Giáo án môn Tin học 9 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản
Tiết: 39
Thế nào là soạn thảo văn bản?
Soạn thảo văn bản là thực hiện các công việc liên quan đến văn bản như soạn thông báo, đơn từ, làm báo cáo, viết bài trên lớp
Thế nào là hệ soạn thảo văn bản?
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản.
1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản:
a. Nhập và lưu văn bản:
Nhập văn bản: Cho phép gõ nhập văn bản nhanh chóng; Hệ soạn thảo văn bản quản lý việc xuống dòng. Ta có thể lưu lại để tiếp tục hoàn thiện hoặc in ra giấy.
Tuần: 20 Tiết PPCT: 39, 40 Lớp: 10A8, 9, 10 Ngày soạn: 27/12/2015 §14. KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN I. Mục tiêu: Về kiến thức: Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản; Biết một số quy ước trong soạn thảo văn bản; Biết khái niệm về định dạng văn bản Về kỹ năng: Có khái niệm về các vấn đề xử lý chữ Việt trong soạn thảo văn bản; Sử dụng được một trong 2 cách gõ văn bản chữ Việt bằng bảng mã UNICODE. Về thái độ: Rèn các đức tính: cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn, làm việc trong nhóm; Có lòng say mê học tập, yêu thích môn học II. Những phương pháp dạy học được sử dụng: Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, lấy ví dụ minh họa, mở rộng vấn đề bằng kiểm tra đánh giá; Giáo viên có thể đặt các câu hỏi để hs trả lời tạo không khí sôi nổi trong học tập và kích thích các em suy nghĩ; Giáo viên tạo điều kiện để hs có thể mạnh dạn nêu lên những thắc mắc, những vấn đề chưa rõ hay chưa hiểu về bài học. III. Phương tiện dạy học: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính, máy chiếu (nếu có); Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu; Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 10; Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng đen là công cụ chủ yếu để giảng dạy. 2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi lý thuyết; Sách giáo khoa tin học 10; Sách tham khảo liên quan đến bài học (nếu có). IV. Tài liệu tham khảo (nếu có): Học tốt Tin học 10 (Chương trình cơ sở và nâng cao - TS Trần Doãn Vinh, Trần Thị Thu Hà - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ: a. Kiểm tra bài cũ Giới thiệu sơ lược chương III. b. Gợi động cơ Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều việc liên quan đến việc lập báo cáo, đơn từ, công văn Đó chính là soạn thảo văn bản. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với hệ thống soạn thảo văn bản. 3. Nội dung bài giảng: NỘI DUNG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Tiết: 39 Thế nào là soạn thảo văn bản? Soạn thảo văn bản là thực hiện các công việc liên quan đến văn bản như soạn thông báo, đơn từ, làm báo cáo, viết bài trên lớp Thế nào là hệ soạn thảo văn bản? Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản: a. Nhập và lưu văn bản: Nhập văn bản: Cho phép gõ nhập văn bản nhanh chóng; Hệ soạn thảo văn bản quản lý việc xuống dòng. Ta có thể lưu lại để tiếp tục hoàn thiện hoặc in ra giấy. b. Sửa đổi văn bản: Các cách sửa đổi văn bản bao gồm: - Sửa đổi ký tự và từ: Có thể xóa, chèn thêm hoặc thay thế ký tự, từ, hay cụm từ nào đó. - Sửa đổi cấu trúc văn bản: Xóa, sao chép, di chuyển, chèm thêm một đoạn văn bản hay hình ảnh đã có sẵn. c. Trình bày văn bản: Là chức năng rất mạnh của hệ soạn thảo. Có 3 mức trình bày là mức ký tự, mức đoạn hay mức trang: - Khả năng định dạng ký tự như: + Phông chữ (Font): Times New Roman. + Cỡ chữ (Size): 10, 12, 14 + Kiểu chữ (Font style): đậm, nghiêng, gạch chân + Màu sắc (Font color). Vị trí tương đối so với dòng kẻ (cao hơn hay thấp hơn) - Khả năng định dạng đoạn văn bản: + Vị trí lề trái, phải của đoạn văn bản; + Căn lề trái, phải, căn giữa, căn đều + Thụt đầu dòng; + Khoảng cách đến đoạn văn bản trước, sau; + Khoảng cách giữa các dòng trong cùng một đoạn văn bản - Khả năng định dạng trang văn bản: + Lề trên, dưới, trái, phải của trang; + Hướng giấy nằm ngang hay thẳng đứng; + Kích thước trang giấy; + Tiêu đề trên, dưới d. Một số chức năng khác: - Tìm kiếm và thay thế; - Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai; - Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong bản; - Chia văn bản thành các phần với cách trình bày khác nhau; - Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn và trang lẻ; - Chèn hình ảnh và ký hiệu đặc biệt vào văn bản; - Vẽ hình, tạo chữ nghệ thuật trong văn bản; - Hiển thị văn bản dưới nhiều góc độ khác nhau: chi tiết, phát thảo, dưới dạng trang in Giáo viên: Thuyết trình bài giảng về hệ soạn thảo văn bản. Giáo viên: Giới thiệu cho hs các gõ và lưu văn bản. Giáo viên: Nêu câu hỏi: Sửa đổi văn bản bao gồm những công việc nào? Ví dụ? Giáo viên: Trình bày các khả năng định dạng văn bản. Giáo viên: Trình bày về một số chức năng tìm kiếm và thay thế, gõ tắt, tạo bảng. Học sinh: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ. Học sinh: Suy nghĩ trả lời, tham gia xây dựng bài. Học sinh: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ. Học sinh: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ. Tiết: 40 Một số quy ước trong việc gõ văn bản: a. Các đơn vị xử lý trong văn bản: - Ở mức cơ sở nhất, vb được tạo từ các ký tự; - Một hoặc vài ký tự ghép lại với nhau thành một từ, các từ được phân cách bởi dấu cách (ký tự trống) hoặc các dấu ngắt câu; - Tập hợp nhiều từ kết thúc bằng một trong các dấu kết thúc câu được gọi là câu; - Tập hợp các ký tự nằm trên cùng một hàng được gọi là dòng; - Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản; - Các đoạn phân cách bởi dấu ngắt đoạn; - Phần văn bản định dạng để in ra trên một trang giấy được gọi là trang; - Phần văn bản hiển thị trên màn hình tại một thời điểm gọi là trang màn hình; b. Một số quy ước trong việc gõ văn bản: Để văn bản nhất quán và có tính hợp lý thì một số quy ước cần được tuân thủ là: - Các dấu ngắt câu phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách, nếu sau nó vẫn còn nội dung; - Giữa các từ chỉ dùng một ký tự trống để phân cách, giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter; - Các dấu mở ngoặc, mở nháy phải được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo; tương tự các dấu đóng ngoặc hoặc các dấu đóng nháy phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ nháy trước đó; * Chú ý: Để văn bản trình bày có tính thẩm mỹ, người soạn thảo vẫn có thể đặt nhiều dấu cách những phải đảm bảo tự kiểm soát việc xuống dòng của những ký tự này. Giáo viên: Nêu một số quy ước trong việc gõ văn bản. Giáo viên: Thuyết trình. Việc chính xác hóa đơn vị xử lý trong văn bản là rất cần thiết vì nó liên quan đến hệ soạn thảo văn bản ở các bài sau. - Ngày nay chúng ta tiếp xúc với các văn bản được gõ trên máy tính. Trong số đó có những văn bản không tuân theo các quy ước chung của việc soạn thảo gây ra sự không nhất quán và thiếu tôn trọng người đọc. - Một yêu cầu quan trọng khi bắt đầu học soạn thảo văn bản là phải tôn trọng các quy định chung này để văn bản soạn thảo được nhất quán và khoa học. Học sinh: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản a. Xử lý chữ Việt trong máy tính: - Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính; - Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt; - Truyền vb tiếng Việt qua mạng máy tính; b. Gõ chữ Việt: - Có 2 kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay: + Kiểu TELEX; + Kiểu VNI c. Bộ mã chữ Việt: - Có 2 bộ mã chữ Việt phổ biến dựa trên bộ mã ASCII là TCVN3 và VNI thường được sử dụng; - Bộ mã UNICODE là bộ mã chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới, trong đó có tiếng Việt; - Ngày nay bộ mã UNICODE đã được quy định để sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam. d. Bộ phông chữ Việt: Có nhiều bộ phông chữ Việt với nhiều kiểu chữ khác nhau được xây dựng để hiển thị và in chữ Việt. Trong đó có 3 loại được sử dụng rộng rãi là: - Những bộ phông chữ ứng với bộ mã TCVN3 được đặt với tiếp đầu ngữ là .Vn như: .VnTime, .VnArial - Những bộ phông chữ ứng với bộ mã VNI được đặt với tiếp đầu ngữ là VNI- như: VNI-Times, VNI-Helve - Những bộ phông chữ ứng với bộ mã UNICODE hỗ trợ cho chữ Việt như: Times New Roman, Arial, Tahoma e. Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt: Là các phần mềm tiện ích riêng để máy tính có thể kiểm tra chính tả, sửa lỗi, sắp xếp văn bản tiếng Việt. Giáo viên: Thuyết trình. Thao tác mẫu cách nhập, xử lý chữ Việt với hệ soạn thảo văn bản MS Word Giáo viên: ngày nay khuyến cáo chúng ta nên sử dụng bảng mã Unicode để soạn thảo văn bản tiếng Việt. Vì bộ phông của bản mã Unicode được tích hợp sẵn trong Windows, do đó chúng ta có thể chép văn bản đó từ máy này sang máy khác mà không lo bị lỗi phông nữa. Học sinh: Chăm chú nghe giảng, chép bài đầy đủ. Học sinh: Chú ý, ghi nhớ thao tác của giáo viên. Học sinh: Lắng nghe và ghi nhớ 4. Củng cố bài, dặn dò Hôm nay chúng ta cần nắm vững những nội dung sau đây: Có nhiều hệ soạn thảo văn bản như MS Word, Open Office Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản; Các đơn vị xử lý trong văn bản; Một số quy ước trong việc gõ văn bản; Các khái niệm về chữ Việt trong soạn thảo văn bản. Cần sử dụng thành thạo 1 trong 2 cách gõ chữ Việt. 5. Bài tập về nhà Soạn thảo văn bản là gì? Thế nào là hệ soạn thảo văn bản? Hãy mô tả các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản? Hãy nêu một số quy ước trong việc gõ văn bản? Để soạn thảo văn bản chữ Việt, trên máy tính cần có những gì? Trả lời các câu hỏi và bài tập: 2, 4, 5. 6 trang 98 SGK chuẩn bị cho tiết bài tập sau. Đọc trước bài 15: “Làm quen với Microsoft Word” chuẩn bị cho tiết học sau. 6. Rút kinh nghiệm tiết dạy
File đính kèm:
- khai_niem_soan_thao_van_ban.doc