Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Bài: Công việc ở nhà - Năm học 2018-2019 - Đỗ Thị Hạnh

1. Khởi động:

Để cho không khí của tiết học thêm vui vẻ cô trò mình cùng nhau khởi động nhé. Cô mời bạn . lên cho cả lớp khởi động.

QT: Các bạn ơi!

HS:Có chúng tôi.

QT: Các bạn có muốn chơi trò không?

HS : Chơi gì ? Chơi gì?

QT: Trò chơi ”Đi chợ”. Chúng mình sẽ cùng nhau đi chợ để mua các đồ dùng trong gia đình.

 Luật chơi như sau: Khi mình chỉ tên bạn nào bạn đó sẽ đứng lên nói tên đồ dùng trong gia đình mình mua, sau đó chỉ cho bạn khác. Bạn nào phạm luật sẽ bị phạt hát 1 bài. Các bạn có nhất trí không?

Cả lớp: nhất trí.

QT: Trò chơi bắt đầu. Đi chợ! Đi chợ - HS Mua gì? Mua gì? Tôi mời bạn.

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Bài: Công việc ở nhà - Năm học 2018-2019 - Đỗ Thị Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm , ngày 29 /11/2018
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI : CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : HS Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và một số việc HS thường làm để giúp đỡ gia đình.
 2. Kĩ năng : Kể được các việc em thường làm để giúp đỡ gia đình.
 3. Thái độ : Biết yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người. Trách nhiệm của HS ngoài việc học tập là cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
* GDKNS: 
- Đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình
- Kĩ năng giao tiếp : Thể hiện sự cảm thông chia sẻ sự vất vả với bố mẹ.
- Kĩ năng hợp tác : Cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bề bộn.
II. Đồ dùng dạy - học
 1. Giáo viên: 
 2 . Học sinh: 
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. Khởi động: 
- Lớp trưởng cho lớp khởi động bằng trò chơi: Đi chợ .
- HS chơi trò chơi.
 	- GV nhận xét phần khởi động. 
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: 
- Cho HS nghe và hát theo bài hát: Bé quét nhà - của nhạc sĩ Hà Đức Hậu.
+ Trong bài hát em thấy bà đã làm gì ?
+ Thế còn bạn nhỏ làm gì? 
- Nhận xét và giới thiệu bài học 
- GV ghi tên bài học lên bảng, cho HS nối tiếp nhắc lại tên bài học. 
- Cho cả lớp nhắc lại ”Công việc ở nhà” 
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
-  Yêu cầu HS mở SGK trang 28. 
+ Trang 28 vẽ mấy bức tranh?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi ( 2 phút) để: 
+ Kể tên các công việc ở nhà có trong 4 bức tranh.
- Cho 1 số nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận.
- Liên hệ thực tế để:
+ Kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình bạn.
- Nhận xét, và giới thiệu thêm 1 số tranh ảnh về công việc ở nhà và người thực hiện.
+ Ở nhà, bạn đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ.
- Phỏng vấn học sinh
- Nhận xét, chốt kiến thức hoạt động 1.
Chuyển ý sang HĐ 2
Hoạt động 02: Quan sát tranh và trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát SGK trang 29, và cho biết:
+ Trang 29 vẽ mấy bức tranh? 
- GV chiếu 02 bức tranh trên màn hình để HS quan sát rồi hỏi:
+ Hai căn phòng này có gì giống nhau? 
+ Hai căn phòng này có gì khác nhau?
+ Em thích căn phòng nào? Tại sao? 
GV: Chiếu bức tranh bên trên hỏi: 
+ Cả lớp đều không thích căn phòng này vì sao?
+ Nếu được ở căn phòng này em sẽ làm gì?
GV: Chiếu bức tranh dưới hỏi:
+ Nếu ở căn phòng này em cảm thấy thế nào?
+ Nếu được ở căn phòng này em sẽ làm gì?
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Chuyển ý hoạt động 3.
Hoạt động 3: Trò chơi học tập.
 - Cho lớp chơi trò chơi: Ai nhanh? Ai khéo?
- Nêu cách chơi:
Chia lớp mình thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử ra 3 bạn tham gia chơi. 3 bạn tham gia chơi tiếp sức lấy những đồ dùng trong rổ chuẩn bị sẵn sắp xếp trang trí lên góc học tập trong thời gian 3 phút, nếu nhóm nào làm nhanh, khoa hoc, đẹp mắt sẽ thắng cuộc.
- Cho HS chơi.
- Cho HS nhận xét. 
- Nhận xét, khen thưởng.
- Nghe và hát theo.
- Trả lời. 
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp nhắc lại.
- Cả lớp nhắc lại ”Công việc ở nhà”
-  Mở ở SGK trang 28
- Trả lời.
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS trình bày.
- Lắng nghe
- Nhiều HS kể.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò : 	
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: “An toàn khi ở nhà”. 
Bài 13: Công việc ở nhà- lớp 1
1. Khởi động:
Để cho không khí của tiết học thêm vui vẻ cô trò mình cùng nhau khởi động nhé. Cô mời bạn .......... lên cho cả lớp khởi động.
QT: Các bạn ơi!
HS:Có chúng tôi.
QT: Các bạn có muốn chơi trò không?
HS : Chơi gì ? Chơi gì?
QT: Trò chơi ”Đi chợ”. Chúng mình sẽ cùng nhau đi chợ để mua các đồ dùng trong gia đình.
 Luật chơi như sau: Khi mình chỉ tên bạn nào bạn đó sẽ đứng lên nói tên đồ dùng trong gia đình mình mua, sau đó chỉ cho bạn khác. Bạn nào phạm luật sẽ bị phạt hát 1 bài. Các bạn có nhất trí không?
Cả lớp: nhất trí.
QT: Trò chơi bắt đầu. Đi chợ! Đi chợ - HS Mua gì? Mua gì? Tôi mời bạn............
HS 1: Tôi mua bát đũa, thế còn bạn .............mua gì?
HS 2: Tôi mua rổ, rá.  thế bạn ........mua gì?
HS 3: Tớ mua cốc chén, bạn ..............mua gì?
HS 4: Tôi mua xoong nồi. Tôi mời bạn ............
HS 5: Tôi mua chổi.
QT: Trò chơi kết thúc. Cảm ơn các bạn. Báo cáo cô giáo chúng em đã khởi động xong, xin ý kiến  của cô ạ!
- GVnhận xét:                                                                                                                                                                                                                                                          
Sau khi khởi động xong em cảm thấy thế nào?
HS1: Em cảm thấy rất thoải mái ạ.
HS2: Em thấy rất vui.
GV: Cô thấy các em chơi rất vui, rất tự tin, tích cực tham gia trò chơi (Cô khen cả lớp mình). Cô sẽ thưởng cho các em bài hát: Bé quét nhà - của nhạc sĩ Hà Đức Hậu - do bé Kim Chi trình bày. Các em cùng lắng nghe và hát theo giai điệu bài hát nhé!
GV bật băng cả lớp hát theo.
+ Trong bài hát em thấy bà đã làm gì?
HS: Bà bện chổi to, bà làm chổi nhỏ và bà quét sân 
+ Thế còn bạn nhỏ làm gì?
HS: Bạn nhỏ quét nhà. 
1. Giới thiệu bài:
GV: Cô thấy bạn .............. nói đúng rồi đó các em ạ. Quét sân, quét  nhà là những công việc ở nhà mà chúng ta thường làm hằng ngày. Ngoài ra, ở nhà còn có rất nhiều những công việc khác nữa. Để giúp các em biết  thêm về những công việc ở nhà cô cùng các em tìm hiểu qua bài học hôm nay ”Công việc ở nhà”
Cô mời 3 em nối tiếp nhắc lại.  
-  3 HS nối tiếp nhắc lại, 
- GV ghi bài. 
- Cả lớp nhắc lại ”Công việc ở nhà” – (Cô trò mình cùng đi vào hoạt động 1.)
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
-  Các em mở SGK trang 28. Quan sát 4 bức tranh.
1 em đọc yêu cầu mục liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. (Các em chưa đọc được cô sẽ đọc giúp các em) Tích 1 Slide. Lên màn hình
- Cả lớp đọc thuộc câu hỏi theo cô.
- 1HS đọc lại câu hỏi.
Mục liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi yêu cầu chúng ta làm gì?
(Kể tên công việc ở nhà và trả lời câu hỏi)
(Tích 1 Slide có 4 bức tranh và cả 2 câu hỏi) Để các em dễ quan sát cô đã phóng to 4 bức tranh lên màn hình cô mời các em cùng quan sát và trả lời cho cô 2 câu hỏi – GV đọc lại 2 câu hỏi.
-1HS đọc lại 2 câu hỏi.
- Để trả lời 2 câu hỏi trên co cho các em thảo luận nhóm bàn trong thời gian 3p (Thời gian TL bắt đầu.) 
- Đã hết thời gian thảo luận cô mời các nhóm lên chia sẻ.
- Cho chia sẻ trước lớp.
Nhóm 1: Kết quả thảo luận của nhóm tôi là:
Tranh 1: Bạn đang lau bàn ghế.
Tranh 2: bạn đang học bài ở nhà
Tranh 3. Bạn đang xếp đồ chơi vào tủ.
Tranh 4: Mẹ và bạn đang gấp quần áo.
- Nhóm tôi đã trình bày xong. Xin mời ý kiến các bạn. Tôi mời bạn 
- Tôi thấy bạn trình bày to, rõ ràng. 
Còn bạn nào có ý kiến khác không? (Không) . Cảm ơn các bạn - Xin mời nhóm 2.
Nhóm 2: Kết quả thảo luận của nhóm tôi là:
Tranh 1: Bạn trai đang lau bàn ghế.
Tranh 2: Bố đang dạy bạn học bài.
Tranh 3: Bạn đang xếp giày dép, đồ chơi vào tủ cho gọn gàng.
Tranh 4: Mẹ và bạn đang gấp quần áo.
- Nhóm tôi đã trình bày xong xin ý kiến các bạn.
+ Bạn cho tôi hỏi:  Vì sao bạn biết tranh 2 bố đang dạy bạn học bài? 
(Vì tôi thấy bố đang chỉ tay vào vở, còn bạn đang chú ý lắng nghe.)
Còn bạn nào có ý kiến khác không? (Không) . Cảm ơn các bạn - Xin mời nhóm 3.
Nhóm 3: Kết quả thảo luận của nhóm tôi là:
Tranh 1: Bạn trai đang lau bàn ghế, để bàn ghế sạch sẽ bền đẹp.
Tranh 2: Bố đang dạy bạn học bài, để bạn hiểu bài.
Tranh 3: Bạn đang xếp giày dép, đồ chơi vào tủ cho gọn gàng.
Tranh 4: Mẹ đang dạy bạn gấp quần áo.
Nhóm tôi đã trình bày xong xin ý kiến các bạn.
Bạn cho tôi hỏi:  Vì sao bạn biết mẹ đang dạy bạn gấp quần áo? 
(Vì ở nhà mẹ cũng dạy tôi gấp quần áo)
GVNX: Cô thấy các em đã quan sat rất kĩ, phat hiện rất đúng các công việc ở nhà của mọi người trong 4 bức tranh, biết hợp tác nhóm, mạnh dạn tự tin chia sẻ, cô tuyên dương cả lớp.
+ Ngoài những công việc ở nhà có trong 4 tranh, còn rất nhiều những công việc khác nữa. Bạn nào xung phong kể tên những công việc ở nhà của gia đình mình cho cả lớp cùng nghe.
- Gọi 2HS kể lại tên những công việc thường làm ở nhà hằng ngày.
HS1: Nấu cơm, rửa bát, quét nhà, gấp quần áo, lau bàn ghế,... Vậy ai là người làm những công việc này? (cả nhà em cùng làm)
HS2: Nấu cơm, rửa bát, quét nhà, gấp quần áo, lau bàn ghế, cho gà ăn, ... Vậy ai là người làm những công việc này? (Tất cả mọi người trong nhà em cùng làm)
Giáo viên kết luận: Nấu cơm, rửa bát, quét nhà, gấp quần áo, lau bàn ghế, cho gà ăn,  là những công việc thường làm ở nhà. Tất cả mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà tùy theo điều kiện và khả năng của mình. Ngoài ra ở nhà còn nhiều công việc khác nữa như: (Bấm tranh) phơi quần áo, sửa quạt, đun nước, khâu vá, gấp chăn màn, ... 
Những việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gia đình với nhau.
Khi mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà, sẽ tạo được không khí gia đình vui vẻ, đầm ấmđấy các em ạ.
* Liên hệ thực tế: Vậy là các em đã biết về các công việc ở nhà và hiểu rằng công việc ở nhà là công việc dành cho tất cả mọi thành viên trong gia đình tùy theo sức của mỗi người.
- Giáo viên phỏng vấn học sinhVậy
+ Em đã làm được những công việc gì ở nhà để giúp bố mẹ? 
+ Nghe các bạn kể .. em thấy công việc ở nhà nào em chưa làm được? . Sau tiết học này em có dự định gì?
HS1: Nhờ mẹ, bà chỉ cách nhặt rau
HS 2: Tập quét nhà, rửa bát...
HS 3: Sau khi học bài xong em sẽ cùng làm các công việc ở nhà với bố và mẹ.
HS 4: Em sẽ nhờ bố cùng làm công việc ở nhà với em để giúp mẹ.
GV: Cô thấy các bạn đã có những dự định phù hợp để giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Chúng mình cùng khen các bạn.
Chuyển ý : Các em đã biết tên và ích lợi của các công việc thường làm ở nhà cũng như trách nhiệm của mỗi người trong gia đình với các công việc ở nhà. Nếu không ai làm công việc ở nhà thì ngôi nhà sẽ như thế nào ?
Cô trò mình cùng chuyển sang:
Hoạt động 02: Quan sát tranh và trả lời.
Các em mở SGK trang 29 quan sát và cho cô biết trang 29 vẽ mấy bức tranh? (02 bức tranh)
- GV chiếu 02 bức tranh trên cùng 01 slide: 2 bức tranh đã được cô phóng to trên màn hình chúng mình cùng quan sát. Để HS quan sát 1 lát rồi hỏi:
+ Em có nhận xét gì về hai bức tranh? (Đây là hai căn phòng)  
+ Em hãy quan sát thật tinh tìm ra điểm giống nhau của 2 căn phòng? 
HS1:Đều có cửa sổ, bàn, ghế, giường,.
HS2:Nhất trí với ý kiến của bạn.
+ Hai căn phòng này có điểm gì khác nhau? 
HS1: Căn phòng trên bẩn, phòng dưới sạch sẽ. 
HS2: Căn phòng trên bừa bộn, phòng dưới ngăn nắp, gọn gàng sạch đẹp.
+ Em thích căn phòng nào? Tại sao?
HS1: Em thích căn phòng bên dưới vì nó đẹp.  
HS2: Em thích vì nó được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
GV : Chiếu 01 slide: 1 bức tranh trên hỏi: 
+ Cả lớp đều không thích căn phòng này vì sao?
HS1: Chăn màn chưa gấp.
HS2: Quần áo vứt bừa bộn trên bàn ghế.
HS3: Sách vở để lung tung trên bàn.
+ Nếu em ở căn phòng này em sẽ làm gì?
HS1: Em sẽ gấp màn, quần áo.
HS2: Em sắp xếp, quét dọn cho phòng sạch sẽ.
HS3: Em cùng mọi người giữ gìn cho căn phòng gọn gàng, sạch sẽ.
GV: Chiếu 01 slide: 1 bức tranh dưới hỏi:
+ Nếu được ở căn phòng này em cảm thấy thế nào?
HS1 : Em thấy thoải mái.
HS2 : Em thấy vui vẻ, thoái mái.
+ Nếu được ở căn phòng này em sẽ làm gì?
HS1: Em luôn sắp xếp, quét dọn cho gọn gàng, ngăn nắp.
HS2: Em sẽ cùng mọi người thường xuyên làm việc nhà.
* Liên hệ mở rộng: Tất cả chúng ta ai cũng thích nơi ở của mình sạch sẽ, gọn gàng. Nhưng: Để nhà cửa luôn gọn gàng sạch sẽ chúng ta cần làm gì. Hãy kể cho các bạn cùng nghe những việc mình đã làm giúp nhà của mình sạch sẽ, gọn gàng?
HS1: Em lau bàn ghế, quét nhà giúp bố mẹ. 
+ Làm xong công việc đó em cảm thấy thế nào ? (Em thấy nhà cửa sạch sẽ)
GV: Thay  quần áo xong em để ở đâu?
HS2: Thay  quần áo xong em treo lên móc cho gọn gàng. 
GV: Làm xong công việc đó em cảm thấy thế nào? 
HS2: Em cảm thấy rất vui.
GV: Học bài xong em thường làm gì?
HS3: Học bài xong em xếp sách vở gọn gàng. 
+ Làm xong công việc đó em cảm thấy thế nào? (Em thấy bàn học gọn gàng rất đẹp).
GV: Những việc các em đã làm  giúp cho nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp. Những công việc đó các em cũng có thể áp dụng kê bàn ghế, giữ gìn vệ sinh ở trường lớp mình giúp cho trường lớp thêm sạch đẹp vì trường học là ngôi nhà thứ hai của chúng ta. 
Hoạt động 3: Trò chơi học tập.
Qua 2 hoạt động cô thấy lớp mình rất tích cực học tập, cô thưởng cho các em một trò chơi các em có đồng ý không ? (Có ạ)
Trò chơi: Ai nhanh? Ai khéo?
Cô chia lớp mình thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử ra 3 bạn tham gia chơi. 3 bạn tham gia chơi tiếp sức lấy những đồ dùng trong rổ chuẩn bị sẵn sắp xếp trang trí lên góc học tập trong thời gian 3 phút, nếu nhóm nào làm nhanh, khoa hoc, đẹp mắt sẽ thắng cuộc.
- Các em có đồng ý không ? (Đồng ý)
- Trò chơi bắt đầu.
- Đã hết thời gian. 
Cho HS nhận xét. (Đội nào làm nhanh, đẹp? Đội nào sắp xếp khoa học ? Đội nào thắng cuộc) 
GV Khen HS: Cả lớp khen bạn.
Sau tiết học này, cô mong các em sẽ cùng với mọi người trong gia đình làm những công việc phù hợp với khả năng của mình để góp phần làm cho ngôi nhà của mình gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Dặn HS: Về nhà trang trí góc học tập gọn gàng, ngăn nắp để học tập tốt hơn. 
- Chuẩn bị bài: “An toàn khi ở nhà”. 
	Qua tiết học hôm nay cô thấy các em rất hiểu bài, tích cực học tập, nhiều bạn hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Cô mong các em tích cực phát huy tinh thần học tập để những tiết học sau các em sẽ học tập tốt hơn nữa. Giờ học đến đây kết thúc xin kính chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc các em chăm ngoan học giỏi. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_bai_cong_viec_o_nha_nam_ho.docx