Giáo án môn Tin học 8 - Tuần 18
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sử dụng các kiến thức đã học để làm một số bài tập
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV:Nội dung bài tập, máy tính điện tử.
HS: Sách ,vở,bút.
Ngày dạy:..................................... Tiết 32-33.TÌM HIỂU THỜI GIAN VỚI PHẦN MỀM SUN TIMES (TH) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Sử dụng phần mềm Sun times để thực hành: phóng to để quan sát một vùng bản đồ chi tiết, quan sát và nhận biết thời gian ngày và đêm.... 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm để tìm hiểu thêm về thiên nhiên, trái đất, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống. 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. GV: Sách giáo khoa, máy tính điện tử 2. HS: Sách, vở,đọc bài trước ở nhà III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ(5’): ? Nêu một số chức năng của phần mềm Sun times Giới thiệu bài mới: Để củng cố bài học ngày hôm trước hôm nay chúng ta vào tiết thực hành. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Khởi động phần mềm ? Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm trên máy tính Nháy đúp vào biểu tượng để khởi động phần theo yêu cầu của giáo viên. 1. Khởi động phần mềm. Hoạt động 2: Sử dụng phần mềm để quan sát - Phóng to và quan sát một vùng bản đồ chi tiết. - Quan sát và nhận biết thời gian: ngày và đêm. + Nhấn giữ nút phải chuột và kéo thả từ một đỉnh đến đỉnh đối diện của hình chữ nhật. + Học sinh quan sát các vùng sáng tối khác nhau tương ứng với ngày và đêm ở từng khu vực. 2. Sử dụng phần mềm để quan sát. a) Phóng to và quan sát một vùng bản đồ chi tiết. b) Quan sát và nhận biết thời gian: ngày và đêm. Thực hiện đi theo chiều ngang của một đường thẳng từ trái sang phải để quan sát được thời gian hiện thời của các vị trí trên trái đất theo đúng chiều thời gian chuyển động. + Học sinh tiến hành quan sát theo yêu cầu của giáo viên. + Học sinh di chuyển để thấy được: - Vùng đệm sáng – tối chỉ ra các vùng mà thời gian hiện thời đang - Quan sát và xem thông tin thời gian chi tiết của một địa điểm cụ thể. - Quan sát vùng đệm giữa ngày và đêm. chuyển từ sáng sang tối hoặc ngược lại. Các vùng phía bên phải là thời gian sáng sơm, vùng phía trái là thời gian chiều tối - Giữa vùng đệm có một đường liền là đường cho biết thời gian mặt trời mọc và lặn. c) Quan sát và xem thông tin thời gian chi tiết của một địa điểm cụ thể. d) Quan sát vùng đệm giữa ngày và đêm. 5. Sơ kết bài(3’) * Củng cố: Nhận xét giờ thực hành. * Hướng dẫn về nhà: Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết ôn tập 6. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... *********************************************************** Ngày dạy:............................ Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Sử dụng các kiến thức đã học để làm một số bài tập 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: GV:Nội dung bài tập, máy tính điện tử. HS: Sách ,vở,bút. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp(1’) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi ôn tập Giới thiệu bài mới: Để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ hôm nay chúng ta ôn tập. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: ÔN LẠI KIẾN THỨC Chohọc sinh viết lại cấu trúc câu điều kiện if, vẽ ra sơ đồ câu điều kiện if dạng đủ và dạng thiếu. Cho phân tích ý nghĩa Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên Hoạt động 2: Bài tập 1. - Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai? a) If x:=7 then a = b; b) IF x > 5; then a:=b; c) IF x > 5 then a:= b; m:=n; d) IF x > 5 then a:=b; else m:=n; + Hoc sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên. 1. Bài tập 1 - Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai? a) If x:=7 then a = b; b) IF x > 5; then a:=b; c) IF x > 5 then a:= b; m:=n; d) IF x > 5 then a:=b; else m:=n; Hoạt động 3: Bài tập 2. - Sau mỗi câu lệnh sau đây a) IF ( 45 mod 3) = 0 then X:= X + 1; b) IF x > 10 then X:= X + 1; Giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5? a) Giá trị của biến X = 6 b) Giá trị của biến X = 5 2. Bài tập 2. - Sau mỗi câu lệnh sau đây a) IF ( 45 mod 3) = 0 then X:= X + 1; b) IF x > 10 then X:= X + 1; Giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5? Hoạt động 4: Bài tập 3 - Viết chương trình kiểm tra số nguyên dương A nhập từ bàn phìm là số chẵn hay số lẻ. - Có bao nhiêu biến trong chương trình? + Có 1 biến là biến A có kiểu dữ liệu là Integer. + Để kiểm tra số nguyên dương A là số chẵn hay số lẽ, ta lấy số đó chia cho 2 và lấy phần dư. Nếu phần dư bằng 0 thì A là số chẵn, ngược lại A là sô lẻ. + Viết chương trình theo sự hướng dẫn của giáo viên. Program Kiem_tra_so_chan_le; 3. Bài tập 3 - Viết chương trình kiểm tra số nguyên dương A nhập từ bàn phìm là số chẵn hay số lẻ. - Làm thế nào để biết số nguyên dương A là số chẵn hay số lẻ. - Yêu cầu học sinh viết chương trình. Var A: Integer; Begin Writeln(‘Nhap so A:’); Readln(a); If A mod 2 = 0 then Writeln(A,’la so chan’) Else Writeln(A,’la so le’); Readln; End. 5. Sơ kết bài * Củng cố: giảng giải thêm các bài tập cho học sinh nắm lại kiến thức *Dặn dò: Về nhà xem lại các bài đã học tiết sau ôn tập tiếp *Bài tập: Làm các câu hỏi trong SGK 6.Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... **************************************************
File đính kèm:
- TUẦN 18.doc