Giáo án môn Tin học 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: kế hoach dạy học, sgk,

2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bi trước bài mới.

III, THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 1, Ổn định tổ chức (1’)

 2, Kiểm tra miệng. (3’)

Câu hỏi: Viết câu lệnh in ra màn hình tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài

bằng 4 chiều rộng bằng 3

Đáp án:

 Write(‘ Diện tích hình chữ nhật là: ‘, 4*3);

GV: Gọi học sinh trả lời

Gọi học sinh nhận xét, bổ sung và cho điểm

Đặt vấn đề: (1’) Các em đã biết viết câu lệnh in ra màn hình cách tính diện tích của hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng, vậy ta có thể viết một chương trình cho phép người sử dụng nhập từ bàn phím chiều dài và chiều rộng tương ứng sau đó tính diện tích của hình chữ nhật được hay không? Để trả lời câu hỏi này cô và các em cùng nhau đi tìm hiểu bài ngày hôm nay “Tiết 12- Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình”

 

doc7 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 8 - Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/12/2015
Ngày giảng: 28/12/2015
BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH.
1. MỤC TIÊU
1, Kiến thức:
- Học sinh biết về khái niệm biến, biến được biến là một công cụ quan trọng trong lập trình.
 - Học sinh hiểu được việc lưu trữ dữ liệu của biến nhớ qua các ví dụ trong sách giáo khoa.
- Học sinh biết cách khai báo tên biến, khai báo kiểu dữ liệu của biến. Cú pháp chung để khai báo biến
- Học sinh hiểu hơn lợi ích của việc sử dụng biến trong chương trình qua ví dụ sách giáo khoa.
 2, Kĩ năng: 
- Học sinh thực hiện được việc khai báo biến theo yêu cầu của giáo viên đưa ra. 
 - Học sinh thực hiện thành thạo việc khai báo biến theo yêu cầu của từng bài toán.
 3,Thái độ:
 - Thái độ học tập nghiêm túc,..
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: kế hoach dạy học, sgk,
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bi trước bài mới.
III, THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1, Ổn định tổ chức (1’)
 2, Kiểm tra miệng. (3’)
Câu hỏi: Viết câu lệnh in ra màn hình tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài
bằng 4 chiều rộng bằng 3
Đáp án: 
 Write(‘ Diện tích hình chữ nhật là: ‘, 4*3);
GV: Gọi học sinh trả lời
Gọi học sinh nhận xét, bổ sung và cho điểm
Đặt vấn đề: (1’) Các em đã biết viết câu lệnh in ra màn hình cách tính diện tích của hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng, vậy ta có thể viết một chương trình cho phép người sử dụng nhập từ bàn phím chiều dài và chiều rộng tương ứng sau đó tính diện tích của hình chữ nhật được hay không? Để trả lời câu hỏi này cô và các em cùng nhau đi tìm hiểu bài ngày hôm nay “Tiết 12- Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình”
3, Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Biến là công cụ trong lập trình (15 phút)
GV: Các em nghiên cứu SGK và cho biết: Hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là gì?
HS: Hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là xử lí dữ liệu.
GV:Nhận xét
GV: Thông tin lưu trữ trong bộ nhớ máy tính được gọi là gì?
HS: Thông tin lưu trữ trong bộ nhớ máy tính được gọi là dữ liệu
GV: Gọi hs nhận xét
GV: Nhận xét và kết luận: Hoạt động cơ bản của máy tính đều được xử lí với các dữ liệu được lấy từ bộ nhớ của máy tính.
Ví dụ: Muốn cộng hai số a và b trước hết ta phải nhập và lưu vào trong bộ nhớ máy tính sau đó mới thực hiện phép cộng
Vậy các số a và b được lưu vào vị trí nào trong bộ nhớ và làm sao để chương trình biết chính xác dữ liệu cần được xử lí lưu ở vị trí nào. Các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình rất quan trọng đó là biến nhớ hay còn gọi tắt là biến.
Các em liên hệ với khai niệm biến hay ẩn trong môn toán: Biến có thể nhận giá trị bất kì. Vậy biến được dùng để làm gì?
Hs: Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết Biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal là gì?
HS: Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình
GV: Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu có) và yêu cầu nhắc lại
GV: Các em cần nhớ đặc điểm của biến là có thể thay đổi giá trị của biến tại vị trí bất kì trong chương trình để so sánh với đại lượng khác mà các em sẽ được tìm hiểu ở tiết sau.
GV đưa ra ví dụ
X= 8 đâu là biến và đâu là giá trị của biến
HS: X là biến
8 là giá trị của biến
GV: Nhận xét. Vậy ta có thể thay giá trị của biến bằng 25 được không? Vì sao?
HS: Được vì giá trị của biến có thể thay đổi được
GV: Hãy cho biết giá trị của biến là gì?
Hs: Giá trị của biến là dữ liệu do biến lưu trữ
GV: nhận xét
GV: Để hiểu rõ hơn về biến và giá trị của biến chúng ta cùng nhau đi xét một số ví dụ:
Ví dụ 1: Hãy cho biết sự khác nhau của hai câu lệnh dưới đây:
Writeln(15+5);
Writeln(X+Y);
HS: Câu lệnh writeln(15+5); là lệnh in kết quả của phép cộng 15+5 ra màn hình
Câu lệnh writeln(X+Y); là lệnh in kết quả của phép công X+Y ra màn hình, X và Y chưa biết
GV: Gọi hs khác nhận xét, bổ xung
GV: Hai số 15 và 5 được nhập trước từ bàn phím. Sau khi nhận được các số 15 và 5 các số này sẽ được lưu ở vị trí nào đó trong bộ nhớ. Chúng ta không thể biết giá trị của các số được nhập từ trước nên không thể sử dụng lệnh in ra màn hình writeln(15+5); Vì thế ta sử dụng hai biến X và Y để lưu trữ hai giá trị của các số được nhập vào tức 15 và 5 sau đó có thể sử dụng lệnh writeln(X+Y); để in kết quả ra màn hình.
Minh họa bằng hình 24 sgk trên bảng phụ: Trên hình ảnh ta xem như hai biến X,Y như là tên của các vùng nhớ chứa giá trị tương ứng là 15 và 5. 15 nằm trong vùng nhớ X, 5 nằm trong vùng nhớ Y. Vậy kết quả của lệnh writeln(X+Y) là 20
GV: Vậy cô thay giá trị trong vùng nhớ X là 20 và giá trị trong vùng nhớ Y là 10 thì kết quả của lệnh writeln(X+Y); sẽ là bao nhiêu?
Hs: 30 (= X+Y)
Gv: Gọi hs nhận xét
GV: Nhận xét và chốt lại: Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và giá trị của biến có thể thay đổi được
Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức:
GV: Em hãy nêu cách tính hai biểu thức trên
HS: Tính lần lượt
GV: Các em hãy quan sát và cho biết hai biểu thức Y, Z có gì đặc biệt?
HS: Hai biểu thức có tử số bằng nhau
GV: Ta nhận thấy hai biểu thức có tử số bằng nhau do đó ta có thể tính giá trị của tử số và lưu tạm thời trong một biến trung gian gọi là X, X=100+50 khi đó biểu thức Y, Z được biểu diễn thông qua biến X như thế nào?
HS: Y= X/3
Z= X/5
GV: Gọi học sinh khác nhận xét
GV nhận xét.
 X, Y, Z được gọi là gì?
HS: X, Y, Z là các biến nhớ hay gọi tắt là biến
GV: Nhận xét
Qua ví dụ 2 các em hiểu biểu thức X được dùng để lưu trữ các giá trị trung gian nhằm mục đích xử lí dữ liệu về sau, trong nhiều thao tác xử lí dữ liệu không thể thực hiện được nếu ta không sử dụng biến
Hs: Lắng nghe
GV: Để sử dụng được biến trong chương trình thì các biến phải được khai báo ở đâu? Và khai báo như thế nào ta sang phần 2, Khai báo biến
Biến là công cụ trong lập trình
- Biến dùng để lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu do biến lưu trữ gọi có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình
- Giá trị của biến là dữ liệu do biến lưu trữ
Ví dụ 1: (SGK- trang 29)
Writeln(15+5);
Writeln(X+Y);
Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức:
Cách tính:
X= 100+50
Y=X/3
Z=X/5
Hoạt động 2: Khai báo biến (15 phút)
GV: Để sử dụng được biến trong chương trình thì các biến phải được khai báo trong phần khai báo chương trình.
Hãy nghiên cứu SGK và cho biết khai báo biến gồm những gì?
HS: Gồm khai báo tên biến và kiểu dữ liệu của biến
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét và đưa ra cú pháp khai báo biến
Để khai báo biến ta dùng cú pháp như sau:
Var tên_biến: kiểu_dữ_liệu;
Trong đó:
+ Var là từ khóa dùng để khai báo biến
+ Tên_biến: Tuân thủ theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình Pascal
+ Kiểu_dữ_liệu: Các kiểu dữ liệu đã học ví dụ như kiểu số thực, kiểu số nguyên,...
Ví dụ như cô khai báo biến x có kiểu số nguyên như sau: 
Var x: integer;
HS: Lắng nghe, ghi bài
GV: Em hãy lấy thêm ví dụ về khai báo biến
HS: Var a: real;
GV: Gọi hs nhận xét và lấy thêm ví dụ khác
GV: Nhận xét
GV: Yêu cầu học sinh quan sát ví dụ 3 trên bảng phụ hoạt động nhóm ghép đôi theo cặp thảo luận và cho biết: Ở ví dụ 3 có bao nhiêu biến? Đó là những biến nào? Có bao nhiêu kiểu dữ liệu? Đó là kiểu dữ liệu nào?
HS: Hoạt động nhóm
Đáp án: Có 5 biến đó là m, n, S, dientich, thong_bao
Có 3 kiểu dữ liệu đó là kiểu số nguyên , số thực và kiểu xâu kí tự
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu còn thiếu.
GV: Nhận xét
Các em lưu ý trong trường hợp có nhiều biến có cùng kiểu dữ liệu thì các biến được phân cách nhau bởi dấu phẩy.
Hs:Lắng nghe.
2, Khai báo biến
Cú pháp:
Var tên_biến: kiểu_dữ_liệu;
Trong đó:
+ Var là từ khóa dùng để khai báo biến
+ Tên_biến: Tuân thủ theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình Pascal
+ Kiểu_dữ_liệu: Các kiểu dữ liệu đã học ví dụ như kiểu số thực, kiểu số nguyên,...
Ví dụ như: Var x: Integer;
Ví dụ 3-SGK.T30
4, Củng cố (8 phút)
Để nắm chắc cách khai báo biến các em suy nghĩ và làm một số bài tập sau:
Bài tập 1: (Hoạt đông nhóm theo bàn trong thời gian 3 phút)
Khai báo biến A, B có kiểu nguyên, biến C có kiểu xâu kí tự, biến R có kiểu số thực sẽ đươc viết như thế nào?
Đáp án:
Var A,B: Integer;
 	 C: Char;
 	R : Real;
Bài tập 2: (Hoạt đông cá nhân)
Hãy đánh dấu (X) vào lựa chọn đúng, sai. Nếu sai hãy giải thích tại sao
Khai báo
Đúng
Sai
1. Var end: string;
2. Var A,B :Integer;
 C: Real;
3. Var HS: Integer;
4. Var chieudai: real;
5. M, n: Integer;
Đáp án:
Sai vì tên biến vi phạm quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình ( tên biến là từ khóa)
Sai vì không khai báo từ khóa Var
GV: Quay trở lại với phần kiểm tra bài cũ nếu chúng ta muốn nhập chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật từ bàn phím để tính diện tích của hình chữ nhật thì ta phải khai báo biến như thế nào? Ví dụ như chiều dài là a chiều rộng là b
HS: Var a,b : real;
	dientich: real;
GV:Gọi hs nhận xét và sửa sai (nếu sai)
GV: Khi khai báo như vậy chúng ta có thể nhập giá trị bất kì của biến chiều dài và chiều rộng từ bàn phím
Gv: Qua bài học ngày hôm nay các em cần nhớ được những kiến thức gì?
HS:
 - Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu
- Giá trị của biến có thể thay đổi
- Giá trị của biến là dữ liệu do biến lưu trữ
- Cú pháp của khai báo biến
5, Hướng dẫn về nhà(2’)
- Về nhà học bài cũ, làm các bài tập liên quan đến khai báo biến để thành thạo việc khai báo biến.
- Học thuộc cú pháp khai báo biến
- Làm bài tập 6 SGK T33
- Xem trước mục 3,4
IV/ Rút kinh nghiệm điều chỉnh bổ sung

File đính kèm:

  • docBai_4_Su_dung_bien_trong_chuong_trinh.doc