Giáo án môn Tin học Lớp 7 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2019-2020 - Kiều Thị Nhung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Thấy được lợi ích của việc sử dụng hàm trong tính toán

2. Kỹ năng:

 - Biết cách nhập hàm để tính toán

3. Thái độ:

 - Rèn luyện tính cẩn thận trong lựa chọn, xác định địa chỉ ô trong tính toán.

II CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

 

docx41 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 7 - Tiết 1 đến 20 - Năm học 2019-2020 - Kiều Thị Nhung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRANG TÍNH. (t2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hướng dẫn HS cách chọn các đối tượng trên trang tính, dữ liệu trên trang tính.
2. Kỹ năng: Biết cách chọn 1 ô, 1 hàng, 1 cột, 1 khối. Phân biệt được kiểu dữ liệu số, kí tự.
3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
2. Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
?1 Em hãy trình bày những hiểu biết của em về bảng tính?
?2 Nêu các thành phần chính trên trang tính.?
Hoạt động 2: Bài mới:
1. Dữ liệu trên trang tính
- GV: Giới thiệu dữ liệu số
+ Dữ liệu số gồm các số 0,1, 9; dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm.
? Dữ liệu số được ngầm định căn lề như thế nào trong ô tính?
- GV: Giới thiệu cho HS biết trong chương trình bảng tính dấu dùng để phân cách hàng ngàn, triệu là dấu phẩy (,); dấu để phân cách phần nguyên và phần thập phân là dấu chấm (.)
- GV: Nhập dữ liệu kí tự vào trong ô tính.
? Dữ liệu kí tự gồm những gì?
? Dữ liệu kí tực được căn lề như thế nào ở chế độ ngầm định?
- GV: Ngoài dữ liệu kiểu số và kí tự, ta còn có dữ liệu thời gian (ngày tháng năm sinh, giờ) dữ liệu này cũng được ngầm định căn thẳng lề phải trong ô tính.
- GV: Thao tác ví dụ trên máy tính để HS hiểu
- HS: Quan sát và lấy ví dụ
- HS: Căn thẳng lề phải
- Hs chú ý nghe và ghi bài.
- Hs quan sát.
- HS: Trả lời
- HS: Lề trái
- Hs nghe
- Hs quan sát và làm.
3. Dữ liệu trên trang tính
a, Dữ liệu số
- Ví dụ: 5; 9.8; -10; 50%;
- Ở chế độ ngầm định dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
b, Dữ liệu kí tự:
- Dữ liệu kí tự là các dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu
Ví dụ: Lop 7A, Bang diem, Hanoi 
- Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.
2. Chọn các đối tượng trên trang tính
- GV: Yêu cầu HS quan sát cách thực hiện trong SGK, tự thực hành trên máy tính cá nhân.
? Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau em sẽ làm như thế nào?
- HS: Lên thực hiện trên máy chiếu và nêu cách chọn các đối tượng trên trang tính.
- HS: Nếu chọn nhiều ô, nhiều khối cùng 1 lần thì ta nhấn giữ phím Ctrl trong khi chọn.
4. Chọn các đối tượng trên trang tính
- Chọn một ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột.
- Chọn một cột: Nháy chuột tại tên cột.
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại tên hàng.
- Chọn khối: Kéo thả chuột từ một ô góc (ô góc trái trên) đến ô ở góc đối diện (ô góc phải dưới)
Hoạt động 3 : Củng cố
Nhắc lại một số kiến thức vừa học. Trả lời câu 3,4,5 sgk.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà:
 Học bài. Và trả lời các câu hỏi trong SGK
Ngày dạy: 9/9/2019	
Tiết 7: Bài Thực Hành 2 
LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (T1)
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức: 
 - Phân biệt được bảng tính và trang tính, các thành phần cơ bản của trang tính.
 - Chọn các đối tượng khác nhau trên trang tính.
 - Phân biệt và nhập các kiểu dữ liệu khác nhau vào các ô tính.
2) Kỹ năng
- Mở và lưu trữ trang tính
- Xác định đâu là bảng tính - trang tính.
3) Thái độ: Thực hành nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ	
1) GV: Giáo án thực hành, phòng máy máy tính có cài Excel.
2) HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- CH 1: Hãy nêu cách chọn các đối tượng trong chương trình bảng tính ?
- CH2 : Chương trình bảng tính bao gồm những thành phần nào? Có những kiểu dữ liệu nào được sử dụng trong CTBT ?
Hoạt động 2: Bài mới (33’)
1. Hướng dẫn mở đầu (10 phút)
- Gv: hướng dẫn bài thực hành:
- Gv giới thiệu các kiến thức liên quan
- Gv gợi nhớ: “Cách khởi động một tệp đã tồn tại, lưu tệp với một tên khác trong Word?”
- Giáo viên nhắc lại 
- Làm mẫu:
Giáo viên trình diễn mẫu trực tiếp trên máy tính, hướng dẫn các bước làm cụ thể.
 Mở “bảng điểm lớp” và nhập dữ liệu cho bảng.
- HS: Lắng nghe
- HS: Nhớ lại, trả lời câu hỏi.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Quan sát, ghi nhớ các bước cụ thể.
1> Hướng dẫn mở đầu 
- Mục đích yêu cầu của bài thực hành.
 + Mở một bảng tính
 + Lưu bảng tính
 + Nhập, chỉnh sửa, dữ liệu.
 + Các kiểu dữ liệu trong bảng tính
2. Hướng dẫn thường xuyên(23 phút)
Giáo viên phân công theo nhóm
- HS: Ngồi vị trí các máy theo các nhóm.
 2> Hướng dẫn thường xuyên 
- Phân công vị trí thực hành
- Giao bài tập
 + BT1- 4 sách giáo khoa trang 20, 21
 + Hoàn thiện bảng theo dõi điểm cá nhân
- Làm bài tập thực hành trên máy
Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra học sinh làm bài, nhận xét bài thực hành của cả lớp.
Hoạt động 4: Hướng dẫn bài tập (2 phút)
 - Bài tập 4- SGK trang 20, 21
Ngày dạy: 9/9/2019
Tiết 8: Bài Thực Hành2 
LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH. (T2)
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức: 
- Vận dụng những kiến thức từ lý thuyết của bài để làm bài thực hành
2) Kỹ năng:
 - Phân biệt được bảng tính và trang tính, các thành phần cơ bản của trang tính.
 - Mở và lưu trữ trang tính.
 - Chọn các đối tượng khác nhau trên trang tính.
 - Phân biệt và nhập các kiểu dữ liệu khác nhau vào các ô tính.
3) Thái độ: Nghiêm túc thực hành, không mở chương trình khác.
II. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên: Giáo án thực hành, phòng máy máy tính có cài Excel.
2) Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra trong quá trình thực hành
Hoạt động 2: Bài mới (38’)
1.Hướng dẫn mở đầu (10’)
- GV: hướng dẫn yêu cầu của bài thực hành
- Giáo viên giới thiệu và làm trực tiếp trên máy tính
2. Hướng dẫn thường xuyên (28’)
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra học sinh làm bài.
- HS: Quan sát, ghi nhớ các bước cụ thể.
- HS : Làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên
- HS: lắng nghe
1> Hướng dẫn mở đầu 
- Các kiến thức liên quan
 + Mở một bảng tính
 + Lưu bảng tính
 + Nhập, chỉnh sửa, dữ liệu.
 + Các kiểu dữ liệu trong bảng tính
2> Hướng dẫn thường xuyên 
- Làm bài tập thực hành trên máy
 + Làm bài: Hoàn thiện bảng điểm cá nhân. 
Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
Đánh giá, nhận xét cho điểm bài thực hành.
Hoạt động 4: Hướng dẫn bài về nhà (2 phút)
Ngày dạy:16/9/2019
Tiết 9: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH(t1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Biết cách nhập công thức cho các ô tính.
 - Thực hiện tính toán một cách nhanh chóng, thuận lợi.
 2. Kỹ năng:
- Áp dụng để thực hiện một số phép tính toán đơn giản.
3. Thái độ:
 - Có thái độ học tập nghiêm túc, tư duy .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
	Ghi bảng	
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra.
Hoạt động 2: Bài mới (37’)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: Bảng tính ĐT nhằm mục đích tính toán dữ liệu một cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác.
1. Sử dụng công thức để tính toán (17 phút)
- GV: Giảng giải, phân tích, gợi nhớ qua một số kiến thức đã biết như: lưu file, lưu tệp.
- GV: Lấy các ví dụ về các phép toán, phân tích ví dụ, gọi học sinh lấy ví dụ tương tự và thực hiện tính toán
- Hs chú ý lắng nghe.
- HS: Chú ý lắng nghe, trả lời một số câu hỏi.
- HS: lắng nghe, lấy ví dụ và làm
1.Sử dụng công thức để tính toán
- Từ các dữ liệu nhập vào thực hiện các phép tính toán và lưu kết quả tính toán.
- Các phép toán cơ bản:
 + Phép cộng: +
 + Phép trừ: -
 + Phép nhân: *
 + Phép chia: /
 + Phép lấy luỹ thừa: ^
 + Phép lấy phần trăm: %
- Trình tự tính toán: thông thường như với các phép toán số học đơn giản.
2. Nhập công thức (20 phút)
- GV: Đàm thoại gợi nhớ.
- GV: Phát triển từ nhập dữ liệu cho ô tính sang nhập công thức.
- GV: Đưa ra tình huống để học sinh tự giải đáp.
- GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận.
- GV: Lấy ví dụ minh hoạ, phân tích.
- HS: Nhớ lại kiến thức về nhập dữ liệu cho ô tính và trả lời.
- HS: Lắng nghe, ghi chép
- HS: Quan sát trực tiếp trên sách và trả lời.
- HS: Lắng nghe, ghi chép bài
- HS: Quan sát, lắng nghe.
2> Nhập công thức
Các bước nhập công thức:
- B1: Chọn ô cần nhập công thức:
- B2: Gõ dấu “=”
- B3: Gõ nội dung của công thức
- B4: Nhấn Enter hoặc nháy chuột sang ô khác để thực hiện tính toán.
* Chú ý: 
? Khi chọn một ô không chứa công thức và chọn một ô có công thức, quan sát ô được chọn và thanh công thức có gì khác?
- Chọn ô không chứa công thức, nội dung trên thanh công thức và ô dữ liệu là giống nhau.
- Chọn ô chứa công thức, công thức hiển thị trên thanh công thức còn ô sẽ chứa kết quả tính toán của công thức.
Hoạt động 3: Củng cố (5 phút):
- Địa chỉ ô 
- Cách nhập và thực hiện tính toán trên ô tính.
Hoạt động 4: Hướng dẫn bài về nhà (2 phút):
- Học và làm bài tập SGK trang .
 Ngày dạy: 16/9/2019	
Tiết 10: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH(t2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách nhập công thức cho các ô tính.
 - Thực hiện tính toán một cách nhanh chóng, thuận lợi.
2. Kỹ năng:
- Áp dụng để thực hiện một số phép tính toán đơn giản
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, biết cách làm việc theo tác phong công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
	Ghi bảng	
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Em hãy nêu các phép toán cơ bản sử dụng trong Excel.
? Em hãy nêu các bước nhập công thức
- 2 Hs lên bảng trả lời.
Hoạt động 2: Bài mới (28’)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Bảng tính ĐT nhằm mục đích tính toán dữ liệu một cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác.
1. Sử dụng địa chỉ trong công thức (28’)
- GV: Đàm thoại gợi nhớ: “địa chỉ của ô được xác định bởi điều gì?”
- GV: Nhận xét và tổng hợp
- GV: Giảng giải, phân tích
- GV: Đưa ra ví dụ, vẽ hình minh hoạ. Nêu cách thức tính, làm mẫu.
.- GV: Đưa ra câu hỏi để học sinh thấy được lợi ích của việc sử dụng địa chỉ của ô trong tính toán dữ liệu
- GV: Tổng hợp và đưa ra kết luận.
- Hs chú ý lắng nghe.
- HS: Tư duy, nhớ lại kiến thức cũ và trả lời
- HS: Lắng nghe, ghi chép
- HS: Quan sát, lắng nghe, ghi chép
- HS: Lắng nghe, tư duy, và trả lời câu hỏi.
- HS: Lắng nghe, quan sát và ghi chép
3> Sử dụng địa chỉ trong công thức.
- Địa chỉ ô bằng tên cột và tên dòng.
- Với các công thức tính toán với dữ liệu có trong ô, dữ liệu đó có thể được thay bởi địa chỉ của ô chứa dữ liệu trong công thức tính toán.
- VD: Tại ô A1 nhập giá trị 12
 B1 nhập giá trị 10
Để tính trung bình cộng của 2 ô A1 và B1 tại ô C1 ta nhập công thức theo hai cách sau:
 + C1: Nhập bình thường =(12+10)/2
 + C2: Nhập địa chỉ ô: = (A1+ B1)/2
- Ưu nhược điểm của hai cách:
 + C1: Khi có sự thay đổi dữ liệu, kết quả không tự động tính toán lại mà mình phải sửa trực tiếp vào công thức.
 + C2: Khi có sự thay đổi dữ liệu ở các ô A1, B1 kết quả được tự động cập nhật, không phải tính toán lại.
- Phân loại địa chỉ:
 + Địa chỉ tương đối: Thay đổi khi copy công thức.
VD: A1, B4
 + Địa chỉ tuyệt đối: Không thay đổi khi copy công thức.
VD: $A$1, $B$4
Hoạt động 3: Củng cố (10’)
- Địa chỉ ô 
- Cách nhập và thực hiện tính toán trên ô tính
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học và làm bài tập SGK
Ngày dạy: 23/9/2019
Tiết 11: Bài Thực Hành 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM (t1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính.
 - Áp dụng các phép toán số học cơ bản vào tính toán.
2. Kỹ năng:
- Rèn tính cẩn thận và tư duy tính toán.
- Nhập được công thức và tính toán đúng giá trị trong công thức
3. Thái độ:	
- Nghiêm túc trong giờ thực hành. đảm bảo đúng thời gian quy định cho bài thực hành
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 Trong khi thực hành
Hoạt động 2: Bài mới (38’)
1. Hướng dẫn mở đầu (8’)
- GV: Giới thiệu
? Cách khởi động một tệp đã tồn tại, lưu tệp với một tên khác trong Word?
.- GV: Nhắc lại.
- GV: Trình diễn mẫu trực tiếp trên máy tính, hướng dẫn các bước làm cụ thể.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Quan sát, ghi nhớ các bước cụ thể.
- HS: Nhớ lại, trả lời câu hỏi
- HS: Lắng nghe
1> Hướng dẫn mở đầu
- Mục đích yêu cầu của bài thực hành.
- Các kiến thức liên quan:
 + Mở một bảng tính
 + Lưu bảng tính
 + Nhâp, chỉnh sửa dữ liệ.
 + Các kiểu dữ liệu trong bảng tính.
 + Một số phép toán cơ bản
- Làm mẫu:
 + Thực hiện một số phép toán số học đơn giản.
 + Tính điểm trung bình môn cá nhân
2. Hướng dẫn thường xuyên.(30’)
- GV: Phân công theo nhóm
- GV: Giao bài tập trong sách giáo khoa.
- GV: Quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra học sinh làm bài.
- HS: Ngồi vị trí các máy theo các nhóm.
- HS: Tập trung làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
2. Hướng dẫn thường xuyên.
- Giao bài tập:
 + BT1- 4 sách giáo khoa trang 25, 26, 27
- Làm bài tập thực hành trên máy
 + Bài tập 1- 2 SGK 25, 26
Hoạt động 3: Củng cố (5’)
- Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh làm bài, nhận xét bài thực hành của cả lớp.
Hoạt động 4: Hướng dẫn bài về nhà: (2’)
Ôn lại kiến thức lý thuyết và bài thực hành.
.
Ngày dạy: 23/9/2019
Tiết 12: Bài Thực Hành 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM (t2)
I . MUC TIÊU:
1.Kiến thức: 	
- Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính.
2. Kỹ năng:
 -Áp dụng các phép toán số học cơ bản vào tính toán.
3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận và tư duy tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án thực hành, phòng máy máy tính có cài Excel.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
 Kết hợp kiểm tra trong quá trình thực hành
Hoạt động 2: Bài mới (40’)
1. Hướng dẫn mở đầu(7’)
GV: Nhắc lại.
- Các kiến thức liên quan
- HS: Lắng nghe
1. Hướng dẫn mở đầu
 + Mở một bảng tính
 + Lưu bảng tính
 + Nhâp, chỉnh sửa dữ liệ.
 + Các kiểu dữ liệu trong bảng tính.
 + Một số phép toán cơ bản
2. Hướng dẫn thường xuyên.(28’)
- GV: Giao bài tập trong sách giáo khoa.
- GV: Quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra học sinh làm bài.
- HS: chú ý lắng nghe
- HS: Tập trung làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
2.Hướng dẫn thường xuyên.
- Làm bài tập thực hành trên máy
 + Bài tập 3- 4 SGK 26, 27
 + Tạo bảng điểm cá nhân theo mẫu.
3. Hướng dẫn kết thúc
- GV: Tổng hợp, đánh giá kết quả buổi thực hành.
- GV: Nhắc nhở học sinh thực hiện.
- HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm
3. Hướng dẫn kết thúc
- Đánh giá kết quả buổi thực hành.
Hoạt động 3: Củng cố(3’)
? Cách sử dụng công thức tính toán?
- Chọn ô tính
- Gõ dấu bằng
- Nhập nội dung của của cần tính toán
- Ấn Enter để thực hiện
Hoạt động 4: Hướng dẫn bài về nhà (2’)
- Hoàn thiện các bài tập còn lại
- Đọc tiếp bài Sử dụng hàm để tính toán
Ngày dạy: 30/9/2019
Tiết 13: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (t1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Thấy được lợi ích của việc sử dụng hàm trong tính toán
2. Kỹ năng:
 - Biết cách nhập hàm để tính toán
3. Thái độ:
 - Rèn luyện tính cẩn thận trong lựa chọn, xác định địa chỉ ô trong tính toán.
II CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
 - CH1: Cho bảng tính sau:
Nếu tại ô E1 gõ vào công thức = A1*B2+ C3 thì kết quả là: ............
Nếu tại ô E2 gõ vào công thức = A1*B1- C3 thì kết quả là: ............
Nếu tại ô E3 gõ vào công thức = A1^2*B3+ D3 thì kết quả là: ............
 - CH2: Kết quả của bài toán được thể hiện như sau:
Giải thích kết quả tại ô E2, và ô E3 tại sao có kết quả bằng 0
- 2 HS lên bảng trả lời.
Hoạt động 2: Bài mới (33’)
Đặt vấn đề: ở bài trước chung ta đã biết cách tính toán với công thức trên trang tính. Có những công thức đơn giản nhưng có những công thức phức tạp. Việc lập các công thức phức tạp và nhập vào ô tính không phải dễ dàng. 
Có một công cụ trong các chương trình bảng tính giúp giải quyết khó khăn trên đó là hàm.
1. Hàm trong chương trình bảng tính (20’)
- Dùng bảng tính có sẵn và gọi nhóm học sinh trả lời câu hỏi:
a. Tính A1+B1+C1+D1
b. Tính A2+B2+C2+D2
c. Tính A3+B3+C3+D3
d. Tính A4+B4+C4+D4
- Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Giáo viên đưa kết quả dưa trên bảng tính sau:
- Cũng bảng tính đó giáo viên đưa ra cách tính bằng cách sử dụng hàm SUM:
- Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về hai cách tính trên?
- Khái niệm về hàm: Từ đó giáo viên đưa ra khái niệm về hàm trong trang tính
-> Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các dữ liệu cụ thể.
-> Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính sẽ giúp việc tính toán dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn
-> Trong hàm địa chỉ ô cũng được sử dụng.
- Hs nghe giảng.
- HS: quan sát
HS hoạt động cá nhân, dùng bảng con viết kết quả
- HS: trả lời. Cách sử dụng hàm ngắn gọn và nhanh chóng hơn.
1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Khái niệm về hàm: 
 + Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các dữ liệu cụ thể.
 + Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính sẽ giúp việc tính toán dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn
 + Trong hàm địa chỉ ô cũng được sử dụng.
2. Cách nhập hàm (13’)
- Giáo viên đàm thoại gợi nhớ kết hợp nêu vấn đề: Để nhập công thức vào ô tính ta làm thế nào?”
- Giáo viên nhắc lại khái niệm về hàm để hướng học sinh tự đưa ra cách nhập hàm
- Nhập hàm: 
 + Chọn ô cần nhập
 + Gõ dấu “=”
 + Gõ theo đúng cú pháp và ấn Enter
- Kiến thức mở rộng: Ngoài ra có thể sử dụng Fx trên thanh công thức để nhập hàm 
- Giáo viên làm trực tiếp trên máy tính
- HS: Lắng nghe
+ Chọn ô cần nhập
 + Gõ dấu “=”
 + Gõ theo đúng cú pháp và ấn Enter
- Cách nhập hàm:
+ Chọn ô cần nhập
 + Gõ dấu “=”
 + Gõ theo đúng cú pháp và ấn Enter
Hoạt động 3: Củng cố: (5’)
- Nhắc lại khái niệm hàm trong CTBT.
- Cách nhập hàm trong CTBT.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. (2’)
- Ôn lại cách nhập hàm trong CTBT.
- Giờ sau học tiếp phần 3 nhỏ của bài.
Ngày dạy: 30/9/2019
Tiết 14: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (t2)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Hiểu việc sử dụng một số hàm cơ bản trong Excel.
- Biết được một số hàm thông dụng
2. Kỹ năng.
 - Viết đúng quy cách, cú pháp các hàm tính toán cơ bản.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.
 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(5’) Em hãy cho biết cách nhập hàm ?
- TL: Cách nhập hàm:
+ Chọn ô cần nhập
+ Gõ dấu “=”
+ Gõ theo đúng cú pháp và ấn Enter
Hoạt động 2: Bài mới (32’)
1. Hàm tính tổng (8’)
- Giáo viên giới thiệu cú pháp, giải thích cú pháp và tác dụng của hàm, đưa ra ví dụ và phân tích.
- Ví dụ: Cho ba số 15, 24, 45 được nhập như bảng sau:
Tổng của chúng có thể được tính như sau:
 + C1: Sử dụng nhập số trực tiếp:
 + C2: Sử dụng địa chỉ ô
 + C3: Phạm vi ô:
* Hướng dẫn học sinh làm ví dụ trong sách giáo khoa
- Học sinh lắng nghe, quan sát trên máy chiếu.
- Sau đó giáo viên có thể gọi một học sinh lên làm lại ví dụ.
- Gọi học sinh lên làm ví dụ trong sách giáo khoa.
- Học sinh lắng nghe, quan sát trên máy chiếu.
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính
a. Hàm tính tổng
Cú pháp: =SUM(a, b, c, ....)
Các biến a, b, c, .... thông thường được ngăn cách nhau bởi dấu (,), có thể là giá trị số nhập trực tiếp, địa chỉ ô hay phạm vi ô. Số lượng các biến là không hạn chế.
2. Hàm tính trung bình cộng. (10’)
Giáo viên giới thiệu cú pháp, giải thích cú pháp và tác dụng của hàm, đưa ra ví dụ và phân tích.
- Ví dụ: Cho bảng đi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tin_hoc_lop_7_tiet_1_den_20_nam_hoc_2019_2020_ki.docx