Giáo án môn Tin học 9 - Tuần 1 đến tuần 19

Câu 1: Kể tên một số trình duyệt web?

A. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Google Chrome,

B. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word, Excel,

C. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Word,

D. Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), yahoo, google,

Câu 2: Phần mềm được sử dụng để truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên internet được gọi là:

 A. Trình lướt web B. Trình duyệt web C. Trình thiết kế web D. Trình soạn thảo web

Câu 3: Nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử là;

A. www.google.com.vn B. www.yahoo.com C. www.gmail.com D. B và C đúng

Câu 4: Khi kết nối nhiều máy tính thành mạng máy tính, chúng ta được những lợi ích gì dưới đây:

A. Có thể dùng chung các thiết bị phần cứng.

B. Có thể dùng chung các phần mềm và dữ liệu.

C. Có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính qua thư điện tử.

D. A, B và C đều đúng.

Câu 5: Tiêu chí nào để phân biệt mạng LAN và mạng WAN ?

A. Các loại dây dẫn hoặc các loại sóng. B. Phạm vi địa lí.

C. Các thiết bị kết nối mạng. D. Tiêu chí khác.

Câu 6: Mạng LAN được viết tắt của các từ nào?

A. Locel Area Networld B. Local Are Network

C. Local Area Network D. Lacal Area Network

 

doc70 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học 9 - Tuần 1 đến tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l ( trang web H.37 sẽ xuất hiện)
2. Gõ tên đăng nhập vào ô Tên người dùng và mật khẩu vào ô Mật Khẩu rồi nhần Enter. Hộp thư hiện như H41. SGK
 4. Cũng cố: (5’)
 GV nhận xét các nhóm học tập qua tiết thực hành.
 Cho điểm một số nhóm học tốt. 
 HD thêm một số nhóm chưa tốt.
 5. Dặn dò: (2’)
Chuẩn bị phần còn lại của bài thực hành.
- Thực hành lại nội dung của bài thực hành
	- Xem kỹ các bài đã học 	
TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT
Ngàytháng.năm 2015
TUẦN 8 Ngày soạn: 7/10/2015
Tiết 15: 	 Ngày dạy: 14/10/2015
BÀI THỰC HÀNH 3: SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Biết mở hộp thư điện tử đã đăng kí, đọc, soạn và gửi thư điện tử
 2. Kĩ năng: Thực hiện các thao tác mở hộp thư điện tử đã đăng kí, đọc, soạn và gửi thư điện tử
 3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị của GV và HS
 1. Chuẩn bị của GV: SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu.
 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung bài. Đồ dùng học tập, sgk, vở ghi,.
III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài thực hành
 3. Giảng nôi dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về soạn và gửi thư (20’)
GV: Làm thế nào để soạn và gửi thư?
HS: trả lời
GV: Kết quả tìm kiếm ở các thời điểm khác nhau có thể khác nhau vì thông tin trên internet thường xuyên được cập nhật.
Chú ý: ta có thể gửi tệp đính kèm bằng cách nháy vào đính kèm tệp chọn tệp đính kèm
 3. Soạn và gửi thư
Để soạn và gửi thư, ta thực hiện:
1. Nháy mục soạn thư để soạn một thư mới. Cửa sổ soạn thư sẽ được mở như H.42 SGK- T43
2. Gõ địa chỉ của người nhận vào ô tới, gõ tiêu đề thư vào ô chủ đề và nội dung thư vào vùng trống phía dưới.
3. Nháy nút Gửi để gửi thư
Hoạt động 2:Tìm hiểu gửi thư trả lời (20’)
GV: Làm thế nào để trả lời một thư
4. Gửi thư trả lời
1.Nháy chuột trên liên kết để mở thư cần trả lời.
2. Nháy nút Trả lời . Quan sát thấy địa chỉ người gửi được tự động vào ô Tới
3. Gõ nội dung trả lời thư vào ô phía dưới
Nháy nút Gửi để gửi thư
 4. Củng cố luyện tập (3’)
GV nhận xét các nhóm học tập qua tiết thực hành.
 Cho điĩm một số nhóm học tốt. 
 HD thêm một số nhóm chưa tốt.
 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
Ôn lại toàn bộ kiến thức để tiết sau vào tiết: Ôn tập
TUẦN 8 Ngày soạn: 7/10/2015
Tiết 16: 	 Ngày dạy: 14/10/2015
BÀI 5: TẠO TRANG WEB BẰNG PHẦN MỀM KOMPOZER
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết các dạng thông tin trên trang web
 	- Biết Phần mềm thiết kế trang web Kompozer
- Biết soan thảo trang web
- Biết cách thiết kế trang web bằng phần mềm Kompozer
2. Kĩ năng: Sử dụng được phần mềm Kompozer. Biết soạn thảo trang web đơn giản
3. Thái độ: Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Câu 1: Em hãy nêu cách tạo 1 hộp thư điện tử
Câu 2: Em hãy cho biết những dịch vụ mà hộp thư điện tử mang lại.
 3. Bài mới:
	a. Đặt vấn đề : 1 phút
 Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với các trang web. Trên trang web gồm các dạng thông tin nào và cách tạo ra sao ? Hôm nay chúng ta sẽ tự tạo cho mình 1 trang web riêng của cá nhân bằng phần mềm Kompozer?
b. Triển khai bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Các dạng thông tin trên trang web ( 15 phút)
G: Trang web là gì?
H:trả lời:Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet
G: Nghiên cứu SGK 3p.
H: HS nghiên cứu sgk
G: Trang web chứa gì?
 Mạng Internet chứa gì?
H: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
H: Nhận xét nhóm bạn trả lời
GV chốt và kết luận vấn đề:
G: Trang web chứa những thông tin gì?
H: thảo luận trả lời
G: nhận xét
G: Quan sát hình 43.SGK- T45 cho biết trang web có các thành phần nào?
H: trả lời
GV nhận xét và chốt
Tuy nội dung phong phú nhưng trang web lại là tệp siêu văn bản đơn giản thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML
1. Các dạng thông tin trên trang web
Trang web có các thành phần:
- Thông tin dạng văn bản trình bày phong phú
- Thông tin dạng hình ảnh với màu sắc, kiểu, kích thước và hiệu ứng thể hiện khác nhau. Hình ảnh có thể là tĩnh hoặc động
- Thông tin dạng âm thanh
- Các đoạn phim
- Các phần mềm được nhúng hoàn toàn vào trang web
- Đặc biệt, trên trang web có các liên kết
Hoạt động 2: Phần mềm thiết kế trang web Kompozer ( 20 phút)
H: HS nghiên cứu sgk
G: Để khởi động phần mềm Kompozer ta làm tn ?
H: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
H: Nhận xét nhóm bạn trả lời
GV chốt và kết luận vấn đề
G: Y/c HS quan sát H44.SGK cho biết các thành phần trên màn hình
H: trả lời
H: nhận xét
GV: nhận xét và chốt
G: Tương tự như các phần mềm soạn thảo văn bản khác, ta có thể mở tệp đã có hoặc lưu lại những tệp bằng lệnh nào?
H: thảo luận nhóm trả lời
H: nhận xét
GV nhận xét và chốt
G: Y/c HS quan sát H.45(SGK-T47). Thấy có các trang chứa các tệp HTML đang mở, Nút này dùng để đóng tệp HTML hiện thời
G: Y/c HS quan sát H.46(SGK-T48) để thấy việc mở tệp
G: Y/c HS quan sát H.47(SGK-T48 để thấy việc lưu lần đầu tiên.
2. Phần mềm thiết kế trang web Kompozer
Để khởi động ta nháy đúp chuột trên biểu tượng 
a) Màn hình chính của Kompozer
Có thanh bảng chọn, thanh công cụ, cửa sổ soạn thảo.
b) Tạo, mở và lưu trang web
- Nháy nút trên thanh công cụ để tạo tệp HTLM mới của sổ soạn thảo hiện ra.
- Nháy nút trên thanh công cụ để mở tệp HTLM đã có, chọn tệp HTLM trên hộp thoại và nháy nút Open
- Nháy nút (hoặc phím Ctrl+S ) trên thanh công cụ nếu muốn lưu lại tệp hiện thời.
- Nháy nút để đóng trang HTLM
4. Cũng cố: 3 phút
- Chỉ định HS nhắc lại các dạng thông tin trên trang web?
- Phần mềm Kompozer để làm gì? Có các thành phần gì?
- Qua tiết học em đã hiểu được những điều gì.
5. Dặn dò: 1 phút
- Học thuộc các khái niệm 
 - Xem tiếp phần bài còn lại
TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT
Ngàytháng.năm 2015
TUẦN 9 Ngày soạn: 14/10/2015
Tiết 17: 	 Ngày dạy: 21/10/2015
BÀI 5: TẠO TRANG WEB BẰNG PHẦN MỀM KOMPOZER (TT)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Biết Phần mềm thiết kế trang web Kompozer
- Biết chèn hình ảnh vào trang web
	- Biết tạo liên kết
 2. Kĩ năng: Sử dụng được phần mềm Kompozer.
 Biết cách thiết kế trang web bằng phần mềm Kompozer
 3. Thái độ: Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Các dạng thông trên Trang web? Cho ví dụ?
	Phần mềm Kompozer có chức năng gì?
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề : 2 phút
Tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu phần mềm thiết kế trang web. Vậy làm thế nào để soạn thảo vào trang web và trang trí trang web ? Chúng ta đi tìm hiểu bài 5 tiếp theo.
 b. Triển khai bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Soạn thảo trang web (10 phút)
G: Nghiên cứu SGK 3p.
H: HS nghiên cứu sgk
G: Ta có thể nhập văn bản và định dạng văn bản tương tự như các phần mềm soạn thảo khác.Vậy ta cần phải định dạng như thế nào?
H: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
H: Nhận xét nhóm bạn trả lời
GV chốt và kết luận vấn đề:
GV: Quan sát H.49 để thấy rõ các định dạng
H: HS lắng nghe và ghi vở
3. Soạn thảo trang web
Các định dạng sau:
- Đặt màu nền cho trang web.
- Chọn phông chữ, màu chữ và cỡ chữ cho văn bản
- Đặt kiểu chữ(chữ đậm, chữ nghiêng hay chữ gạch chân).
- Căn lề đoạn văn bản( căn trái, căn phải, căn đều hai bên hoặc căn giữa)
Hoạt động 2: Chèn hình ảnh vào trang web( 15 phỳt)
G: khi muốn chèn hình ảnh chúng ta cần phải có sẵn tệp ảnh
H: HS nghiên cứu sgk
G: Nêu thao tác chèn hình ảnh?
H: thảo luận nhóm trả lời
H: nhận xét
GV nhận xét và chốt
Ta có thể nháy chuột vào nút bên phải ô Image Location để mở hộp thoại tìm tệp ảnh
H: HS lắng nghe và ghi vở
4. Chèn ảnh vào trang web
- Chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí muốn chèn ảnh và nháy chuột vào nút
- Trên hộp thoại xuất hiện, nhập đường dẫn và tên tệp ảnh muốn chèn vào ô Image Location
- Gõ nội dung ngắn mô tả tệp ảnh vào ô Toopltip. Dòng chữ này sẽ xuất hiện khi con trỏ chuột đến hình ảnh trong khi duyệt web.
- Nháy OK để hoàn thành chèn ảnh.
Hoạt động 3: Tạo liên kết (10 phút)
G: Y/c HS đọc SGK
G: thành phần quan trọng của trang web là gì?
H: trả lời
G: Đối tượng chứa liên kết có thể là gì? Trang web được liên kết với trang web có thể như thế nào?
H: trả lời
GV nhận xét và chốt
G: cách tạo liên liên kết trong phần mềm?
H: trả lời
GV: nhận xét và chốt
5. Tao liên kết
Đối tượng chứa liên kết có thể là văn bản hoặc hình ảnh. Trang web được liên kết có thể cùng website hoặc website khác.
Thao tác tạo liên kết:
- Chọn phần văn bản muốn liên kết
- Nháy nút trên thanh công cụ. Xuất hiện hộp thoại
- Nhập địa chỉ của trang web đích vào ô Link Location. Nếu trang web đích thuộc cùng 1 website, nháy nút để tìm
- Nháy nút OK để kết thúc
 4. Cũng cố: 3 phút
Nêu cách soạn thảo trang web?
Nêu cách chèn ảnh vào trang web?
Cách tạo liên kết?
 5. Dặn dò: 1 phút
- Học bài và xem lại bài
 - Trả lời các câu hỏi trong SGK vào
- Xem trước nội dung của bài thực hành 
TUẦN 9 Ngày soạn: 14/10/2015
Tiết 18: 	 Ngày dạy: 21/10/2015
Bài thực hành 4 :TẠO TRANG WEB ĐƠN GIẢN (t1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Làm quen và biết được cách sử dụng phần mềm Kompozer?
- Biết được cách phần mềm Kompozer để tạo nên trang web cá nhân.
2. Kĩ năng: Sử dụng được phần mềm Kompozer.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc. Làm quen với phần mềm Kompozer 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, mạng internet. Tài liệu, giáo án.
2. Học sinh: Vở ghi, tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu ( 8 phút)
GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Để tạo một trang web chúng ta cần làm gì ?
HS: Cần thực hiện qua 4 bước.
GV: Tại sao phải lựa chọn đề tài ?
HS: Cần lựa chọn những đề tài cần nhiều người quan tâm hoặc đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhiều người.
GV: Tại sao phải chuẩn bị nội dung ?
HS: Nội dung phải phù hợp với đề tài và mục đích phổ biến thông tin.
GV: Việc chuẩn bị nội dung gồm những gì?
Hs: Biên soạn hoặc sưu tầm, chỉnh sửa (đặc biệt là hình ảnh, âm thanh) để sẵn sàng đưa vào trang web.
GV: Tạo kịch bản nghĩa là gì?
HS: Là xác định các trang web cần tạo, nội dung và cách bố trí các dạng thông tin trên từng trang web và các liên kết giữa các trang web...
GV: Sau khi chuẩn bị xong, công việc cuối cùng là lựa chọn phần mềm để tạo trang web.
Các kiến thức cần thiết: 
Lựa chọn đề tài.
Chuẩn bị nội dung.
Tạo kịch bản 
Tạo trang web
Hoạt động 1: Nội dung thực hành( 33 phút)
Bài 1: 
GV: Yêu cầu HS đọc SGK để ghi nhớ được ý nghĩa các nút lệnh của phần mềm.
HS: Vừa nhìn các nút lệnh và bảng chọn vừa xem sách để hiểu ý nghĩa.
HS có thể định dạng thử văn bản để hiểu rõ hơn.
 HS chèn thử hình ảnh và tạo liên kết.
HS thoát khỏi phần mềm
Bài 2:
HS đọc đề bài SGK
Thảo luận nhóm.
Tiến hành tạo trang web theo các bước.
GV: chiếu bài các nhóm.
HS: Nhóm khác nhận xét.
GV: Chấm điểm các nhóm
Nội dung thực hành
Bài 1. Khởi động và tìm hiểu Kompozer 
Tìm hiểu màn hình làm việc của Kompozer. 
Quan sát các lệnh trong bảng chọn đó.
Sử dụng các nút lệnh để định dạng văn bản: 
Dùng các nút lệnh: (để chèn hình ảnh) và (để tạo liên kết) và quan sát các thành phần trên các hộp thoại hiện ra sau đó.
Thoát khỏi Kompozer, nhưng không lưu trang web.
Bài 2. Tạo trang web bằng Kompozer 
Tạo trang web về câu lạc bộ văn nghệ của lớp. Trang web dự tính sẽ có các thông tin về tên, địa chỉ, địa chỉ E-mail,... của câu lạc bộ, danh sách các thành viên câu lạc bộ và một số thông tin chi tiết về từng thành viên đó. 
Hãy xây dựng kịch bản 
Tạo trang chủ gồm các thông tin sau đây: 
Tiêu đề chính của trang web: Câu lạc bộ Văn nghệ;
Tên lớp, tên trường; địa chỉ, địa chỉ trang web, địa chỉ E-mail;
Ba mục: Thành viên, Hoạt động, Hình ảnh. 
Phía trên trang web là một hình ảnh được sử dụng làm biểu trưng của trang web.
Lưu trang web với tên Cau lac bo
4. Cũng cố : ( 2 phút)
-Học bài và xem lại bài
-Trả lời các câu hỏi trong SGK vào vở
5.Dặn dò( 1 phút)
-Xem trước nội dung của bài thực hành số 
TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT
Ngàytháng.năm 2015
TUẦN 10 Ngày soạn: 21/10/2015
Tiết 19: 	 Ngày dạy: 28/10/2015
Bài thực hành 4 :TẠO TRANG WEB ĐƠN GIẢN(t2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Giúp HS
	- Làm quen và biết được cách sử dụng phần mềm Kompozer?
- Tạo trang web đơn giản, có liên kết bằng phần mềm Kompozer
2. Kĩ năng: Sử dụng được phần mềm Kompozer.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc. Làm quen với phần mềm Kompozer 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, mạng internet. Tài liệu, giáo án.
2. Học sinh: Vở ghi, tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: ( 2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong giờ thực hành
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Phần lý thuyết (5 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phần lí thuyết đã học:
Thực hiện chèn tranh và hình ảnh.
Yêu cầu một số học sinh thực hành.
GV: Đưa ra một số trang web cho học sinh quan sat để vận dụng vào việc tạo trang web của mình
HS: Thực hiện
HS: Nhận xét
HS: Thực hành
HS: Nhận xét
HS: Quan sát
Hoạt động 2: Phần thực hành( 35 phút)
Gv: Hướng dẫn
 Yêu cầu học sinh mở trang web đã tạo từ bài thực hành tiết trước và tạo tiếp với nội dung kiến thức được hướng dẫn trên phần lí thuyết
 GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hiện.
HS: Theo dõi
HS: Thực hiện theo nhóm đã được quy định.
 Với nội dung về phần lí thuyết đã học:
Thực hiện chèn hình ảnh trang web.
Vận dụng sử hiểu biết về cách tạo trang Web và quan sát các trang trên mạng để áp dụng vào việc tạo trang web của mình
4. Cũng cố( 2 phút)
Yêu cầu HS nhận xét tiết thực hành
GV nhận xét: nêu ưu, nhược điểm của tiết thực hành
GV khen những HS có cố gắng 
GV lưu ý cho HS những kiến thức trọng tâm 
5. Dặn dò( 1 phút)
Hướng dẫn HS học bài ở nhà.
TUẦN 10 Ngày soạn: 21/10/2015
Tiết 20: 	 Ngày dạy: 28/10/2015
Bài thực hành 4 :TẠO TRANG WEB ĐƠN GIẢN(t3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Giúp HS
	- Làm quen và biết được cách sử dụng phần mềm Kompozer?
- Tạo trang web đơn giản, có liên kết bằng phần mềm Kompozer
2. Kĩ năng: Sử dụng được phần mềm Kompozer.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc. Làm quen với phần mềm Kompozer 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, mạng internet. Tài liệu, giáo án.
2. Học sinh: Vở ghi, tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: ( 2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong giờ thực hành
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Phần lý thuyết (5 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phần lí thuyết đã học:Thực hiện tạo liên kết với các trang web khác.
Yêu cầu một số học sinh thực hành.
 Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phần lí thuyết đã học: Các thao tác cơ bản trong việc thưc hiện một trang web.
Yêu cầu một số học sinh thực hành.
HS: Thực hiện
HS: Nhận xét
HS: Thực hành
HS: Nhận xét
HS: Theo dõi.
Hoạt động 2: Phần thực hành (35 phút)
 GV: Đưa ra một số trang web cho học sinh quan sat để vận dụng vào việc tạo trang web của mình.
 Yêu cầu học sinh mở trang web đã tạo từ bài thực hành tiết trước và tạo tiếp với nội dung kiến thức được hướng dẫn trên phần lí thuyết
 GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh thực hiện 
HS: Thực hiện theo nhóm đã được quy định.
 Với nội dung về phần lí thuyết đã học:
Thực hiện tạo liên kết với:
Các phần mềm khác
Văn bản
Tranh ảnh
Các trang web khác.
HS cả nhóm thực hiện
4. Cũng cố ( 2 phút)
Yêu cầu HS nhận xét tiết thực hành
GV nhận xét: nêu ưu, nhược điểm của tiết thực hành
GV khen những HS có cố gắng 
GV lưu ý cho HS những kiến thức trọng tâm 
5. Dặn dò ( 1 phút)
Hướng dẫn cho HS chuẩn bị cho tiết thực hành tiếp theo
TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT
Ngàytháng.năm 2015
TUẦN 11 Ngày soạn: 28/10/2015
Tiết 21: 	 Ngày dạy: 04/11/2015
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
	 BÀI 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS biết vì sao cần bảo vệ thông tin trên máy tính. Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
2. Kĩ năng: Thực hiện được thao tác bảo quản và sử dụng tốt dữ liệu.
3. Thái độ: Giáo dục có ý thức bảo vệ thông tin của máy tính . 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, mạng internet. Tài liệu, giáo án.
2. Học sinh: Vở ghi, tài liệu.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: (2Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4Phút)
 - Em hãy cho biết các thành phần chính có trong phần mềm Kompozer?
 - Em hãy trình bày các thao tác để chèn một hình ảnh và tạo một liên kết vào trang web trên phần mềm Kompozer?
3. Bài mới:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? (17Phút)
Gv : yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa.
Hs: đọc thông tin sách giáo khoa
Gv: Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng nào?
Hs: Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng tệp và thư mục.
Gv: Khi em lưu trữ thông tin của mình dưới dạng tệp và thư mục đó nhưng đến khi cần sử dụng thì lại không mở được. Khi đó chúng ta không thể sử dụng được mà phải làm lại. Nếu như vậy thì mất rất nhiều thời gian.
Gv: Với qui mô lưu trữ lớn hơn, ví dụ như dữ liệu của một công ty, nhà trường, một tĩnh, một quốc gia nếu không được lưu trữ tốt thì như thế nào?
Hs: Thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
Gv: Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết.
1. Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?
Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết.
Hoạt động 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.(19Phút)
Gv: giới thiệu
Có rất nhiều lí do khác nhau làm cho thông tin máy tính biến mất một cách không mong muốn. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính thành ba nhóm chính sau 
Gv: Tuổi thọ của máy tính có ảnh hưởng gì đến tốc độ và khả năng lưu trữ của máy tính không?
Hs: có, các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm.
Gv: Khi sử dụng nhiều phần mềm thì có khả năng gì xẫy ra?
Hs: Các phần mềm có thể không tương thích nhau nên có thể gây treo may  dẫn đến có thể không tương tác với phần mềm nên cũng làm mất mát thông tin.
Gv: Cần phải bảo quản máy tính như thế nào để tránh làm mất thông tin của máy?
Hs: Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào... sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới "tuổi thọ" của máy. Cần tránh những sơ suất như làm đổ nước hay để xảy ra những va đập mạnh có thể làm máy tính hư hỏng hoàn toàn. 
Gv: Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì dẫn tới điều gì?
Hs: Có thể dẫn tới việc mất thông tin của máy.
Gv: Virus máy tính xuất hiện khi nào?
Hs: Xuất hiện vào những năm tám mươi của thế kỉ XX.
Gv: Tác hại của Virus là gì?
Hs: Nó là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng.
Gv: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
Gv: Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đó chúng ta phải làm như thế nào?
Hs: Chúng ta cần phải sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
 a. Yếu tố công nghệ – vật lí
- Máy tính (nhất là các thiết bị lưu trữ dữ liệu) cũng có "tuổi thọ" nhất định. Các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm. 
- Các phần mềm máy tính, kể cả hệ điều hành, không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định hoặc đúng như mong muốn. Những sự cố như treo máy, không tương tác được với phần mềm,.. đôi khi vẫn xảy ra và điều này cũng có thể làm mất mát thông tin.
b. Yếu tố bảo quản và sử dụng.
- Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào... sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới "tuổi thọ" của máy. Cần tránh những sơ suất như làm đổ nước hay để xảy ra những va đập mạnh có.
- Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì có

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_9_HKI.doc
Giáo án liên quan