Giáo án môn Toán khối 3 - Tuần 19

A- MỤC TIÊU

- Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số. Nhận biết thứ tự các số có bốn chữ số. Làm quen với các số tròn nghìn.

- Rèn KN đọc và viết số.

- GD HS chăm học .

B- ĐỒ DÙNG GV : Bảng phụ- Phiếu HT

 HS : SGK

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán khối 3 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19
Thứ 2 ngày tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết 90 : Các số có bốn chữ số.
A- Mục tiêu
- HS nhận biết các số có bốn chữ số. Bước đầu đều biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Biết nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
- Rèn KN đọc viết số có bốn chữ số.
- GD HS ham học toán.
B- Đồ dùng 
- GV + HS : các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 , 1 ô vuông, Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: Giới thiệu số có bốn chữ số:
- Tấm bìa có mấy cột ?
- Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông?
- Cả tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy 10 tấm bìa như thế và xếp vào 1 nhóm. Vậy nhóm này có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp 4 tấm bìa như thế và xếp vào 1 nhóm khác. Nhóm thứ hai này có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp nhóm thứ ba có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 10 ô vuông. Vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp nhóm thứ tư 1 tấm bìa có 3 ô vuông. nhóm thứ tư có bao nhiêu ô vuông?
- Vậy tất cả 4 nhóm có bao nhiêu ô vuông?
+ Treo bảng phụ kẻ bảng như SGK:
- Đọc dòng đầu của bảng ?
- HD HS viết các số vào bảng theo các hàng từ hàng đơn vị đến hàng nghìn.
+ GV nêu : - số gồm 1nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là: 1423, đọc là" Một nghìn bốn trăm hai mươi ba"
- Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.(Lấy 1 vài VD khác)
b) HĐ 2: Thực hành:
* Bài 1 / 92
- Nêu yêu cầu BT
- Hàng nghìn gồm mấy nghìn?
- Hàng trăm gồm mấy trăm?
- Hàng chục gồm mấy chục?
- Hàng đơn vị gồm mấyđơn vị ?
- Ta viết đựơc số nào ? số đó có mấy chữ số? Giá trị của mỗi chữ số?
- Khi viết ta viết theo thứ tự nào?
* Bài 2 / 93
- Nêu yêu cầu BT
- Khi đọc và viết ta viết số theo thứ tự nào?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3 / 93
- Nêu yêu cầu BT ?
- Dãy số có đặc điểm gì ? 
- Muốn điền số tiếp theo em làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
+ Đọc số: 3246, 6758.
- Giá trị của mỗi chữ số ?
+ Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Lấy 1 tấm bìa, quan sát.
- Có 10 cột
- 10 ô vuông
- 100 ô vuông
- Thực hành xếp,( đếm thêm 100 để có 100, 200, ..., 1000)
- 1000 ô vuông.
- 400 ô vuông
- 20 ô vuông
- 3 ô vuông
- 1000, 400, 20, 3 ô vuông.
- Đọc : nghìn, trăm, chục, đơn vị.
hàng
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1000
100
10
1
1
4
2
3
- Viết 1423- Đọc : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
- Nêu lại: Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
+ Viết theo mẫu
- 3 nghìn
- 4 trăm
- 4 chục
- 2 đơn vị.
- Số 3442 có 4 chữ số. Chữ số 3 chỉ 3 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 4 chỉ 4 chục, chữ số 2 chỉ 2 đơn vị.
+ Viết theo mẫu
- Từ trái sang phải, từ hàng nghìn đến hàng đơn vị.
5947: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
9174:chín nghìn một trăm bảy mươi tư.
+ Làm phiếu HT
- Điền số thích hợp vào chỗ trống
- Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. 
- Lấy số đứng trước cộng thêm 1 đơn vị.
2681; 2682; 2683; 2684; 2685; 2686.
9152; 9153; 9154; 9155; 9156; 9157.
- HS đọc và nêu giá trị của mỗi chữ số.
Thứ 3 ngày tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết 92 : Luyện tập
A- Mục tiêu
- Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số. Nhận biết thứ tự các số có bốn chữ số. Làm quen với các số tròn nghìn.
- Rèn KN đọc và viết số.
- GD HS chăm học .
B- Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT
 HS : SGK
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra: Đọc và viết các số:
3457; 2198. Nêu giá trị của mỗi chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập:
* Bài 1; 2: 
- Đọc đề?
- Khi đọc, viết số ta đọc,viết theo thứ tự nào?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- Dãy số có đặc điểm gì?
- Muốn điền được số tiếp theo em làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: 
- Đọc đề?
- HD vẽ tia số:
- Điểm gốc của tia số là điểm nào?
- Đặc điểm của các số trên tia số?
- Muốn viết tiếp số tròn nghìn em làm ntn?
- Đọc dãy số tròn nghìn vừa viết?
4/ Củng cố:
- Thi đọc và viết số.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
2- 3 HS làm
- Nhận xét
- Viết số.( Làm miệng)
- Từ trái sang phải
Một nghìn chín trăm năm mươi tư: 1954
Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm: 4765
6358: Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám.
- Viết tiếp số.( Làm phiếu HT)
- Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Lấy số đứng trước cộng thêm 1 đơn vị.
8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655.
6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500.
- Đọc sgk
- Điểm 0( trùng với điểm 0 trên thước)
- Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- Lấy số đứng trước cộng thêm 1000.
1000; 2000; 3000; 4000; 5000; 6000; 7000; 8000; 9000.
- Đọc xuôi, đọc ngược.
+ HS 1: Đọc số bất kì
+ HS 2: Viết số bạn vừa đọc
Thứ 4 ngày tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết 93: Các số có 4 chữ số ( Tiếp )
A- Mục tiêu
- HS nhận biết các số có bốn chữ số. Bước đầu đều biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Biết nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
- Rèn KN đọc viết số có bốn chữ số.
- GD HS ham học toán.
B- Đồ dùng GV : Bảng phụ kẻ sẵn ND như SGK, Phiếu HT
 HS : SGK.
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: Đọc và viết số có 4 chữ số
( Trường hợp các chữ số ở hàng trăm, chục, đơn vị là 0)
- Treo bảng phụ
- Chỉ vào dòng của số 2000 : Số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- Ta viết số này ntn?
- Số này đọc ntn?
+HD tương tự với các số khác trong bảng.
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1:
- BT yêu cầu gì?
- GV giao việc: 2 HS ngồi gần nhau thi đọc số.
+ HS 1: viết số
+ HS 2 : đọc số
Sau đó đổi vai.
- Gọi đại diện 2- 3 nhóm thực hành đọc, viết số trước lớp.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Nhận xét dãy số có đặc điểm gì?
- Muốn điền được số tiếp theo em làm ntn?
- Chia 3 nhóm, thảo luận. 
- Nhận xét, cho điểm các nhóm.
* Bài 3:- Đọc thầm các dãy số?
- Các số trong dãy số a là những số ntn?
- Các số trong dãy số b có đặc điểm gì?
- Các số trong dãy số ccó đặc điểm gì?
- Muốn viết số thích hợp tiếp theo em làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
- Cho VD về số tròn nghìn? tròn trăm, tròn chục?
- Dặn dò: Ôn đọc, viết số.
- Hát
- quan sát
- 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.
- 2000
- Hai nghìn
- Đọc các số
+ HS1: 3690
+ HS 2: Ba nghìn sáu trăm chín mươi
+ HS 1: Sáu nghìn năm trăm linh tư
+ HS 2: 6504....
- HS nêu
- hai số liên tiếp đứng liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Lấy số dứng trước cộng themm 1 đơn vị
5616; 5617; 5618; 5619; 5620; 5621.
8009; 8010; 8011; 8012; 8013; 8014.
6000; 6001; 6002; 6003; 6004; 6005.
- đọc thầm
- Là những số tròn nghìn.
- Là những số tròn trăm. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 100.
- Là những số tròn chục. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 10.
- Làm phiếu HT
3000; 4000; 5000; 6000; 7000; 8000.
9000; 9100; 9200; 9300; 9400; 9500.
4420; 4430; 4440; 4450; 4460; 4470.
- HS nêu
Thứ 5 ngày tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết 94: Các số có bốn chữ số ( Tiếp )
A- Mục tiêu
- HS nhận biết cấu tạo thập phân của các số có 4 chữ số. Biết viết các số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
- Rèn KN đọc, viết và phân tích số
- GD HS chăm hcọ toán.
B- Đồ dùng GV : Bảng phụ chép bài học như SGK, Phiếu HT
 HS : SGK
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Đọc các số: 4520; 6800
- Viết các số: Bảy nghìn bốn trăm; Hai nghìn sáu trăm ba mươi.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD phân tích số theo cấu tạo thập phân.
- Ghi bảng: 5427- Đọc to số này?
- Số 5427 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Viết thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị?
- Nhận xét và treo bảng phụ nêu cách viết đúng.
- HD tương tự với các số khác trong bảng.
* Lưu ý: - Số bất kì cộng với 0 cho ta KQ là bao nhiêu?
- Vậy số 0 trong tổng không ảnh hưởng đến giá trị của tổng( VD: 2005= 2000 +5)
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1 :- Đọc thầm BT?
- BT yêu cầu gì?
- Đọc số.
- Chấm,nhận xét
* Bài 2: - BT cho biết gì?
- BT yêu cầu gì?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- GV đọc số
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 4:
- BT có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu gì?
- Chấm bài nhận xét.
+ Lưu ý:Số 0000 không phải là số có 4 chữ số mà các chữ số đều giống nhau.
4/ Củng cố:
- Thi viết nhanh thành tổng:
6543; 7890; 3003
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
4 HS thực hiện
- HS khác nhận xét.
- Năm nghìn bốn trăm hai mươi bảy
- 5 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 7 đơn vị
5427 = 5000 + 400 + 20 +7
9683 = 9000 + 600 + 80 + 3
7070 = 7000 +70 
8102 = 8000 + 100 + 2
6790 = 6000 + 700 + 90.
4400 = 4000 + 400
- Đọc thầm
- Viết các số( theo mẫu)
- Viết ra phiếu HT
- Cho tổng của các nghìn, cá trăm, các chục, các đơn vị.
- Viết thành số có 4 chữ số.
- Làm phiếu HT
300 +600 + 10 + 2= 3612
7000 + 900 + 90 +9= 7999
4000 + 400 +4 = 4404
2000 + 2 = 2002
- Viết số
- Viết vào bảng con
8515; 8550; 8500.
- Làm vở
- 2 yêu cầu
+ Viết số có 4 chữ số.
+ Các chữ số của mỗi số đều giống nhau.
1111; 2222; 3333; 4444; 5555; 6666; 7777; 8888; 9999.
- HS thi viết
Thứ 6 ngày tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết 95: Số 10 000- luyện tập.
A- Mục tiêu
- HS nhận biết số 10 0009 mười nghìn- một vạn). Củng cố về số tròn nghìn. Củng cố về thứ tự số có 4 chữ số.
- Rèn KN nhận biết số, thứ tự số có 4 chữ số.
B- Đồ dùng GV : Các thẻ ghi số 10 000
 HS : SGK
C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra: Viết số thành tổng.
4563; 3902; 7890.
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới.
a) HĐ 1: Giới thiệu số 10 000.
- Giao viêc: Lấy 8 thẻ có ghi số 1000
- Gv gắn 8 thẻ lên bảng
- Có mấy nghìn?
- Lấy thêm 1 thẻ nữa: Tám nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn?
- Lấy thêm 1 thẻ nữa. Chín nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn?- Để biểu diễn số mười nghìn, người ta viết số 10 000.
- Số 10 000 gồm mấy chữ số? Là những chữ số nào?
- Mười nghìn còn được gọi là một vạn.
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1:- BT yêu cầu gì?
- Nhận xét, sửa sai.
- Thế nào là số tròn nghìn?
* Bài 2:- BT yêu cầu gì?
- Nhận xét ,chữa bài.
- Em có nhận xét gì về số tròn trăm?
* Bài 4:
- BT yêu cầu gì?
- Muốn viết được số tiếp theo ta làm ntn?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 5: - BT yêu cầu gì ?
- Nêu cách tìm số liền trước?số liền sau?
- Chấm bài, nhận xét
4/ Củng cố:
- Đếm thêm 1000 từ 1000 đến 10 000?
- Dặn dò: ôn lại bài.
- hát
- 3 HS làm
- Nhận xét.
- Thực hiện
- 8 nghìn
- 9 nghìn
- 10 nghìn
- đọc: mười nghìn
- Gồm 5 chữ số. Chữ số 1 đứng đầu avf 4 chữ số 0 đứng tiếp theo.
- Đọc: Mười nghìn còn được gọi là một vạn.
- Viết số tròn nghìn tự 1000 đến 10 000.
- Làm phiếu HT
1000;2000;3000;4000;5000;6000;7000;
8000;9000; 10 000.
- Có 3 chữ số 0 ở tận cùng
- Viết số tròn trăm.( Viết vào nháp- 1 HS lên bảng): 9300; 9400; 9500; 9600;9700; 9800;9900.
- Có 2 chữ số 0 ở tận cùng.
- HS nêu
- Lấy số đứng trước cộng thêm 1.
9995; 9996; 9997; 9998; 9999; 10 000.
- HS nêu( Làm vở)
- Lấy số đã cho trừ đi( cộng thêm) 1 đơn vị: 2667; 2665; 2666
2001; 2002; 2003
9998; 9999; 10 000.
- Đếm xuôi, đếm ngược.

File đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc