Giáo án môn Toán 7 - Tiết 41, 42 - Trường THCS Phương Trung

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:HS được củng cố khắc sâu các kiến thức :dấu hiệu;giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.

2.Kỹ năng: Có kĩ năng tìm giá trị của dấu hiệu , tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.

3.Thái độ : HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

+Phương tiện dạy học:Bảng phụ ghi bài tập 1 ,3 SBT; bài 3,4 SGK

+Phương pháp dạy học:Nêu vấn đề,giợi mở, đàm thoại.

+Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động cá nhân,nhóm

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 + Ôn tập các kiến thức:Chuẩn bị một vài bài điều tra,

 + Dụng cụ:Thước,bảng nhóm

 

doc8 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán 7 - Tiết 41, 42 - Trường THCS Phương Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03-01-2016 
Tuần :20
Tiết 41
§1 THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ,TẦN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Làm quen với bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội 
dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ:số các giá trị của
 dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kĩ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các
 bảng đơn giản để ghi lại được các số liệu thu thập được qua điều tra.
3.Thái độ: Giáo dục HS liên hệ kiến thức đã học với thực tế.
 II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
 + Phương tiện dạy học:Thước thẳng ,bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng1, bảng 2; bảng 3 và phần
 đóng khung trang 6, bài tập 2/7 SGK,bài tập củng cố.
 + Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động nhóm theo kỷ thuật khăn trải bàn.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
 + Nội dung kiến thức :
 + Dụng cụ học tâp:Thước thẳng, bảng nhóm 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp:: (1’) Kiểm tra sỉ số,tác phong của HS.
Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) 
Giảng bài mới : 
	 a.Giới thiệu bài (1’)Giới thiệu sơ lược về chương III: Chương này có mục đích bước đầu hệ thống lại một số kiến thức và kĩ năng mà các em đã biết ở tiểu học và lớp 6 như thu thập số liệu, dãy số, số trung bình cộng, biểu đồ, đồng thời giới thiệu một số khái niệm cơ bản, quy tắc tính toán đơn giản để qua đó cho HS làm quen với thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê.	
	 b. Tiến trình bài dạy:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
12’
Hoạt Động1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
- Đưa bảng phụ ghi bảng 1 SGK: và nêu ví dụ.
-Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu được ghi vào một bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu
- Em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột, nội dung từng cột là gì?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập sau: Em hãy thống kê điểm của tất cả trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán học kì 1
- Kiểm tra, nhận xét bài một vài nhóm
-Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau
-Đưa bảng phụ ghi bảng 2 trang5 SGK để minh họa.
- Theo dõi, ghi nhớ
- Bảng 1 gồm 3 cột, các cột lần lượt chỉ số thứ tự, lớp và số cây trồng được của mỗi lớp.
-Hoạt động nhóm vài phút với bài thống kê điểm của tất cả trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán học kì 1
-HS treo một vài bảng nhóm
-Đại diện một tổ trình bày
-HS nhận xét
1. Thu thaäp soá lieäu, baûng soá lieäu thoáng keâ ban ñaàu
- Người điều tra thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu được ghi lại trong một bảng. Gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu
- Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau.
11’
Hoạt động 2: Dấu hiệu
- Trở lại bảng 1 và giới thiệu thuật ngữ: Dấu hiệu và đơn vị điều tra bằng cách cho HS làm 
- Số cây trồng được của mỗi lớp là dấu hiệu điều tra. Vậy dấu hiệu của cuộc điều tra là gì? 
- Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
- Nêu các khái niệm về dấu hiệu, đơn vị điều tra và kí hiệu.
- Trở lại bảng 1 các giá trị ở cột thứ 3 của bảng gọi là một dãy giá trị của dấu hiệu X 
- Yêu cầu HS làm 
+ Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị? 
+ Hãy đọc dãy giá trị của dấu hiệu X ở cột 3 bảng 1?
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK trang 7
- Gọi lần lượt 3 HS trả lời các câu hỏi
- Nhận xét , bổ sung
- Cả lớp làm xung phong trả lời: Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp
- Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra cần quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu 
- ghi các khái niệm về dấu hiệu, đơn vị điều tra và kí hiệu
- Đọc suy nghĩ trả lời
+ Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.
+ HS.Y đọc dãy giá trị của dấu hiệu X ở cột 3 bảng 1
- HS.Y đọc đề bài tập 2 SGK cả lớp suy nghĩ và xung phong trả lời
a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là : Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
b) Có 5 giá trị khác nhau
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 17; 18; 19; 30; 21.
2. Daáu hieäu:
a) Daáu hieäu, ñôn vò ñieàu tra:
- Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra cần quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu 
- Kí hiệu bằng chữ cái in hoa X, Y, ...
b) Giaù trò cuûa daáu hieäu; daõy giaù trò cuûa daáu hieäu
- Ứng với mọi giá trị điều tra có một số liệu 
- Số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu 
- Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra ( kí hiệu N)
13’
Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị
5’
-Trở lại bảng 1 yêu cầu HS làm và 
+ Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được? Nêu cụ thể các số khác nhau đó?
+ Có bao nhiêu lớp trồng được 30 
cây? Trả lời câu hỏi tương tự với các giá trị 28; 35; 50.
 - Có 8 lớp trồng được 30 cây. 8 là tần số của giá trị 30
- Vây tần số của một giá trị của dấu hiệu là gì ?
- Yêu cầu HS làm 
- Nêu kí hiệu giá trị của dấu hiệu, và kí hiệu tần số.
-Trở lại bài tập 2 và yêu cầu HS làm tiếp câu c, tìm tần số của chúng.
- Gọi HS đọc chú ý trang 7 SGK 
+ Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được. Đó là các số: 28; 30; 35; 50.
+ Có 8 lớp trồng được 30 cây
Có 2 lớp trồng được 28 cây
Có 7 lớp trồng được 35 cây
Có 3 lớp trồng được 50 cây
- Tần số của 1 giá trị của dấu hiệu là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trò cuûa daáu hieäu
- Tần số của 28; 35; 50 lần lượt là 2; 7; 3
HS: đọc phần đóng khung trang 6 
- Đọc chú ý trang 7 SGK
3.Taàn soá cuûa moãi giaù trò
Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
4.Chuù yù : (SGK)
- Giá trị của các dấu hiệu là các số ,tuy nhiên không phải mọi dấu hiệu đều có giá trị là số.
- Trong trường hợp chỉ chú ý đến các giá trị của dấu hiệu thì bảng số liệu thống kê ban đầu có thể chỉ gồm các cột số
5’
Hoạt động 4 : Củng cố:
- Treo bảng phụ nêu bài tập củng cố sau :
Số HS nữ 12 các lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại trong bảng sau:
18 14 20 17 25 14
19 20 16 18 14 16
 Hãy cho biết:
a) Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu? 
b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó?
- Đọc ñeà suy nghĩ vaø traû lôøi :
a) Dấu hiệu: Số HS nữ trong mỗi lớp. Số tất cả các giá trị của dấu hiệu: 12.
b) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 14; 16; 17; 18; 19; 20; 25. Tần số tương ứng của các giá trị trên làn lượt là: 3; 2; 1; 2; 1; 2; 1.
 4.Höôùng daãn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’)
+ Ra bài tập về nhà: Làm các bài tập :1; 3SGK tr 8; bài 1;2;3 SBT tr 3,4
 + Chuẩn bị bài mới:
 - Học bài theo vở ghi và SGK
	 - Mỗi HS tự điều tra, thu thập số liệu thống kê theo một chủ đề tự chọn. Sau đó đặt câu hỏi như trong tiết học và trình bày lời giải.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG
Ngaøy soaïn:3-01-2016 
Tiết: 42
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:HS được củng cố khắc sâu các kiến thức :dấu hiệu;giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.
2.Kỹ năng: Có kĩ năng tìm giá trị của dấu hiệu , tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.
3.Thái độ : HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày. 
II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
+Phương tiện dạy học:Bảng phụ ghi bài tập 1 ,3 SBT; bài 3,4 SGK
+Phương pháp dạy học:Nêu vấn đề,giợi mở, đàm thoại.
+Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động cá nhân,nhóm
	2. Chuẩn bị của học sinh:
 + Ôn tập các kiến thức:Chuẩn bị một vài bài điều tra, 
 + Dụng cụ:Thước,bảng nhóm 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1.Ổn định tình hình lớp: : (1’) Kiểm tra sỉ số,tác phong HS.
	2.Kiểm tra bài cũ: (8') 
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
Điểm
HS1
- Thế nào là dấu hiệu? Thế nào là giá trị của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị của dấu hiệu là gì?
- Lập bảng số liệu thống kê ban đầu theo chủ đề mà em tự chọn. Sau đó tự đặt câu hỏi và trả lời.
Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra cần quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu (kí hiệu bằng chữ cái in hoa X, Y,.)
Ứng với mọi giá trị điều tra có một số liệu 
-Số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu 
-Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra ( kí hiệu N)
- Số lần xuất hiện của một giá trịtrong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
+Lập được bảng
5
5
HS2
Chữa bài tập 1 SBT tr3
 (Đưa bảng phụ ghi đề bài )
a) Để có được bảng trên người điều tra phải gặp lớp trưởng của từng lớp để lấy số liệu.
b) Dấu hiệu: Số HS nữ trong một lớp.
Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là : 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 24; 25; 28 với tần s ố tương ứng là: 2; 1; 3; 3; 3; 1; 4; 1; 1; 1.
2
8
	3.Giảng bài mới : 
a) Giới thiệu bài: (1')Vận dụng những khái niệm đầu tiên về thống kê vào việc giải các bài tập như thế nào? Tiết học hôm nay các em sẽ rõ.
b) Tiến trình bài dạy:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
12’
9’
12’
Bài 3 SGK tr.8
- Treo bảng phụ ghi đề bài
- Yêu cầu HS đọc đề bài và suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu (ở cả hai bảng)
b) Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu (đối với từng bảng)
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng 
(đối với từng bảng)
Bài 4 SGK tr.9
- Treo bảng phụ ghi đề bài 
- Goi HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
Bài 3 SBTtr 4
Một người ghi lại số điện năng tiêu thụ (tính theo kwh) trong một xóm gồm 20 hộ để làm hoá đơn thu tiền. Người đó ghi như sau:
75
100
85
53
40
165
85
47
80
93
72
105
38
90
86
120
94
58
86
91
Theo em thì baûng soá lieäu naøy coøn thieáu soùt gì vaø caàn phaûi laäp baûng nhö theá naøo?
-Yêu cầu HS đọc kĩ đề
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỷ thuật khăn trải bàn trong 5 phút
- Yêu cầu đại diện vài nhóm treo bảng phụ và trình bày bài làm của nhóm
- Gọi HS nhận xét , bổ sung
- Nhận xét, đánh giá , bổ sung hoàn chỉnh
- Bổ sung câu hỏi:
 + Cho biết dấu hiệu là gì? Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của từng giá trị đó?
- HS đọc đề bài và suy nghĩ xung phong trả lời các câu hỏi
- HS đọc đề bài và lần lượt trả lời
- HS đọc đề bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HS.TBY đọc to rõ đề bài.
- HS thảo luận nhóm theo kỷ thuật khăn trải bàn trong 5 phút
- Đại diện hai nhóm treo bảng phụ và trình bày bài làm của nhóm
- Đại diện hai nhóm khác nhận xét , bổ sung
- Dấu hiệu là số điện năng tiêu thụ (tính theo kwh) của từng hộ.
Bài 3 SGK tr.8
a) Dấu hiệu : Thời gian chạy 50m của mỗi HS (nam, nữ)
b) Đối với bảng 5: 
- Số các giá trị là 20. 
- Số các giá trị khác nhau là 5.
 Đối với bảng 6: 
- Số các giá trị là 20. 
- Số các giá trị khác nhau là 4.
c) Đối với bảng 5:
- Các giá trị khác nhau là: 
 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8.
- Tần số của chúng lần lượt là:
 2; 3; 8; 5; 2.
Đối với bảng 6: 
- Các giá trị khác nhau là:
 8,7; 9,0; 9,2; 9,3.
- Tần số của chúng lần lượt là:
 3; 5; 7; 3.ø
Bài 4 SGK tr.9
a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp.
Số các giá trị: 30.
b)Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:5
c) Các giá trị khác nhau là 98; 99; 100; 101; 102.
Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là:3; 4; 16; 4; 3.
Bài 3 SBTtr 4
 - Bảng số liệu này còn thiếu tên các chủ hộ của từng hộ để từ đó mới làm được hoá đơn thu tiền.
- Phải lập danh sách các chủ hộ theo một cột và cột khác ghi lượng điện tiêu thu tương ứng với từng hộ thì mới làm hoá đơn thu tiền cho từng hộ được.
- Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 28; 40; 47; 53; 58; 72; 75; 80; 85; 86; 90; 91; 93; 94; 100; 105; 120; 165.
Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1;2; 2; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1. 
	4. Hướng dẫnHS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2’)
 + Ra bài tập về nhà: Làm bài tập sau: 
 Số lượng HS nam của từng lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây:
18
14
20
27
25
14
19
20
16
18
14
16
 Cho biết:
 Dấu hiệu là gì ? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu .
 Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó.
 + Chuẩn bị bài mới 
 - Tiếp tục thu thập số liệu, lập bảng số liệu thống kê ban đầu và đặt câu hỏi có trả lời về kết quả 
 thi học kì I môn văn của lớp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docChuong_III_1_Thu_thap_so_lieu_thong_ke_tan_so.doc