Giáo án môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 - Trường TH Vạn Khánh 1 - Tuần 26

 Khám phá:(1’)

Quan sát tranh và cho biết tranh ghi lại hình ảnh gì?

- Để xem câu chuyện Tôm Càng và Cá Con diễn ra như thế nào? Ta cùng đọc bài để thấy rõ hơn.

Hoạt động 1 :(30’) Luyện đoc .

HSđọc được 1 đoạn trong bài

Giáo viên đọc mẫu lần 1

-PP trực quan

Đọc từng câu :

-Kết hợp luyện phát âm từ khó:

trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, đỏ ngầu, xuýt xoa

 

doc22 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 - Trường TH Vạn Khánh 1 - Tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chậm hơn
Hướng dẫn viết vở.
-Giúp đỡ hs.
Hoạt động cuối :(2’) Củng cố ,dặn dò.
Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em viết chữ đẹp, có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học Dặn dò : Hoàn thành bài viết . -Tiếp tục viết bài phần còn lại
-Lớp viết bảng con 2 lượt.
-2-3 em đọc : Xuôi chèo mát mái.
-1 em nêu : Gặp nhiều thuận lợi.
-Học sinh nhắc lại .
-Viết vở theo hướng dẫn của GV.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
......................................................................................
Thứ ba ngày 17/03/2015
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TIẾT 24
Bài dạy : TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN.DẤU PHẨY.
I/ MỤC TIÊU : 
Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt( BT10, kể tên được một số con vật sống dười nước( BT2).
Biết đắt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy( BT3)
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Bảng phụ Kiểm tra bài cũ. Thẻ từ, giấy khổ to làm BT2.Tranh minh họa các loài cá
2.Học sinh : Sách, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn định lớp:(1’)
2 / KTBC: (5’) -2 em lên bảng
-1 em : Viết các từ ngữ có tiếng biển.
-1 em đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
 Vì sao cỏ cây héo khô ?
 Vì sao đàn bò béo tròn ?
3 / Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 :(15’) Từ ngữ về sông biển
HSnêu được một số từ ngữ về sông biển
Bài 1/73 :
-PP trực quan : 
Tranh minh họa 8 loài cá phóng to. Giới thiệu tên từng loài.
-GV phát thẻ từ cho 2 nhóm
Cá nước mặn
(cá biển)
Cá nước ngọt
(cá ở sông, hồ, ao)
Cá thu
Cá chim
Cá chuồn
Cá nục
Cá mè
Cá chép
Cá trê
Cá quả (cá chuối, cá lóc)
Bài 2/74 (miệng)
- Tranh minh họa các con vật (SGK/ tr 74). Gọi 2 em lên bảng.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng 
*Chốt để hs biết đó là các từ ngữ về sông biển.
Hoạt động 2 :(15’) Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.
HSnhận biết được cách đặt dấu phẩy, làm 2/3 BT
Bài 3/74 : (viết) 
-Giúp đỡ thêm hs.
-Nhận xét. chốt lời giải đúng
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều . Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
Hoạt động cuối:(2’) Củng cố ,dặn dò.
 Nhận xét tiết học.
Dặn dò- Tìm hiểu các loài vật sống dưới nước
- Tìm hiểu các loài vật sống dưới nước
-1 em đọc yêu cầu và mẫu. Cả lớp đọc thầm.
-Quan sát các loài cá trong tranh , đọc tên từng loài.
-Trao đổi theo cặp
-Chia 2 nhóm lên bảng thi làm bài, mỗi nhóm gắn nhanh tên từng loài cá vào bảng phân loại.
-HS đọc các từ ngữ ở từng cột trên bảng.
-Quan sát
-HS viết ra nháp tên của chúng : tôm, sứa, ba ba
.HS đọc lại tên các con vật.
-2 em đọc lại đoạn văn.
-HS làm vở. Điền dấu phẩy vào đoạn văn. 3-4 em lên bảng làm trên giấy khổ to. Nhận xét.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy
TOÁN: TIẾT 127
Bài dạy : TÌM SỐ BỊ CHIA
I/ MỤC TIÊU : 
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thong và số chia.
Biết tìm x trong các bài tập dạng: x : a = b( với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II/ CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên : Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau.
2. Học sinh : Sách, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn định lớp:(1’)
2 / KTBC: (5’) Gọi 3 em TLCH.
-15 giờ 10 phút còn gọi là mấy giờ ?
-23 giờ 20 phút còn gọi là mấy giờ ?
-Em đi ngủ lúc 21 giờ tức là mấy giờ tối ?
3 / Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 :(5’) Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
HSviết được kết quả phép chia dựa vào phép nhân
-Giáo viên gắn 6 hình vuông thành 2 hàng.
-Nêu bài toán : Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông ?
-Em hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong mỗi hàng ?
-Giáo viên viết bảng 6 : 2 = 3.
-Em hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên ?
* gắn các thẻ từ : số bị chia, số chia, thương.
 6 : 2 = 3
 ¯ ¯ ¯
 Số bị chia Số chia Thương
-Giáo viên nêu bài toán : Có một số hình vuông được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông ?
-PP hỏi đáp : Em hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong cả 2 hàng ?
-GV viết bảng 3 x 2 = 6.
-Quan hệ giữa hai phép tính 6 : 2 = 3 và 3 x 2 = 6
-Gọi 1 em đọc lại 2 phép tính vừa lập được.
-GV hỏi : Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 gọi là gì ?
-Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 gọi là gì ?
-3 và 2 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
-PP giảng giải : Vậy trong một phép chia, số bị chia bằng thương nhân với số chia (hay bằng tích của thương và số chia).
Hoạt động 2 :(10’) Tìm số bị chia chưa biết.
HSnắm được quy tắt tìm số bị chia
Viết bảng x : 2 = 5.
-Gọi 1 em đọc .
-Giải thích : x là số bị chia chưa biết trong phép chia x : 2 = 5. Chúng ta sẽ học cách tìm số bị chia chưa biết này.
- x là gì trong phép chia x : 2 = 5?
-Muốn tìm số bị chia trong phép chia này ta làm thế nào ?
-Em hãy nêu phép tính để tìm x ?
-Ghi bảng x = 5 x 2.
-Vậy x bằng mấy ?
-Viết tiếp x = 10
-Tìm được x = 10 để 10 : 2 = 5.
-Vậy muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ?
Hoạt động 3 :(15’) Luyện tập, thực hành .
HSlàm được 2/3 số bài tập nhận biết cách tìm số bị chia
Bài 1/128 : 
-Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 1 em đọc lại bài .
-Khi biết 6 :3 = 2 có thể nêu ngay kết quả 2 x 3 = 
Bài 2/128 :Tính nhẩm
Yêu cầu gì ?
- Em hãy giải thích cách tìm số bị chia 
chưa biết ?
Bài 3/128 : 
-Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo ?
-Có bao nhiêu em được nhận kẹo ?
-Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm như thế nào ?
 Giải
Số kẹo có tất cả là :
5 x 2 = 10 (chiếc kẹo)
Đáp số : 10 chiếc kẹo.
Hoạt động cuối :(2’) Củng cố ,dặn dò
 Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
-Nhận xét tiết học.
Dặn dò- Học bài. -Học thuộc quy tắc.
-Quan sát.
-Suy nghĩ và trả lời : Mỗi hàng có 3 hình vuông.
-HS nêu 6 : 2 = 3.
-HS nêu : 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương.
-Nhiều em nhắc lại.
-Theo dõi
-Phép nhân 3 x 2 = 6.
-Vài em đọc 3 x 2 = 6.
- 1 em đọc 6 : 2 = 3 và 3 x 2 = 6
-6 gọi là số bị chia.
-6 là tích của 3 và 2.
-3 và 2 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6 : 2 = 3.
-Học sinh nhắc lại : Số bị chia bằng thương nhân với số chia(nhiều em).
-1 em đọc x : 2 = 5.
-Là số bị chia.
-Ta lấy thương (5) nhân với số chia (2). Ta tích tích của thương 5 với số chia 2.
-HS nêu x = 5 x 2.
-x = 10
-Học sinh đọc lại cả bài :
x : 2 = 5 
 x = 5 x 2
 x = 10
-Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia (HS nhắc lại).
-Tính nhẩm.
-HS tự làm bài. 
HS xung phong nêu kết quả
-Có thể nêu ngay kết quả 2 x 3 = 6 vì 2 và 3 lần lượt là thương và số chia trong phép chia 6 : 3 = 2, còn 6 là số bị chia trong phép chia này, mà ta đã biết tích của thương và số chia chính bằng số bị chia.
-Tìm x.
-3 em lên bảng làm, lớp làm vở.
-HS làm từ 2 câu trở lên
-Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
-Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo.
- Có 3 em.
-Ta thực hiện phép nhân 5 x 3 
-1 em lên bảng làm, lớp làm vở 
–HS không yêu cầu tóm tắt
-Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
 ..................................................................................
Thứ tư ngày 18/03/2015
TẬP ĐỌC : TIẾT 71
Bài dạy : SÔNG HƯƠNG
I/ MỤC TIÊU :
Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
Hiểu nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/ tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn định lớp:(1’)
2 / KTBC: (5’) Gọi 3 em đọc truyện “Tôm Càng và Cá Con” và TLCH.
-Khi đang tập dưới đáy sông Tôm Càng gặp chuyện gì ?
-Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
-Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ?
3 / Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 :(15’) Luyện đọc.
HSđọc được 1 đoạn trong bài
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài 
-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giảng từ.
Đọc từng câu :
-Giáo viên uốn nắn cách đọc của từng em.
- luyện đọc các từ ngữ: xanh non, phượng vĩ, bãi ngô, đỏ rực, trong lành 
Đọc từng đoạn : Chia 3 đoạn.
-Bảng phụ : Hướng dẫn luyện đọc câu(SGV/136).
Giải nghĩa từ: Hướng dẫn học sinh đọc các từ chú giải.
.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Nhận xét, kết luận người đọc tốt nhất.
Hoạt động 2:(5’) Tìm hiểu bài.
HSnhắc lại được ý trả lời các câu hỏi
Câu 1,2/73: Gợi ý SGV/137
Câu 3/73: Gợi ý SGV/137
*Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của sông Hương qua cách miêu tả của tác giả.
Hoạt động 3: (10’) Luyện đọc lại.
- HSđọc trơn được bài tập đọc
Nhận xét, tuyên dương em đọc tốt.
Hoạt động cuối : (2’) Củng cố ,dặn dò.
Sau khi đọc bài này em nghĩ như thế nào về sông Hương? 
-Giáo dục tư tưởng.Nhận xét tiết học.
Dặn dò- Đọc bài .-Đọc lại bài .
-Ôn lại tất cả các bài tập đọc đã học.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em đọc lần 2.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu lượt 1 . 
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu lượt 2.
-HS nối tiếp nhau đọc câu lượt 1
-HS đọc các từ chú giải (STV/ tr 73)
-HS nối tiếp nhau đọc câu lượt 2
-Chia nhóm:đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc cả bài.
-Thi đọc giữa đại diện các nhóm đọc nối tiếp nhau.
-Đồng thanh.
-HS trả lời cá nhân-HS yếu nhắc lại ý trả lời.
-Trao đổi theo nhóm
.
-3-4 em thi đọc lại bài văn. Nhận xét.
-HS đọc 1 đoạn trong bài.
-Em cảm thấy yêu sông Hương/ Sông Hương là một dòng sông đẹp, thơ mộng / Sông Hương mang lại vẻ đẹp cho Huế. 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN: TIẾT 128.
Bài dạy : LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
-Biết cách tìm số bị chia.
- Nhận biết số bị chia, số chia, thong.
- Biết giải bài toán có một phép nhân
- HShoàn thành tốt làm thêm bài 2c, bài 3 cột 5, 6
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
2.Học sinh : Sách, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 / Ổn định lớp:(1’)
2 / KTBC: (5’) Gọi 2 em lên bảng làm. lớp làm nháp
 x : 4 = 2
	 x : 3 = 6
3 / Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 :(20’) Thực hành tìm số bị chia
HSlàm được 2/3 số bài tập
Bài 1/129 : 
-Vì sao ở phần a để tìm y em thực hiện 3 x 2 ?
-GV hỏi tương tự với những bài còn lại.
Bài 2/129 : HS hoàn thành tốt làm cả bài
-Viết bảng : x – 2 = 4 x : 2 = 4
x trong hai phép tính trên có gì khác nhau ?
-Muốn tìm số bị trừ em làm thế nào ? 
-Muốn tìm số bị chia em thực hiện như thế nào ?
Bài 3/129: HSKG làm cả bài
Số bị chia
10
10
18
9
21
12
Số chia
2
2
2
3
3
3
Thương
5
5
9
3
7
4
-Gọi HS đọc tên các dòng của bảng tính.
-Số cần điền trong các ô trống là những số nào ?
-Muốn tìm số bị chia em làm như thế nào ?
-Muốn tìm thương em làm như thế nào ?
-Vì sao trong ô trống thứ nhất em điền số 5 ?
-GV hỏi tương tự với các ô còn lại.
Hoạt động 2 : (10’) Thực hành giải toán.
HSgiải được bài toán, không yêu cầu tóm tắt
Bài 4 /129 : 
-1 can dầu đựng mấy lít ?
-Có tất cả mấy can ?
-Bài toán yêu cầu tìm gì ?
-Tổng số lít dầu được chia thành 6 can bằng nhau, mỗi can 3 lít. Vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì ?
Giải.
Số lít dầu có tất cả :
3 x 6 = 18 (l dầu)
Đáp số : 18 l dầu
Hoạt động cuối : (2’) Củng cố ,dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò. -HTL bảng nhân – chia.
-3 HS lên bảng làm. Lớp làm vơ-HS có thể làm từ 2 câu trở lên.
-Vì y là số bị chia, còn 3 và 2 lần lượt là thương và số chia trong phép chia y : 2 = 3, vì thế để tìm số bị chia y chưa biết ta thực hiện phép nhân thương là 3 với số chia là 2.
-x trong phép tính thứ nhất là tìm số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là tìm số bị chia.
-Lấy hiệu cộng số trừ.
-Lấy thương nhân với số chia.
-HS lên bảng làm. Lớp làm vở –HS có thể làm từ 2 câu trở lên.
-2 HS đọc : Số bị chia, số chia, thương
-Lấy thương nhân với số chia.
-Lấy số bị chia chia cho số chia.
-1 em lên bảng làm, lớp làm vở
-HScó thể làm từ 3 cột trở lên.
Vì ô trống thứ nhất là tìm thương, muốn tìm thương em lấy số bị chia chia cho số chia 10 : 2 = 5.
-1 can dầu đựng 3 lít.
-Có tất cả 6 can.
Tìm tổng số lít dầu.
-1 em làm trên lớp. Lớp làm vở
-HS không yêu cầu tóm tắt.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...............................................................................................................................................
Chính tả :(tập chép) TIẾT 47
 Bài dạy : VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI	
I/ MỤC TIÊU :
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức mẫu chuyện vui.
- Làm được bài tập2a/b
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết sẵn mẫu chuyện “Vì sao cá không biết nói” . Viết sẵn BT 2b.
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 / Ổn định lớp:(1’)
2 / KTBC: (5’) -4 em lên bảng. Lớp viết bảng con.
-2 em viết : con trăn, cá trê, nước trà, tia chớp.
-2 em viết tên các loài cá bắt đầu bằng ch/tr.
3 / Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép.
-HSđọc được các từ khó và viết đúng
-Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết .
- Việt hỏi anh điều gì ?
-Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười ?
- Cá không biết nói như người vì chúng là loài vật, nhưng có lẽ cá cũng có cách trao đổi riêng với bầy đàn.
b/ Hướng dẫn trình bày .
-Đoạn chép có những dấu câu nào?
-PP phân tích :
c/ Hướng dẫn viết từ khó. say sưa, bể cá cảnh, ngớ ngẩn
Hoạt động 2:(15’) Viết bài
HSchép đúng bài chính tả với tốc độ chậm hơn
-Giáo viên cho học sinh chép bài vào vở.Giúp đỡ thêm hs
-Đọc lại. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 3 :(5’) Bài tập.
HSlàm ½ số bài tập
Bài 2b/71 : Yêu cầu gì ?
-Giúp đỡ thêm hs
-Hướng dẫn sửa.
-Nhận xét gợi ý (SGV/ tr 135)
Hoạt động cuối :(2’) Củng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng , đẹp và làm bài tập đúng.
 Dặn dò – Sửa lỗi. -Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
-2-3 em nhìn bảng đọc lại.
-Vì sao cá không biết nói.
-Lân chê em hỏi ngớ ngẩn, nhưng chính Lân mới ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước.
-Dấu chấm hỏi, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm, dấu phẩy.
-HS đọc laị các từ khó : 
-Viết bảng con.
-Nhìn bảng chép vở.
-Dò bài
-Điền vào chỗ trống : ưc hay ưt
-2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
-Nhận xét.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 ...................................................................................
Thứ năm ngày 19/03/2015
KỂ CHUYỆN: TIẾT 24
Bài dạy : TÔM CÀNG VÀ CÁ CON.
I/ MỤC TIÊU :
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện
* GDKNS: - Kĩ năng thể hiện sự tự tin(Cá nhân)
 - Kĩ năng tự nhận thức(Đặt câu hỏi)
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1 / Ổn định lớp:(1’)
 2 / KTBC: (5’) Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh”
 3 / Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
a/ Khám phá:(1’)
- Trong tuần ta đã học và rèn đọc truyện kể nào?
- Tiết học hôm nay chúng ta cùng rèn kể lại câu chuyện.
Hoạt động 1 :(15’) Kể từng đoạn theo tranh 
HSkể được 1 đoạn, không yêu cầu kể sáng tạo
* Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Yêu cầu 1 /70
-Yêu câu QST
-Nội dung từng tranh nói gì ?
-Giáo viên viết nội dung tóm tắt của 4 tranh lên bảng.
-PP hoạt động : GV yêu cầu HS chia nhóm.
-Nhận xét.
PP kể chuyện – hoạt động nhóm : Yêu cầu học sinh cử người trong nhóm lên thi kể.
Hoạt động 2 :(15’) Phân vai, dựng lại câu chuyện.
HSnhận xét được lời kể của bạn
* Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập nhóm (mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai (giọng người dẫn chuyện : Tôm Càng, Cá Con) để dựng lại câu chuyện.
-GV nhắc nhở : phải thể hiện đúng điệu bộ giọng nói của từng nhân vật.
-Nhận xét cá nhân, nhóm dựng lại câu chuyện tốt nhất.
c/ Thực hành:(2’)
* Kĩ năng tự nhận thức
- Khi gặp các trường hợp nguy cấp mà em có thể cứu được, khi đóa em sẽ ứng xử thế nào?
- Hành động của tôm càng có gì đáng quý?
d/ Vận dụng:(1’)
-Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ?
-Câu chuyện nói với em điều gì ?
- Vận dụng các kĩ năng vừa học để rèn kể chuyện hay hơn
-Nhận xét tiết học
Dặn dò- Kể lại câu chuyện .
- HSTL
-Quan sát 4 tranh trong SGK (ứng với nội dung 4 đoạn truyện) nói vắn tắt nội dung mỗi tranh.
-Tranh 1 : Tôm Càng vá Cá Con làm quen với nhau.
-Tranh 2 : Cá Con trổ tài bơi lội cho Tôm Càng xem.
-Tranh 3 : Tôm Càng phát hiện ra kẻ ác, kịp thời cứu bạn.
-Tranh 4 : Cá Con biết tài của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. 
 -Chia nhóm. Tập kể trong nhóm từng đoạn dựa vào nội dung từng tranh
-Mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn lên kể.
Nhận xét.
-Mỗi nhóm cử bạn giỏi khá lên thi kể trước lớp.
-Mỗi nhóm 4 em nối tiếp nhau kể 4 đoạn câu chuyện.
-4 bạn đại diện 4 nhóm thi kể nối tiếp 4 đoạn. Nhận xét, chọn bạn kể hay.
-HS tham gia kể lại một đoạn trong câu chuyện
-Chia nhóm, mỗi nhóm 3 em phân vai dựng lại câu chuyện (sử dụng mặt nạ, băng giấy đội đầu của Tôm Càng, Cá Con)
-Nhóm nhận xét, góp ý.
-Chọn bạn tham gia thi kể lại câu chuyện. Nhận xét (nhóm cử trọng tài chấm điểm)
- Sẵn sàng cứu giúp..
- HSTL
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ..
-Phải biết quan tâm giúp đỡ bạn.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN: TIẾT 129
Bài dạy : CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC .
I/ MỤC TIÊU :
Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạch của nó.
HS hoàn thành tốt làm thêm bt3/ 130
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Thước đo độ dài.
2.Học sinh : Sách toán, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1 / Ổn định lớp:(1’)
 2 / KTBC: (5’)Lần lượt 3 hs lên làm 3 cột của bài tập 2/129
 3 / Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt động 1 : Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- HSnhận biết được quy tắc tính chu vi hình tam giác, tứ giác
A/Chu vi hình tam giác :
-GV vẽ hình tam giác và gọi HS đọc tên hình ?
- Hãy đọc tên các đoạn thẳng có trong hình ?
-GV nói : Các đoạn thẳng mà các em vừa đọc tên chính là các cạnh của hình tam giác ABC.
-Vậy hình tam giác ABC có mấy cạnh, đó là những cạnh nào ?
- Chỉ trên và nói : Cạnh của hình tam giác (của một hình) chính là các đoạn thẳng tạo thành hình.
-Quan sát hình và cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA ?
-Đây chính là độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
-Hãy nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC 
-Hãy tính tổng độ dài các cạnh AB, BC, CA.
-Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu ?
-Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. 
Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu ?
B/Giới thiệu cạnh và chu vi hình chữ nhật :
-Giáo viên giới thiệu tương tự như chu vi hình tam giác.
*Chốt lại cách tính chu vi HCN-HTG
Hoạt động 2 :(15’) Luyện tập, thực hành.
HSgiải được các bài tập, GV giúp đỡ thêm
Bài 1/130 : 
-Khi biết độ dài các cạnh muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào ?
-Yêu cầu HS làm bài-Theo dõi giúp đỡ thêm hs.
Bài 2/130 : Hướng dẫn tương tự bài 1.
Bài 3/ 130: HS hoàn thành tốtlàm
Yêu cầu HS nêu cách làm và thực hành làm vào nháp
a/- Đô dài các cạnh hình tam giác ABC đều bằng 3 cm
b/ Chu vi hình tam giác ABC:
3 + 3 + 3= 9( cm)
ĐS: 9 cm
Hoạt động cuối :(2’) Củng cố, dặn dò.
-Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ?
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
Dặn dò. -Ôn lại bài.Thuộc quy tắt
-Tam giác ABC.
-Đoạn thẳng : AB, BC, CA.
-Tam giác ABC có 3 cạnh đó là : AB, BC, CA.
-Quan sát.
-HS quan sát hình và trả lời : AB dài 3 cm, BC dài 5 cm, CA dài 4 cm.
-Một vài em trả lời.HS nhắc lại.
-HS : thực hiện tính tổng :
3 cm + 5 cm + 4 cm = 12 cm
-Là 12 cm.
-Chu vi của hình tam giác ABC là 12 cm.
-Học sinh thực hiện tính chu vi hình chữ nhật..
-HS trả lời-HS nhắc lại.
-Tính chu vi hình tam giác khi biết độ dài các cạnh..
Ta tính tổng

File đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc
Giáo án liên quan