Giáo án môn Toán Lớp 2 - Bài: Luyện tập chung - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Quỳnh

A.Kiểm tra bài cũ: (2-3p)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện phép tính và cả lớp làm vào giấy nháp :

 3 x 5 = . 4 x 4 = .

 2 x 4 = . 5 x 7 = .

 3 x 8 = . 2 x 10 = .

 - Giáo viên nhận xét và cho điểm.

B. Bài mới: (30-36p)

1. Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức bảng nhân 2, 3, 4, 5 và kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc.

2. Luyện tập :

Bài 1 : Tính nhẩm :

- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ trong vòng 2p’ và tính nhẩm miệng.

- Giáo viên tổ chức trò chơi : Tiếp sức.

+ Luật chơi : Cô sẽ chia lớp chúng ta thành 2 đội, mỗi đội có 4 thành viên. Khi có lệnh ‘ bắt đầu’ thì người đứng đầu hàng sẽ nhanh chóng chạy lên bảng điền kết quả của phép tính thứ nhất, sau đó chạy nhanh về cuối hàng. Tiếp tục người thứ hai chạy lên điền kết quả, cứ như thế cho đến hết các phép tính. Thời gian chơi trong vòng 6p’.

- Giáo viên cho học sinh chơi.

- Giáo viên nhận xét và yêu cầu một học sinh đọc lại kết quả.

Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống :

- Giáo viên hỏi : Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng số trên bảng.

- Giáo viên hỏi : Muốn viết được số thích hợp vào ô trống chúng ta phải thực hiện phép tính gì ?

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn : Mỗi cột trong bảng thể hiện một phép tính nhân, trong đó hai dòng đầu tiên ghi các thừa số của phép nhân và dòng cuối cùng ghi tích.

- Giáo viên làm mẫu ô thứ nhất : Ở ô thứ nhất có 2 là thừa số thứ nhất, 6 là thừa số thứ hai. Vậy để tìm tích thì cô sẽ thực hiện phép nhân 2 x 6 và sẽ ra kết quả là 12. 12 là tích của 2 x 6. Theo như cách trên thì chúng ta sẽ thực hiện điền được các số thích hợp vào ô trống.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 2 vào vở trong vòng 5p’ và sau đó lần lượt mời 1 bạn học sinh lên bảng hoàn thành bảng số.

- Giáo viên nhận xét.

Bài 3 :

>

<

=

- Giáo viên hỏi : Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Muốn điền được dấu cho đúng, trước hết chúng ta phải làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm bài tập 3 vào nháp trong vòng 4p’ và một nhóm làm vào bảng phụ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng, sau đó nhận xét.

Bài 4 :

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài.

- Giáo viên mời 1 học sinh tóm tắt bài toán.

- Giáo viên yêu cầu học sinh giải bài toán vào vở và sau đó mời 1 bạn lên bảng chữa bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh.

Bài 5 :

- Giáo viên hỏi : Bài tập 5 yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc chúng ta làm như thế nào ?

- Giáo viên hướng dẫn : Muốn tính độ dài đường gấp khúc chúng ta đo độ dài từng đoạn thẳng cho trước, sau đó tính tổng các đoạn thẳng sẽ ra độ dài đường gấp khúc chúng ta cần tính. Bài tập này cô sẽ ra về nhà, các em hãy làm vào vở và tiết học sau cô sẽ kiểm tra.

C. Củng cố- dặn dò: (1p)

- Về nhà hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.

- Chuẩn bị bài học mới : Phép chia ( trang 107 SGK)

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 2 - Bài: Luyện tập chung - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2020 
Người dạy: Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp: 2E
Môn: Toán
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần 21: LUYỆN TẬP CHUNG
	 ( Toán 2, trang 106 SGK)
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong, học sinh sẽ đạt được:
1.Về kiến thức:
- Nhớ các bảng nhân 2,3,4,5.
- Thực hành tính trong các bảng nhân đã học.
- Nhớ tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân.
- Đo được độ dài đường gấp khúc. 
2. Về kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng tính toán.
- Củng cố kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng cho trước và tính độ dài đường gấp khúc.
3.Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
- Giáo dục học sinh học tập và xây dựng bài tích cực.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
- Bảng phụ
- Trò chơi
- Sách giáo khoa Toán 5
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa Toán 5
- Vở bài tập Toán 5
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: (2-3p)
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện phép tính và cả lớp làm vào giấy nháp :
 3 x 5 = ..... 4 x 4 = .....
 2 x 4 = ..... 5 x 7 = .....
 3 x 8 = ..... 2 x 10 = .....
 - Giáo viên nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới: (30-36p)
1. Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức bảng nhân 2, 3, 4, 5 và kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc. 
2. Luyện tập :
Bài 1 : Tính nhẩm :
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ trong vòng 2p’ và tính nhẩm miệng.
- Giáo viên tổ chức trò chơi : Tiếp sức.
+ Luật chơi : Cô sẽ chia lớp chúng ta thành 2 đội, mỗi đội có 4 thành viên. Khi có lệnh ‘ bắt đầu’ thì người đứng đầu hàng sẽ nhanh chóng chạy lên bảng điền kết quả của phép tính thứ nhất, sau đó chạy nhanh về cuối hàng. Tiếp tục người thứ hai chạy lên điền kết quả, cứ như thế cho đến hết các phép tính. Thời gian chơi trong vòng 6p’. 
- Giáo viên cho học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét và yêu cầu một học sinh đọc lại kết quả.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống :
- Giáo viên hỏi : Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng số trên bảng.
- Giáo viên hỏi : Muốn viết được số thích hợp vào ô trống chúng ta phải thực hiện phép tính gì ?
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn : Mỗi cột trong bảng thể hiện một phép tính nhân, trong đó hai dòng đầu tiên ghi các thừa số của phép nhân và dòng cuối cùng ghi tích.
- Giáo viên làm mẫu ô thứ nhất : Ở ô thứ nhất có 2 là thừa số thứ nhất, 6 là thừa số thứ hai. Vậy để tìm tích thì cô sẽ thực hiện phép nhân 2 x 6 và sẽ ra kết quả là 12. 12 là tích của 2 x 6. Theo như cách trên thì chúng ta sẽ thực hiện điền được các số thích hợp vào ô trống. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 2 vào vở trong vòng 5p’ và sau đó lần lượt mời 1 bạn học sinh lên bảng hoàn thành bảng số.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : 
>
< 
=
- Giáo viên hỏi : Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn điền được dấu cho đúng, trước hết chúng ta phải làm gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm bài tập 3 vào nháp trong vòng 4p’ và một nhóm làm vào bảng phụ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng, sau đó nhận xét.
Bài 4 :
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên mời 1 học sinh tóm tắt bài toán.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải bài toán vào vở và sau đó mời 1 bạn lên bảng chữa bài.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh. 
Bài 5 : 
- Giáo viên hỏi : Bài tập 5 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc chúng ta làm như thế nào ?
- Giáo viên hướng dẫn : Muốn tính độ dài đường gấp khúc chúng ta đo độ dài từng đoạn thẳng cho trước, sau đó tính tổng các đoạn thẳng sẽ ra độ dài đường gấp khúc chúng ta cần tính. Bài tập này cô sẽ ra về nhà, các em hãy làm vào vở và tiết học sau cô sẽ kiểm tra.
C. Củng cố- dặn dò: (1p)
- Về nhà hoàn thành các bài tập vào vở bài tập. 
- Chuẩn bị bài học mới : Phép chia ( trang 107 SGK)
- Học sinh làm bài.
3 x 5 = 15 4 x 4 = 16
2 x 4 = 8 5 x 7 = 35
3 x 8 = 24 2 x 10 = 20
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh chơi.
 2 x 5 = 10 4 x 4 = 16
 2 x 9 = 18 4 x 3 = 12
 2 x 4 = 8 4 x 7 = 28
 2 x 2 = 4 4 x 2 = 8
 3 x 7 = 21 5 x 10 = 50
 3 x 4 = 12 4 x 10 = 40
 3 x 3 = 9 3 x 10 = 30
 3 x 2 = 6 2 x 10 = 20
- Học sinh đọc lại kết quả.
- Học sinh trả lời: Bài tập này yêu cầu chúng ta viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh quan sát
- Học sinh trả lời: Muốn viết được số thích hợp vào ô trống chúng ta phải thực hiện phép nhân.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh làm làm bài vào vở.
- Học sinh trả lời: Bài tập 3 yêu cầu chúng ta điền dấu lớn, bé, bằng vào chỗ trống.
- Học sinh trả lời: Muốn điền được dấu cho đúng, chúng ta phải tính các tích, sau đó so sánh các tích với nhau rồi điền dấu thích hợp.
- Học sinh thảo luận và làm bài
 2 x 3 = 3 x 2
 4 x 6 > 4 x 3
 5 x 8 > 5 x 4
 4 x 9 < 5 x 9
 5 x 2 = 2 x 5
 3 x 10 > 5 x 4
- Học sinh đọc đề bài
- Học sinh tóm tắt bài toán
- Học sinh giải bài toán.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh trả lời: Bài tập yêu cầu chúng ta đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc.
- Học sinh trả lời: Ta đo từng đoạn thẳng rồi tính tổng các đoạn thẳng sẽ ra độ dài đường gấp khúc.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_2_bai_luyen_tap_chung_nam_hoc_2019_2020.doc