Giáo án môn Toán 6 - Tiết 15: Nửa mặt phẳng
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
GV: Vẽ hình lên bảng.
GV: Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
GV: Vậy người ta căn cứ vào đâu để xác định tia nằm giữa hai tia?
GV: Nếu trên hai tia còn lại ta lấy hai điểm thì tia nằm giữa có quan hệ như thế nào với đoạn thẳng trên?
GV: Hướng dẫn HS nhận biết tia nằm giữa hai tia.
GV?Hình như thế nào gọi là nửa mặt phẳng?
– Dựa vào đâu để xác định được tia nằm giữa hai tia còn lại
TUẦN 20 Ngày soạn: 3/ 01/ 2013 Ngày dạy : 07/ 01/ 2013 CHƯƠNG II Tiết 15 NỬA MẶT PHẲNG I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: -Nhận biết Biết khái niệm nửa mặt phẳng bờ a thông qua vd cụ thể; biết kn hai nửa mặt phẳng đối nhau, bất kì đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mp đối nhau, cách gọi tên của nửa mặt phẳng đã cho . - Thông hiểu:Khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. -Vận dụng : Giải các bài tập cơ bản . 2/ Kĩ năng : Nhận biết được tia nằm giữa 2 tia qua hình vẽ, chỉ ra được một tia nằm giữa hai tia trong số 3,4 tia chung gốc không đối nhau tạo thành . 3/ Thái độ : Tư duy tích cực , tính cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Giáo án, sgk, phấn, thước thẳng * Học sinh: Vở ghi, sgk, chuẩn bị bài,thước thẳng. * Phương pháp: Trực quan, tư duy, nêu vấn đề. III/. Tiến trình dạy học 1/Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học sinh 3/ Bài mới : GV: Giới thiệu chương như sgk. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG GV: Dùng hình ảnh mặt phẳng là tờ giấy, dùng thước thẳng vẽ một đường thẳng lên tờ giấy và hình thành khái niệm nửa mặt phẳng. GV: Nửa mặt phẳng là gì? Hình như thế nào được gọi là một nữa mặt phẳng bờ b? GV: Hai nửa mặt phẳng có chung bờ có quan hệ gì với nhau? GV: Vẽ hình lên bảng. GV: Hai nửa mặt phẳng I và II có phải là hai nửa mặt phẳng chung bờ không? Vì sao? GV: Em hãy xác định điểm thuộc nửa mặt phẳng nào? Không thuộc nửa mặt phẳng nào? GV: Cho HS đứng tại chỗ trình bày. GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán?1 GV: Cho HS Nêu hướng trình bày. GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. GV: Vẽ hình lên bảng. GV: Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết tia nào nằm giữa hai tia còn lại? GV: Vậy người ta căn cứ vào đâu để xác định tia nằm giữa hai tia? GV: Nếu trên hai tia còn lại ta lấy hai điểm thì tia nằm giữa có quan hệ như thế nào với đoạn thẳng trên? GV: Hướng dẫn HS nhận biết tia nằm giữa hai tia. GV?Hình như thế nào gọi là nửa mặt phẳng? – Dựa vào đâu để xác định được tia nằm giữa hai tia còn lại Xem hình và cho biết : a/ Các trường hợp một tia nằm giữa hai tia khác . b/ Trong ba tia ON, OA, OB, có tia nà nằm giữa hai tia khác ? HS: Trả lời . GV: Nhận xét , hoàn chỉnh và chốt lại vấn đề 1. Nửa mặt phẳngbờ a: a Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng a - Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. - Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. b M N I P II + Nửa mặt phẳng I có bờ b chữa điểm M và N không chứa điểm P. + Nửa mặt phẳng II có bờ b chứa điểm P không chứa điểm M và N. 2.Tia nằm giữa hai tia: Tia Oz nằm giữa hai tia ox và oy. Khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. NỬA MẶT PHẲNG Nửa mặt phẳngbờ a Tia nằm giữa hai tia Khái niệm 4/ Củng cố: 5/ Hướng dẫn học ở nhà: *Bài vừa học: - Học thuộc bài theo vở ghi kết hợp SGK – Học sinh về nhà làm bài tập 1, 2, 5 SGK. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 SGK. * Bài sắp học “Góc”. Đọc trước và nghiên cứu bài học và cho biết : góc là gì ? góc bẹt là gì ? VI/ Kiểm tra :
File đính kèm:
- HINH 15.doc