Giáo án môn Toán Lớp 2 - Tiết 127: Số 1 trong phép nhân và phép chia - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Hường

1. Giới thiệu bài mới - GV dựa vào 3 bài toán vừa kiểm tra bài cũ hỏi: Các con có nhận xét gì về các số hạng trong các phép tính vừa tìm được.

- GV nhận xét.

- GV hỏi : Với các phép tính có các số hạng giống nhau ta có thể chuyển thành phép tính gì ?

- Mời HS chuyển phép tính thứ nhất 1+1=2 thành phép nhân.

- GV nhận xét.

- Mời HS chuyển phép tính thứ hai 1+1 +1=3 thành phép nhân.

- GV nhận xét.

- Mời HS chuyển phép tính thứ ba 1+1 + 1+1=4 thành phép nhân.

- GV nhận xét .

- GV yêu cầu HS quan sát ba phép nhân đều có thừa số chung nào ?

- GV nhận xét.

- GV nêu: Vậy số 1 trong phép nhân và phép chia có gì đặc biệt, chúng ta cùng nhau tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.

- GV ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng và mời cả lớp viết tên bài vào vở: Số 1 trong phép nhân và phép chia.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 2 - Tiết 127: Số 1 trong phép nhân và phép chia - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Đặng Thị Hường
Lớp: 2
Thứ hai ngày 29 tháng 7 năm 2019
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Toán
Tiết 127: Số 1 trong phép nhân và phép chia
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm được các quy tắc: số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó, số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
Giải được các bài toán có liên quan.
Kỹ năng
Giải được các bài toán: nhân một số với 1, 1 nhân với một số, chia một số cho 1 thành thạo, chính xác.
Thái độ
Yêu thích học tập môn Toán và áp dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
Năng lực
Phát triển năng lực tư duy trong giải toán.
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của GV
Kế hoạch dạy học.
Phiếu bài tập, phiếu thảo luận nhóm.
Chuẩn bị của HS
SGK, vở toán.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
Ổn định tổ chức
GV nhắc HS chuẩn bị SGK, vở để bước vào tiết học.
Lấy sách vở chuẩn bị cho tiết học.
3’
Kiểm tra bài cũ
GV chiếu bài toán1: Tính độ dài đường gấp khúc ABC với độ dài các đoạn thẳng là 1cm.
Mời HS trả lời.
GV mời HS nhận xét.
GV nhận xét.
GV chiếu bài toán 2: Tính chu vi tam giác ABC có độ dài các cạnh lần lượt là 1cm.
Mời 1 HS trả lời.
Mời HS nhận xét.
GV nhận xét.
GV chiếu bài toán 3: Tính chu vi tứ giác ABCD với độ dài các cạnh lần lượt là 1cm.
Mời HS trả lời.
Mời HS nhận xét.
GV nhận xét.
GV nhận xét, khen ngợi việc học bài cũ của HS.
Theo dõi bài toán.
Độ dài đường gấp khúc ABC là:
1 + 1= 2 (cm)
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Chú ý lắng nghe.
Theo dõi bài toán.
Chu vi tam giác ABC là: 1 + 1 + 1 = 3 (cm).
Nhận xét.
Lắng nghe.
Theo dõi bài toán.
Chu vi tứ giác ABC là : 1+1+1+1=4 (cm)
Nhận xét.
Lắng nghe.
2’
Giới thiệu bài mới
GV dựa vào 3 bài toán vừa kiểm tra bài cũ hỏi: Các con có nhận xét gì về các số hạng trong các phép tính vừa tìm được.
GV nhận xét.
GV hỏi : Với các phép tính có các số hạng giống nhau ta có thể chuyển thành phép tính gì ?
Mời HS chuyển phép tính thứ nhất 1+1=2 thành phép nhân.
GV nhận xét.
Mời HS chuyển phép tính thứ hai 1+1 +1=3 thành phép nhân.
GV nhận xét.
Mời HS chuyển phép tính thứ ba 1+1 + 1+1=4 thành phép nhân.
GV nhận xét .
GV yêu cầu HS quan sát ba phép nhân đều có thừa số chung nào ?
GV nhận xét.
GV nêu: Vậy số 1 trong phép nhân và phép chia có gì đặc biệt, chúng ta cùng nhau tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.
GV ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng và mời cả lớp viết tên bài vào vở: Số 1 trong phép nhân và phép chia.
Các số hạng đều là 1.
Lắng nghe.
Ta có thể chuyển thành phép nhân.
1x2=2
Lắng nghe.
1x3=3
Lắng nghe.
1x4=4
Cũng có thừa số 1.
Lắng nghe.
Ghi bài vào vở
12’
Bài học
Số 1 trong phép nhân
Phép chia cho 1
GV chiếu phép tính 1x2= và mới 1HS đọc.
GV hỏi: Trong phép tính 1 được lấy mấy lần ?
GV yêu cầu HS chuyển phép nhân trên thành tổng các số hạng bằng nhau.
Mời HS nhận xét câu trả lời.
GV hỏi: Vậy 1x2= ?
Cô có phép tính 1x3=, bạn nào hãy chuyển cho cô thành tổng các số hạng bằng nhau.
Vậy 1x3= ?
Vậy phép tính cuối cùng 1x4= ?
Vì sao con tính được 1x4=4?
GV yêu cầu HS đọc phép tính 1x2=2 và nêu các thành phần của phép tính.
GV hỏi: Con có nhận xét gì về thừa số thứ hai và tích?
GV yêu cầu HS quan sát ba phép tính:
1x2=2, 1x3=3, 1x4=4 và nhận xét về thừa số thừa hai và tích.
GV hỏi: Vậy phép nhân của 1 với một số nào đó có gì đặc biệt?
GV chốt: Câu trả lời của bạn cũng chính là kết luận đầu tiên mà chúng ta rút ra được.
Mời 1HS đọc kết luận.
Mời cả lớp đọc kết luận.
Mời cả lớp làm nhanh 2 phép tính:
1x5=?
1x20=?
GV chiếu đáp án.
GV nêu: Tiếp theo cô có phép tính 2x1=? Bạn nào biết kết quả?
Vì sao con biết 2x1=2?
GV nhận xét.
GV đưa phép tính thứ hai: 3x1=? Bạn nào biết?
Vì sao con biết: 3x1=3
Phép tính cuối cùng: 4x1=? Bạn nào biết?
Vì sao con biết 4x1=4?
GV hỏi: Con có nhận xét gì về thừa số thứ hai?
Con có nhận xét gì về thừa số thứ nhất và tích?
GV hỏi: Khi nhân một số nào đó với 1 thì tích có gì đặc biệt?
Như vậy, chúng mình đã rút ra được kết luận thứ hai.
Mời 1 HS đọc kết luận.
Mời cả lớp đọc kết luận.
Mời cả lớp tính nhanh: 15x1=? 25x1=?
GV hỏi: Vì sao con lại tính được như vậy?
GV nêu: Như vậy, cô trò mình vừa tìm hiểu xong phép nhân có thừa số 1. Vậy phép chia cho 1 như thế nào, cô cùng các con sang phần 2: Phép chia cho 1
Mời 1 HS đọc to phép tính 1x2.
Vậy 1x2=?
Mời 1 HS nêu thành phần của phép tính.
Muốn tìm thừa số thứ hai ta làm thế nào?
Phép tính tiếp theo: 1x3=?
Bạn nào giỏi tìm cho cô thừa số thứ hai trong phép tính này?
Phép tính cuối cùng: 1x4=?
Tìm thừa số thứ hai ta làm thế nào?
GV mời cả lớp đọc to phép tính 2:1=2
Con có nhận xét gì về số chia trong phép tính?
Con có nhận xét gì về số bị chia và thương?
GV hỏi: Qua ba phép chia, các con nhận thấy phép chia cho 1 có điều gì đặc biệt?
Gv nhận xét và chiếu kết luận.
GV mời 1 HS đọc.
GV mời cả lớp đọc.
Mời cả lớp làm nhanh 2 phép tính:
15: 1=? Và 30 : 1=?
Vì sao các con lại làm được nhanh như vậy?
GV chốt: Qua phần tìm hiểu bài, cô và các con đã rút ra được 3 kết luận. Cô mời 3 bạn nối tiếp nhau đọc 3 kết luận.
Đọc bài.
Số 1 được lấy 2 lần
1+1=2
Nhận xét.
1x2=2
1+1+1=3
1x3=3
1x4=4
Vì 1x4=1+1+1+1, 1 được lấy 4 lần.
Thừa số thứ nhất:1, thừa số thứ hai: 2, tích: 2
Đều là số 2.
Các thừa số thứ hai và tích đều giống nhau.
1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
Lắng nghe.
Hs đọc.
1x5=5
1x20=20
Cả lớp theo dõi, đối chiếu kết quả.
2x1=2
Vì theo bảng nhân 2
3x1=3
Vì theo bảng nhân 3.
4x1=4
Vì theo bảng nhân 4.
Đều là 1
Thừa số thứ nhất và tích giống nhau.
Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
Lắng nghe.
Đọc kết luận.
15x1=15, 25x1=25
Vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
Lắng nghe.
Đọc 1x2.
1x2=2
1 là thừa số thứ nhất, 2 là thừa số thứ hai, 2 là tích.
2:1=2
1x3=3
3 :1=3
1x4=4
4 :1=4
Cả lớp đọc.
Số chia là 1.
Số bị chia và thương giống nhau. 
Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
Theo dõi.
1HS đọc.
Cả lớp đọc.
Đều bằng 1.
Vì số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
15’
Luyện tập
Bài 1
Bài 2
Bài 3
GV nêu: Chúng ta cùng áp dụng kiến thức vừa học để làm 3 bài tập trong SGK. 
Cô và các con sẽ đến với bài 1.
GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
GV hỏi: Đề bài cho biết gì?
Với bài tập này, chúng mình sẽ làm vào Phiếu bài tập trong thời gian 2 phút.
Mời mỗi HS nêu kết quả của 1 phép tính lần lượt cho đến hết. Cả lớp theo dõi nếu bạn nêu đúng thì vỗ tay chúc mừng. Nếu bạn nêu chưa đúng thì giơ tay xin phát biểu giúp đỡ bạn.
GV nhận xét.
GV hỏi: Vì sao con tính được phép tính :1x2=2 nhanh như vậy?
GV hỏi: Vì sao con tính được phép tính: 3x1=3 nhanh như vậy ?
GV hỏi: Vì sao con tính được phép tính: 5:1=5 nhanh ?
GV nhận xét, khen ngợi.
GV chốt: Qua bài tập 1, các con đã biết áp dụng 3 quy tắc rất nhanh. 
Bây giờ, cô mời các con bước sang bài tập số 2.
GV mời HS đọc yêu cầu.
GV hỏi: Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
GV nêu : Với bài số 2 này, các con thảo luận theo nhóm 4 rồi điền kết quả vào Phiếu thảo luận nhóm trong thời gian 2 phút.
GV mời 1 nhóm báo cáo.
GV mời các nhóm khác nhận xét.
GV chiếu kết quả, HS đối chiếu và mời 1HS đọc.
GV nhận xét, khen ngợi.
GV chốt - chuyển : Như vậy, cô thấy lớp chúng ta đã vận dung rất tốt ba quy tắc để làm bài. 
Tiếp theo, chúng ta sẽ sang bài tập số 3.
GV hỏi : Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
GV mời 3HS mỗi HS làm 1 biểu thức. Cả lớp làm ra nháp. Sau đó, đổi chéo nháp so sánh kết quả.
Mời lớp nhận xét bài làm của 3 bạn.
Cô mời bạn làm phép tính thứ hai nêu cách làm của mình.
GV nhận xét, chốt : Các biểu thức gồm có 2 phép tính nhân và chia. Khi thực hiện tính giá trị biểu thức, ta thực hiện tính từ trái sang phải.
GV chuyển : Như vậy, chúng ta đã luyện tập xong 3 bài tập. Cô tháy lớp mình đã biết áp dụng 3 quy tắc để làm bài tập rất thành thạo và chính xác.
Lắng nghe.
Đọc đề bài.
Tính nhẩm.
Làm phiếu bài tập trong 2 phút.
Mỗi HS nêu kết quả 1 phép tính.
Dựa theo quy tắc: 1 nhân với số nào cũng bằng chính nó.
Quy tắc : Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.
Quy tắc : Số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
Chú ý lắng nghe.
Đọc yêu cầu.
Điền số thích hợp.
Thảo luận nhóm và điền vào Phiếu bài tập nhóm.
Báo cáo nhóm.
Nhận xét.
Đối chiếu và đọc kết quả.
Chú ý lắng nghe.
Tính.
3HS làm bảng, cả lớp làm nháp.
Nhận xét bài làm 3 bạn.
Lắng nghe, ghi nhớ.
3
Củng cố - dặn dò
GV hỏi: Các con có muốn cùng cô chơi trò chơi không ?
Bây giờ chúng ta sẽ chơi một trò chơi. Các con hãy đọc to tên trò chơi nào?
GV nêu luật chơi : Các sinh vật biển đang bị mụ phù thủy đọc ác bắt giữ. Các bạn ấy muốn nhờ chúng mình giải cứu giúp các bạn ấy. Để giải cứu được, chúng ,mình phải trả lời được các câu hỏi mà mụ phù thủy đưa ra cho các sinh vật. Bây giờ, chúng mình cùng bắt đầu giai cứu các bạn ấy nhé!
10x1= .
1x.= 25
.. :1= 35
45x1= ..
Như vậy, chúng ta giải cứu được các sinh vật biển.
Qua tiết học hôm nay, chúng ta đã học bài gì? 
Mời HS nhắc lại 3 kết luận.
GV nhận xét, khen ngợi.
GV dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
Giải cứu đại dương
Chú ý lắng nghe.
10x1=10
1x25=25
35 :1=35
45x1=45
Chú ý lắng nghe.
Nhắc lại kết luận.
Chú ý lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_2_tiet_127_so_1_trong_phep_nhan_va_phep.docx
Giáo án liên quan