đo từng đại lượng trong công thức. (K1)
GV nhận xét đánh giá.
GV Tiết học này chúng ta vận dụng kiến thức giải bài tập đó là nội dung tiết học hôm nay. 
Bài 11:BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
Hoạt động 2: Giải bài tập 1 ( 10 phút)
MT: HS Biết tra bảng tìm điện trở suất.biết vận dụng công thức tính điện trở để tính điện trở.
HS cá nhân đọc đề bài tập.
HS cá nhân tóm tắt đề bài
HS cá nhân thảo luận nêu hướng giải bài tập.
HS cá nhân lên bảng thực hiện.
HS thảo luận chung nhận xét bổ sung.
GV Gọi 1 hs đọc đề bài tập.
Y/c hs tóm tắt đề bài.
Lưu ý hs đổi đồng nhất đơn vị .
GV tổ chức HS nhận xét và nêu hướng giải bài tập.chú ý đối tượng TB, yếu.
GV gọi 1 hs lên bảng thực hiện giải bài tập. (K4), (P5)
GV cóthể lưu ý thêm về thực hiện giải bài tập đúng theo các bước ,dùng biểu thứcchữ sau đó thay sồ vào tính....
GV tổ chức hs nhận xét bổ sung.
1.Bài tập 1:
l =30m
S=0,3 mm2=0,3.10-6m2
ρ=1,1.10 -6Ωm
U=220V
R=?
I=? Giải
 Điện trở của dây dẫn:
 R=ρ.=110Ω
Cường độ dòng điện qua dây dẫn:
 I==2A
ĐS: R=110Ω
 I=2A
Hoạt động 3: Giải bài tập 2:(12 phút)
	MT:HS biết vận dụng công thừc định luật ôm,công thức tính diện trở của dây dẫn,công thức tính điện trở của đoạn mạch nối tiếp để giải bài tập.
	Đddh: bảng phụ vẽ sẳn sơ đồ hình 11.1 SGK.
HS cá nhân đọc đề bài tập.
HS thảo luận chung thống nhất hướng giải
HS cá nhân lên bảng tóm tắt và giải bài tập.
HS cá nhân giải vào tập.
HS cá nhân nhận xét.
HS thảo luận tìm hướng giải khác.
HS cá nhân theo dõi và thực giải ở nhà.
GV gọi hs đọc đề bài tập .
Tổ chức hs thảo luận thống nhất phương pháp giải bài tập.
GV gọi1HS lên bảng tóm tắt và giải bài tập. (K4), (P5)
Các hs khác giải và tập.
GV tổ chức hs thảo luận nhận xét bổ sung điều chỉnh cho hoàn chỉnh.
GV hỏi còn cách nào khác giải câu a không?
GV có thể gợi ý nếu hs không nêu được:
Tính U1=I.R1
 Tính U2=U-U1
 Tính R2=U2/I2
2.Bài tập 2:
I=0,6A
R1=7,5 Ω
U=12V
R2=? Giải 
a/ Vì bóng đèn và phần điện trở của biến trở mắc nối tiếp nên ta có:
 I1 = I2 = I = 0,6 A
Điện trở tương đương của đoạn mạch.
 R== 20Ω
Mà R =R1+R2
 R2=R -R1=20Ω-7,5Ω
 = 12,5Ω
b/ Chiều dài dây điện trở:
ta có:R=ρ.ρ. ==75m
Hoạt động 4:Giải bài tập 3 (13 phút)
MT: HS biết vận dụng công thức định luật ôm, công thức tính điện trở để giải bài tập.
Đddh: bảng phụ vẽ sẳn sơ đồ hình 11.2.
HS cá nhân đọc đề bài tập.
HS cá nhân thảo luận chung nêu hướng giải bài tập.
HS: Cá nhân trả lời.
Thảo luận chung thống nhất.
HS cá nhân lên bảng tóm tắt đề bài và giải bài tập .
HS cá nhân nhận xét bổ sung.
HS thảo luận nhóm tìm cách giải khác.
GV y/c hs đọc đề bài tập 3.
GV tổ chức HS nêu hướng giải bài tập. (K4)
GV có thể hỏi đoạn mạch này có mấy điện trở mắc với nhau.? (K4)
Gồm các điện trở nào?Chúng mắc với nhau như thế nào? (K4)
GV gọi 1 hs lên bảng tóm tắt và giải bài tập. (K4), (P5)
-GV y/c các hs khác giải vào tập nháp.
GV theo dõi giúp đở nếu HS gặp khó khăn.
GV tổ chức hs nhận xét bổ sung.
GV hỏi còn cách giải nào khác cho câu b không? (K3)
Nếu hs không tìm được GV có thể gợi ý: tính Ud của dây dẫn,sau đó tính U12 = UMN – Ud
U1=U2 = U12
3. Bài tập 3:
a/
R1=600Ω
R2=900Ω
UMN=220V
l=200m
S=0,2mm2
 = 0,2.10-6m2
ρ =1,7.10-8Ωm
RMN= ? Giải
 a/ Tính điện trở của mạch:
Điện trở tương đương R12
 R12==360Ω
 Điện trở của dây nối:
 Rd =ρ.==17Ω
 Điện trở của mạch:
 RMN= Rd +R12
 = 17Ω +360Ω = 377Ω
b/Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn:
 Cường độ dòng điện qua mạch chính:
 IMN ==0,583A
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn.
 U1 = U2 = IMN . R12
 = 0,583A .360Ω
 210V.
Hoạt động 5: Hướng dẫn vế nhà: ( 5 phút)
HS cá nhân ghi nhận và thực hiện.
HS cá nhân ghi nhận và thực hiện.
HS cá nhân theo dõi và vận dụng giải bài tập ở nhà
GV y/c hs về nhà xem lại cách giải các bài tập .Vận dụng giải theo các cách giải khác.
Vận dụng kiến thức đã học giải các bài tập từ 11.1 đến 11.4 SBT.
GV y/c hs đọc tìm hiểu và soạn trước bài 12 “Công suất điện” vào vở bài tập.
GV Hưóng dẫn bàitập về nhà:
Nếu không đủ thờigian thì không hướng dẫn BT11.4
GV nhận xét tiết học.
 Hướng dẫn bài tập về nhà:
BT 11.1 :
Tính điện trở tương đương của mạch Rtđ=U/I
Và Rtđ= R1+R2+R3 từ đó suy ra R3
Dựa vào công thức tính điện trở dây dẫn tính tiết diện của dây.
BT 11.2
Theo đề bài hai đèn phải mắc song với nhau và mắc nối tiếp với biến trở từ đó vẽsơ đồ mạch điên.
-Tính I mạch chính, tính Ub=U-Uđ của biến trở và tính Rb=Ub/I
b/Tính R của cả biến trở R=U/I
Tính tiết diện của dây quấn ,từ đó tính đường kínhd từ CT: S=()2.π
BT 11.3
Từ điều kiện đề bài cho Hđt của hai đèn khác nhau để đèn sáng bình thường, nên 2 đèn phải mắc nối tiếp và đèn 2 phải mắc song song với biến trở sao cho tổng hiệu điện thế của mạch = 9V.
a/Vẽ sơ đồ mạch điện
b/Tính I1,tính I2 từ đó tính Ib=I1-I2
Tính Rb
c/ Tính chiều dài dây theo công thứctính điện trở của dây dẫn.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 6 tiết 12 
Ngày soạn:12 / 9 /2015
Ngày dạy: 25/ 9 /2015
 Bài 12: CÔNG SUẤT ĐIỆN
I.Mục tiêu:
1 Kiến thức :
-HS nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên các dụng cụ điện.
- Viết được công thức tính công suất điện 
2.Kĩ năng:
- Xác định được công suất điện của một mạch bằng vôn kế và ampe kế..
 	- Vận dụng được công thức = U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
3.Thái độ:
 	Học tập nghiêm túc ,tích cực trong các hoạt động, có tinh thẩn hợp tác trong học tập.
II.Chuẩn bị:
1.Về nội dung:
 	GV: Tìm hiểu kĩ nội dung bài 12, lập kế hoạch bài dạy xem kĩ phần thông tin bổ sung.
 	HS :Đọc trước bài và soạn bài theo yêu cầu của vở bài tập.
2.ĐDDH:
 	Chuẩn bị cho mỗi nhóm :
 	-Một bóng đèn 12V-6W .(hoặc 6V-6W)
 	-Một bóng đèn 12V-3W (hoặc 6V-3W)
 	-Nguồn điện 6-12V
 	-1 vôn kế GHĐ 15V,1 am pe kế GHĐ:3A.
 	- 9 đoạn dây nối,bảng điện.
 	-Phiếu học tập ghi kết quả theo mẫu bảng 2.
 	Chuẩn bị cho GV :
 	-1 bóng đèn 220V -25W có chốt cắm điện.
 	-1bóng đèn 220V-100W có chốt cắm điện.
 	-Bảng phụ ghi bảng công suất điện một số dụng cụ thường dùng.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của HS
 Trợ giúp của GV
 Nội dung
 Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập ( 3 phút)
 	MT: Giúp HS định hướng mục tiêu nghiên cứu ,tạo tình huống.
 	ĐDDH: 2 bóng đèn đã chuẩn bị cho GV.
Cá nhân quan sát .
HS cá nhân nhận xét độ sáng của hai đèn.
HS có thể nêu, đèn có số oát lớn sáng hơn.
HS cá nhân lắng nghe và tìm hiểu vấn đề sắp nghiên cứu.
GV Cho hs quan sát 2 bóng đèn đựơc mắc sẳn đã chuẩn bị.
Thông báo về số liệu ghi trên bóng.
Cắm đèn bật công tắc cho đèn sáng.
YC hs nhận xét về độ sáng của hai đèn? (K1)
GV hỏi đèn nào sáng hơn?
GV tb: Hai đèn khác nhau có độ sáng mạnh yếu khác nhau, các dụng cụ điện khác như nổi cơm điện, bếp điện, quạt điện cũng có thể hoạt động mạnh yếu khác nhau.Vậy căn cứ vào đại lượng nào để xác định mức độ hoạt động khác nhau của các dụng cụ điện. Bài học hôm nay giúp ta tìm hiểu về điều đó.
GV ghi tựa bài:
Bài 12:CÔNG SUẤT ĐIỆN.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu công suất định mức của các dụng cụ điện (10 phút)
 	MT: HS biết được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên các dụng cụ dùng điện.
 	Đddh: Một số dụng cụ điện có ghi số vôn, số oát như bóng đèn...
HS cá nhân quan sát số vôn số oát trên các dụng cụ.
HS cá nhân quan sát.Trả lời C1.
HS cá nhân thảo luận thống nhất.
HS cá nhân đọc và trả lời C2.
HS lắng nghe.
HS cá nhân đọc thông tin SGK.
HS : HS cá nhân trả lời.
HS thảo luận chung thống nhất.
HS: cá nhân theo dõi bảng công suất điện 1 số dụng cụ .
HS cá nhân đọc và trả lời C3.
HS cá nhân lắng nghe và tìm hiểu
GV Cho hs quan sát một số dụng cụ điện có ghi số vôn, số oát 
Yêu cầu hs đọc các số này.
GV: Làm lại thí nghiệm với 2 bóng đèn đã chuẩn bị y/c hs quan sát và nhận xét trả lời C1. (K4)
GV tổ chức hs thảo luận thống nhất 
GV yêu cầu hs trả lời C2
GV ĐVĐ: Ý nghĩa số vôn, số oát là gì? Chúng ta tìm hiểu qua mục 2.
GV yêu cầu hs đọc thông tin trong SGK.
GV hỏi số vôn ,số oát ghi trên mỗi dụng cụ cho biết gì?
GV tổ chức hs thảo luận thống nhất và kết luận.
GV giới thiệu bảng công suất của 1 số dụng cụ điện.
GV y/c hs đọc C3.
YC hs trả lời C3. (K4)
GV chốt lại.
* Giáo dục tích hợp môi trường:
-Số oát ghi trên các dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó nghĩa là công suất điện khi chúng hoạt động bình thường.
-Khi sử dụng các dụng cụ điện trong gia đình cần sử dụng đúng công suất định mức. Để sử dụng đúng công suất định mức cần đặt dụng cụ vào hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức
GV chuyển ý sang mục II.
I.Công suất định mức của các dụng cụ điện:
1.Số vôn và số oát trên các dụng cụ điện:
a/ Số vôn :
Trên các dụng cụ có ghi số vôn cho biết hiệu điện thế sử dụng của các dụng cụ còn gọi là hiệu điện thế định mức .Nếu mắc dụng cụ vào nguồn điện có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức thì dụng cụ hoạt động bình thường.
b/ Số oát cho biết công suất của dụng cụ ứng với hiệu điện định mức ghi trên dụng cụ.
2.Ý nghĩa của số oát ghi trên mỗi dụng cụ:
Mỗi dụng cụ điện khi được sử dụng ở hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức thì tiêu thụ 1 công suất điện bằng số oát ghi trên dụng cụ gọi là công suất định mức .
Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.
C3: -Đèn lúc sáng mạnh công suất lớn hơn.
-Bếp điện lúc nóng ít công suất nhỏ hơn.
* Biện pháp GDBV MT:
-Đối với một số loại dụng cụ điện sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn định mức không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng nhưng một số dụng cụ khác sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn định mực sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng.
-Nếu đặt dụng cụ vào hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức thì dụng cụ sẽ đạt công suất lớn hơn công suất định mức.Việc sử dụng như vậy sẽ làm giảm tưổi thọ của dụng cụ hoặc gây cháy nổ nguy hiểm .
-Sử dụng máy ổn áp để bảo vệ các thiệt bị điện trong gia đình.
 Hoạt động 3:Xây dựng công thức tính công suất (10 phút)
 	 MT :HS biết xây dựng công thức tính công suất điện từ thí nghiệm.
 	 Đddh: Dụng cụ chuẩn bị cho mỗi nhóm.
HS cá nhân đọc thông tin trong SGK.
HS CN đọc C4.
HS theo dõi cách tiến hành thí nghiệm theo nhóm ghi kết quả vào mẫu bảng 2.
HS thảo luận trả lời C4
HS cá nhân trả lời.
HS cá nhân trả lời.
HS Cá nhân theo dõi và ghi nhận.
HS cá nhân tìm hiểu C5
HS cá nhân trả lời.
GV Y/C hs đọc thông tin SGK.
GV tổ chức hs thảo luận nêu lên mục tiêu thí nghiệm.
GV y/c hs đọc thông tin hướng dẫn thí nghiệm.
GV chốt lại và lưu ý hs tiến hành thí nghiệm đúng theo trình tự hướng dẫn và đọc kết quả đo chính xác, ghi kết quả vào bảng theo mẫu bảng 2
Từ kết quả bảng 2 Hãy tính tích U.I và trả lời C4.
GV chốt lại và hỏi giá trị tích số này thế nào với công suất định mức của bóng đèn.
GV hỏi nếu công suất được kí hiệu P thì công suất P được tính như thế nào?
GV thông báo về công suất tiêu thụ của 1 dụng cụ điện (hay 1 đoạn mạch ), công thức tính công suất điện ,đơn vị công suất..
GV yêu cầu hs trả lời C5.
GV hỏi từ đâu ta có kết quả đó.? (K1)
Tổ chức hs chốt lại công thức tính công suất .
II.Công thức tính công suất:
1.Thí nghiệm:(Mắc mạch điện theo sơ đồ)
2. Công thức tính công suất điện:
-Công suất tiêu thụ của 1 dụng cụ hay 1 đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ hay đoạn mạch đó với cường độ dòng điện chạy qua nó.
-Công thức :
 P= U.I
Trong đó :
P là công suất đo bằng oát (W)
U là hiệu điện thế đo bằng vôn(V)
I là cđdđ đo bằng ampe (A)
C5: Công suất của đoạn mạch còn được tính theo công thức:
P= I2.R = .
 Hoạt động 4: Vận dụng -Củng cố (15 phút)
 	MT: HS vận dụng được công thức tính công suất giải bài tập .
HS cá nhân đọc C6.
HS cá nhân trả lời.
HS cá nhân lên bảng thực hiện giải C6
HS cá nhân nhận xét.
HS cá nhân trả lời.
HS thảo luận chung hoàn chỉnh câu trả lời.
HS cá nhân lên bảng thực hiện giải C7,C8.
HS cá nhân nhận xét.
HS cá nhân trả lời theo yêu cầu của GV.
GV y/c hs đọc C6.
GV hỏi đèn sáng bình thường khi nào? (K1)
GV gọi hs lên bảng thực hiện tính C6. (K4), (P5)
Lưu ý HS biện luận đèn sáng bình thường ta có Usd =Uđm , Ptt = Pđm.
GV tổ chức học sinh nhận xét và hoàn thành C6.
GV Hỏi có thể dùng cầu chì loại 0,5A cho bóng đèn này được không? vì sao? (K4)
GV có thể giải thích thêm hiện tượng đoản mạch.
GV Gọi đồng thời 2 học sinh lên bảng thực hiện tóm tắt và giải C7, C8. (K4), (P5)
Chú ý HS TB, yếu.
GV nhắc nhở hs tóm tắt đề bài.
GV theo dõi giúp đở hs nếu gặp khó khăn
GV tổ chức hs nhận xét và bổ sung khi cần thiết.
Củng cố:
GV: Hỏi số vôn, số oát ghi trên mỗi dụng cụ cho biết gì? (K1)
GV hỏi công suất điện của 1 đoạn mạch đựơc tính như thế nào? (K1)
Công thức? đơn vị công suất? (K1)
III.Vận dụng:
C6:
Đèn sáng bình thường khi đó ta có: 
Usd =Uđm = 220V; Ptt = Pđm=75W
 Cường độ dòng điện qua đèn là:
 Ta có: P =U.I
 = 0,34 A
Điện trở của đèn khi đó:
 Ta có : P= 
 645Ω
(Hoặc R=645 Ω)
-Có thể dùng cầu chì loại 0,5A cho bóng đèn này Vì nó đảm bảo cho đèn này hoạt động và ngắt mạch khi khi có sự đoản mạch
C7:
U=12V
I= 0,4A
P=?
R=? Giải
 Công suất của bóng đèn:
 P= U.I=12V.0.4A= 4,8W
 Điện trở của đèn:
 R=30Ω
C8:
U=220V
R=48,4Ω
P=? Giải
 Công suất của bếp:
 P==1000 W
 Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà ( 5 phút)
HS cá nhân ghi nhận và thực hiện.
HS cá nhân ghi nhận và thực hiện.
HS cá nhân đọc.
HS theo dõi và ghi nhận.
GV Yêu cầu hs về nhà học bài vận dụng kiến thức giải các bài tập 12.1 đến 12.6 trong SBT.
-Y/C hs đọc và soạn trước bài 13 “Điện năng công của dòng điện” vào vở bài tập, xem lại công thức tính công đã học ở lớp 8.
-Y/c hs đọc phần có thể em chưa biết.
GV lưu ý bài tập 12.7 SBT tất cả các đáp án đều sai .Câu D phải là 0,75 KW ( tìm câu này theo công thức P=, A= F.S đã học ở lớp 8.)
GV hướng dẫn bài tập về nhà nếu còn thời gian.
GV nhận xét tiết học.
Hướng dẫn bài tập:
BT 12.3 :
Khi dây tóc đèn bị đứt,lắc dây tóc nối lại thì chiều dài dây tăng hay giảm? R dây tăng hay giảm?
P= mà U không đổi vậy P tăng hay giảm?
12.6:theo công thức:P=
Điện trở không đổi, hiệu điện thế giảm 2 lần,thì công suất giảm mấy lần?
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 7 tiết 13 
Ngày soạn: 18/9/2015
Ngày dạy: 30/ 9/ 2015
 Bài 13: ĐIỆN NĂNG - CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN.
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -HS nêu được dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng .
 -HS Chỉ ra được sự chuyển hoá giữ các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.
 -Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ theo đơn vị Jun, đơn vị KW.h. Biết dụng cụ đo điện năng là công tơ điện.
 2.Kĩ năng:
 	Vận dụng được công thức A = .t = U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
 3.Thái độ:
 Học tập nghiêm túc, yêu thích học tập bộ môn..
II.Chuẩn bị :
 1.Về nội dung:
 	-GV: Đọc kĩ nội dung bài 13, xem phần thông tin bổ sung. Xây dựng kế hoạch bài dạy.
 	-HS: Đọc tìm hiểu bài, soạn bài theo yêu cầu vào vở bài tập.
 2.Đddh:
 	Chuẩn bị 1 công tơ điện, 1 số dụng cụ dùng điện như quạt,bàn là,mỏ hàn điện...
 	Bảng phụ ghi bảng 1, tranh phóng to hình 13.1.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của HS
 Trợ giúp của GV
 Nội dung
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ -Tổ chức tình huống học tập ( 5 phút)
 	MT: đánh giá HS -Tạo hứng thú học tập.
HS cá nhân lên bảng trả lời câu hỏi của GV
HS lắng nghe.
GV nêu câu hỏi trên bảng phụ gọi đồng thời 2 HS lên bảng trả lời:
-HS1: 
Nêu cách tính công suất của 1 dụng cụ điện hay 1 đoạn mạch? Viết công thức? gọi tên và đơn vị đo từng đại lượng trong công thức? (K1)
HS2 
Giải bài tập 12.1 SBT.
Giải baìi tập 12.2 SBT. (K4)
GV nhận xét cho điểm.
GV :ĐVĐ: Hàng tháng mỗi gia đình sử dụng điện phải trả tiền điện theo số đếm của công tơ điện, số đếm này cho biết đại lượng nào ? Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề này.
GV ghi tựa bài.
HS1:
- Phát biểu đúng (4đ)
-Công thức P=U.I (2đ)
-Gọi tên đúng (1,5 đ)
-Đơn vị đúng (1,5 đ)
-Nêu được: P=I2.R = U2/R (1đ)
HS2:
-BT 12.1 chọn câu B (3 đ)
-BT 12.2:
a/Nêu được ý nghĩa số12V-6W(3đ)
b/Tính đúng I=0,5A ( 2đ)
c/Tính đúng R= 24Ω (2đ)
Bài 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về năng lượng của dòng điện và sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác (12 phút)
 	MT:HS biết dòng điện có mang năng lượng, năng lượng đó gọi là điện năng, nhận biết sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác.
 Đddh: Một số dụng cu điện đã chuẩn bị,tranh phóng to hình 13.1;bảng phụ ghi bảng 1.
HS cá nhân quan sát các dụng cụ tiêu thụ điện hiện có và quan sát hình 13.1.
HS cá nhân trả lời C1.
HS cá nhân có thể nêu : dòng điện thực hiện công vì dòng điện chạy qua quạt làm quạt quay...
-Dòng điện chạy qua bếp làm bếp nóng....
HS cá nhân trả lời
HS cá nhân đọc C2.
HS hoạt động nhóm trả lời C2 trong 3 phút
HS cá nhân thao luận chung hoàn thành bảng 1.
HS cá nhân trả lời C3.
HS cá nhân nêu kết luận theo y/c của GV.
GV Yêu cầu hs quan sát các dụng cụ hiện có và quan sát tranh 13.1 trả lời C1(K1)
GV Tổ chức hs nhận xét và chốt lại.
GV hỏi dựa vào đâu ta nói dòng điện thực hiện công trong các thiết bị trên?
Dựa vào đâu ta nói dòng điện cung cấp n

File đính kèm:

  • docly_9_bai_915.doc