Giáo án môn Tin học 7 - Tiết 37 đến tiết 70 - Trường THCS Lý Tự Trọng
Ngày soạn: 15/02/2015
Ngày giảng: TIẾT 47 - BÀI TẬP (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức đã học
2. Kỹ năng:
- Học sinh làm được các dạng bài tập cơ bản
3. Thái độ:
- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực hướng tới
- Làm tốt các dạng bài tập giáo viên đưa ra.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Chuẩn bị của GV
t Color Chart Wizard Align Text Left Merge & Center Center Chart Area Align Text Left Outside Border Print Increase Decimal Print Preview Decrease Decimal Hoạt động 2: Tự luận MT: Củng cố lại những kiến thức đã học Hãy nêu các bước để thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ? Trình bày các thao tác tô màu nền và kẻ đường biên cho các ô tính? Sắp xếp dữ liệu là gì? Nêu các thao tác để sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần hay giảm dần? Lọc dữ liệu là gì? Nêu các thao tác để lọc dữ liệu? Nêu các thao tác để lọc ra các hàng có giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất? Trang 45-47/SGK Trang 51/SGK Trang 67/SGK - Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó. - Các thao tác lọc dữ liệu: Bước 1: Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. Bước 2: Mở bảng chọn DataàFilteràAutoFilter Bước 3: Nháy nút mũi tên trên hàng tiêu đề cột và chọn giá trị cần lọc. Bước 1: Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. Bước 2: Mở bảng chọn DataàFilteràAutoFilter Bước 3: Nháy nút mũi tên trên hàng tiêu đề cột àTop 10àxuất hiện hộp thoại Bước 4: Chọn Top để lọc ra các hàng có giá trị lớn nhất hay Bottom để lọc ra các hàng có giá trị nhỏ nhất. Bước 5: Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc và nháy OK 3. Luyện tập, củng cố (3 phút) - Trả lời lại các câu hỏi 4. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Trả lời và học bài. - Chuẩn bị cho giờ kiểm tra sau. 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá (xen kẽ trong giờ) Ngày soạn: 28/2/2015 Ngày giảng: TIẾT 52: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản đã học. 2. Kỹ năng - Vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra. 3. Thái độ - Nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài. 4. Năng lực hướng tới. - Hs vận dụng được toàn bộ kiến thức đã học để giải quyết tình huống Gv cho. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu 2. Chuẩn bị của HS - Kiến thức đã học, vở ghi, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 7A 7B 7C 7D 1. Giới thiệu bài học (1 phút) 2. Dạy học bài mới (35 phút) MA TRẬN THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA Bài Mức độ 6 7 8 Biết 1 2, 5 7, 8 Hiểu 3,4,9 6,10,11 12 Vận dụng 1 2,3 Đề bài Câu 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: 1/ Để định dạng màu nền cho dữ liệu, em sử dụng nút lệnh: A, Fill Color B, Font Color C. Line Color D. Tất cả đều đúng 2/ Để tăng số chữ số thập phân của dữ liệu số, em sử dụng nút lệnh: A. B. C. D. 3/ Trên một trang tính, ngầm định dữ liệu kiểu số luôn được căn lề: A. Lề trái B. Lề phải C. Lề giữa D. Căn đều 2 lề 4/ Để điều chỉnh dấu ngắt trang của một trang tính, em sử dụng nút lệnh: A. Print Preview B. Margin C. Page Break Preview D. Zoom 5/ Để kẻ đường biên cho các ô tính, em sử dụng nút lệnh: A. B. C. D. Tất cả đều đúng. 6/ Để đặt lề cho một trang tính, em nháy chuột vào bảng chọn File -> Page Setup, sau đó chọn: A. Page B. Margin C. Header/Footer D. Sheet 7/ Cho 2 hình sau: Hình 1 Hình 2 Từ hình 1, em sẽ chọn nút lệnh nào để có được hình 2: A. B. C. D. 8/ Để sắp xếp dữ liệu giảm dần trong trang tính, em sử dụng nút lệnh: A. B. C. D. 9/ Để lọc ra các hàng có giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất, em chọn: A. All B. Custom... C. 10 D. Top 10... 10/ Muốn sắp xếp toàn bộ trang tính theo thứ tự tăng dần của một cột nào đó, trước ta phải chọn: A. Chọn cột đó B. Chọn cột số thứ tự C. Chọn hàng tiêu đề của trang tính D. Tất cả đều sai 11/ Để lọc dữ liệu trong một trang tính, ta nháy chuột vào bảng chọn: A. Format B. Tools C. Data D. Table 12/ Muốn xóa hẳn một hàng ra khỏi trang tính, ta đánh dấu khối chọn hàng này và thực hiện: A. Nhấn phím Delete B. Chọn Edit -> Delete C. Chọn Table -> Delete Rows D. Chọn Tools -> Delete Câu 2: Em hãy đánh dấu Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các phát biểu sau mà em cho là đúng hoặc sai: Phát biểu Đúng Sai 1. Trong Excel, ta chỉ định dạng được phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề. 2. Tạo viền cho các ô tính là một chức năng trong định dạng trang tính. 3. Các cột trong cùng một danh sách dữ liệu không được khác nhau về kiểu dữ liệu. 4. Có thể sắp xếp dữ liệu trong một cột theo thứ tự tăng dần và giảm dần. 5. Có thể chọn bất kì một hàng nào trên một trang tính làm hàng tiêu đề. 6. Hàng tiêu đề không được có kiểu dữ khác với dữ liệu trong các ô còn lại trên cùng cột. 7. Mỗi lần, chỉ có thể sắp xếp dữ liệu trên trang tính theo một tiêu chí duy nhất. 8. Sau khi thực hiện lọc, dữ liệu được sắp xếp lại. Câu 3: Trong ô A2 của trang tính có số 3.48, ô B2 có số 7.65. Nếu trong ô C2 có công thức =AVERAGE(A2,B2). Hãy cho kết quả của ô C2 trong mỗi trường hợp sau: a/ Số trong ô C2 được định dạng có 2 chữ số thập phân b/ Số trong ô C2 được định dạng có 1 chữ số thập phân c/ Số trong ô C2 được định dạng là số nguyên Câu 4: Em hãy trình bày các bước thực hiện lọc dữ liệu trong trang tính. Đáp án: Câu 1: 3 điểm 1. A 2. B 3. B 4. B 5. C 6. B 7. C 8. C 9. D 10. A 11. C 12. B Câu 2: 2 điểm Phát biểu Đúng Sai 1. Trong Excel, ta chỉ định dạng được phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề. S 2. Tạo viền cho các ô tính là một chức năng trong định dạng trang tính. Đ 3. Các cột trong cùng một danh sách dữ liệu không được khác nhau về kiểu dữ liệu. S 4. Có thể sắp xếp dữ liệu trong một cột theo thứ tự tăng dần và giảm dần. S 5. Có thể chọn bất kì một hàng nào trên một trang tính làm hàng tiêu đề. Đ 6. Hàng tiêu đề không được có kiểu dữ khác với dữ liệu trong các ô còn lại trên cùng cột. S 7. Mỗi lần, chỉ có thể sắp xếp dữ liệu trên trang tính theo một tiêu chí duy nhất. Đ 8. Sau khi thực hiện lọc, dữ liệu được sắp xếp lại. S Câu 3: 3 điểm Câu 1: đúng mỗi câu được 1đ a/ 5.57 b/ 5.6 c/6 Câu 4 : 2 điểm * Các bước thực hiện lọc dữ liệu : - B1: Nháy chuột chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. - B2: Mở bảng chọn Data -> chọn Filter -> nháy chọn AutoFilter. + Sau bước này ta sẽ thấy xuất hiện các mũi tên cạnh các tiêu đề cột. - B3: Nháy chọn nút mũi tên trên hàng tiêu đề cột -> hiện ra danh sách các giá trị khác nhau của dữ liệu trong cột -> chọn tiêu chuẩn cần thực hiện. 3. Luyện tập củng cố 4. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Đọc trước bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ CM Tổ trưởng Phạm Thị Thu Hằng Ngày soạn: 05/3/2015 Ngày giảng: TIẾT 53 - BÀI 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ. - HS nắm được một số dạng biểu đồ thường dùng. - HS biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu. - HS biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo ra. 2. Kỹ năng - Tạo được biểu đồ từ bảng dữ liệu có sẵn. 3. Thái độ - Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới - Sử dụng thành thạo bảng tính điện tử. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu 2. Chuẩn bị của HS - Xem trước bài mới, vở ghi, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 7A 7B 7C 7D 1. Giới thiệu bài học (1 phút) 2. Dạy học bài mới (35 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ. MT: Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ. - GV: trong các bảng tính như: Bảng tổng kết số HS giỏi qua các năm của trường THCS Lê Hồng Phong, bảng thành tích huy chương vàng các nước trong Segame 22, bảng theo dõi tổng giá trị sản xuất của nước ta qua các năm... Để so sánh số liệu trong các bảng tính này ta phải mất một thời gian mới có thể nhận biết được. - GV: Cho HS quan sát một bảng tính thành tích huy chương vàng, yêu cầu HS quan sát xem nước nào có số HCV nhiều nhất. - HS quan sát và TL câu hỏi. - GV: với các số liệu trong bảng tính, ta thực hiện minh hoạ bằng biểu đồ sẽ dễ dàng nhận ra hơn. 1. Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ. - Biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan, giúp ta dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu. Hoạt động 2: Một số dạng biểu đồ. MT: Nắm được một số dạng biểu đồ thường dùng. - GV: Với chương trình bảng tính, em có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để biểu diễn dữ liệu. - GV: Cho HS quan sát các dạng biểu đồ. - HS chú ý quan sát và ghi bài 2. Một số dạng biểu đồ. - Biểu đồ cột: thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột. - Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu. - Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể. Hoạt động 3: Tạo biểu đồ. MT: Tạo được biểu đồ từ bảng dữ liệu có sẵn. - GV : Trong chương trình bảng tính, biểu đồ được tạo từ dữ liệu trên trang tính. - GV : thực hiện các bước để tạo biểu đồ cho HS quan sát. - GV : tren hộp thoại đầu tiên, ta sẽ thấy biểu đồ dạng cột đơn giản nhát được đánh dấu là dạng biểu đồ mặc định. Ta có thể chọn dạng biểu đồ khác để phù hợp hơn với yêu cầu minh họa dữ liệu. - GV : thực hiện chọn dạng biểu đồ cho HS quan sát. - HS chú ý quan sát các thao tác. - GV : Việc chọn dạng biểu đồ thích hợp cũng góp phần minh họa dữ liệu một cách sinh động và trực quan hơn. - Ngầm định trong chương trình bảng tính sẽ chọn tất cả dữ liệu của bảng tính. - Nếu chỉ cần tạo biểu đồ cho 1 phần dữ liệu trong bảng tính thì ta phải thay đổi lại miền dữ liệu. - Trong trường hợp có nhiều dữ liệu (nhiều cột, nhiều hàng), việc lựa chọn dữ liệu để minh họa sẽ làm cho biểu đồ trở nên đơn giản hơn nhưng vẫn phản ánh được nộ dung chính của dữ liệu. 3. Tạo biểu đồ. - Biểu đồ được tạo từ dữ liệu trên trang tính. - Các bước để tạo một biểu đồ : + B1 : Chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần vẽ biểu đồ. + B2 : Nháy chọn nút lệnh Chart Wizard trên thanh công cụ -> xuất hiện hộp thoại Chart Wizard đầu tiên. + B3 : Nháy chọn liên tiếp các nút Next trên các hộp thoại, nháy chọn nút Finish trên hộp thoại cuối cùng (khi nút Next bị mờ đi) ta sẽ nhận được kết quả. a, Chọn dạng biểu đồ: - Có thể chọn các dạng biểu đồ tùy ý theo các bước sau đây : + B1 : Nháy chọn nút lệnh Chart Wizard trên thanh công cụ -> xuất hiện hộp thoại Chart Wizard đầu tiên. + B2 : chọn thẻ Standard Types -> chọn các nhóm biểu đồ tại cột Chart Type. + B3 : chọn dạng biểu đồ trong nhóm tại cột Chart - sub - type. + B4 : Nháy chọn nút Next để sang bước tiếp theo. b, Xác định miền dữ liệu: - Sau khi chọn dạng biểu đồ, chọn nút Next để xác định miền dữ liệu. - Trong ô Data range là miền dữ liệu của bảng tính mà biểu đồ minh họa, kéo thả chuột trên trang tính để chọn khối dữ liệu cần thiết. - Trong ô Series in : chọn dãy dữ liệu cần minh họa theo hàng (Rows) hay cột (Columns). - Chọn nút Next để chuyển sang bước tiếp theo. 3. Luyện tập củng cố - Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. - HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó. 4. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này. - BTVN: 1-> 4 (SGK - 88) 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: - Chương trình bảng tính Excel có thể thực hiện được những công việc gì ? Ngày soạn: 05/3/2015 TIẾT 54 - BÀI 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được các thông tin giải thích một biểu đồ. - HS biết các bước cần thực hiện để chỉnh sửa biểu đồ. 2. Kĩ năng: - Thay đổi được dạng biểu đồ đã được tạo ra và chỉnh sửa nó. 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới - Sử dụng thành thạo bảng tính điện tử II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu 2. Chuẩn bị của HS - Xem trước bài mới, vở ghi, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 7A 7B 7C 7D 1. Giới thiệu bài học (1 phút) 2. Dạy học bài mới (35 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tạo biểu đồ. MT: Biết được các thông tin giải thích một biểu đồ. - GV: Khi tạo biểu đồ, nếu có chú thích sẽ làm cho biểu đồ rõ ràng hơn. - Quá trình tạo các thông tin chú thích trong biểu đồ được thực hiện trong bước 3 của quá trình tạo biểu đồ. - GV: cho HS quan sát hộp thoại Chart Option. - HS: chú ý lắng nghe và ghi bài. - GV: Có thể đặt biểu đồ ngay trên trang tính có dữ liệu hay trên một trang biểu đồ riêng biệt. - Thông thường, ta chấp nhận lựa chọn ngầm định để chọn vị trí của biểu đồ trên trang tính có chứa dữ liệu. * Chú ý: - Trong các hộp thoại đều có vùng minh họa biểu đồ. - Tại mỗi bước, nếu chọn Finish khi chưa ở bước cuối cùng thì biểu đồ vẫn được tạo nhưng các nội dung bị bỏ qua sẽ được đặt ngầm định. - ở mỗi hộp thoại đều có nút Back để quay lại bước trước đó. 3. Tạo biểu đồ. c, Các thông tin giải thích biểu đồ : - Hộp thoại Chart Option xuất hiện trong bước 3 của quá trình tạo biểu đồ. - Hoặc sau khi tạo biểu đồ xong, ta chọn biểu đồ -> nháy chuột phải -> Chart Option. - B1 : Chọn trang Title - B2 : Trong hộp Chart Title : Nhập tiêu đề của biểu đồ. - B3 : Trong hộp Catelogy (X) axis : Nhập chú giải cho trục ngang. - B4 : Trong hộp Value (Y) axis : Nhập chú giải cho trục đứng. - B5 : Chọn Next để chuyển sang bước cuối cùng. * Một số chức năng khác trong hộp thoại Chart Option : - Trang Axes : Hiện hay ẩn các trúc đứng và ngang. - Trang Gridlines : Hiện hay ẩn các đường lưới. - Trang Legend : Hiện hay ẩn các chú thích, chọn vị trí thích hợp cho chú thích. d, Vị trí đặt biểu đồ : - Thực hiện trong bước cuối cùng của quá trình tạo biểu đồ. - Hoặc sau khi tạo biểu đồ xong, ta chọn biểu đồ -> nháy chuột phải -> Location, trong đó : + As new sheet : một trang tính mới sẽ được tạo và biểu đồ được chèn vào trang tính đó. + As object in : Lưu vào 1 trong các trang tính khác đã được khởi tạo trong tệp tin Excel hiện tại. - Chọn Finish để kết thúc. Hoạt động 2: Chỉnh sửa biểu đồ MT: Thay đổi được dạng biểu đồ đã được tạo ra và chỉnh sửa nó. - GV: Biểu đồ sau khi được tạo sẽ có vị trí và kích thước ngầm định. - Biểu đồ được tạo trong Excel cũng được coi như 1 hình ảnh giống như trong Word, vì vậy việc thay đổi vị trí của biểu đồ giống như thay đổi vị trí của hình ảnh trong soạn thảo văn bản Word - GV: Sau khi một biểu đồ đã được tạo ra, có thể dạng biểu đồ đó chưa phải là thích hợp nhất để minh hoạ dữ liệu. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải xoá biểu đồ và lặp lại các bước tạo biểu đồ, mà chỉ cần thay đổi dạng biểu đồ. - GV: Tiến hành thao tác trên máy tính cho HS quan sát. - HS chú ý quan sát và ghi bài. - GV: Yêu cầu HS nhắc lại thao tác sao chép một đối tượng bất kì trong Word? - HS suy nghĩ và trả lời 4. Chỉnh sửa biểu đồ. a. Thay đổi vị trí của biểu đồ. - B1: Chọn biểu đồ cần thay đổi vị trí. - B2: Khi con trỏ chuột chuyển thành dạng thì kéo thả chuột đến vị trí mới. b. Thay đổi dạng biểu đồ. - B1: Nháy chọn biểu đồ. - B2: Xuất hiện thanh công cụ Chart (biểu đồ) -> nháy chọn mũi tên bên phải của nút lệnh - B3: Chọn kiểu biểu đồ thích hợp. c. Xoá biểu đồ. - B1: Chọn biểu đồ cần xoá. - B2: Nhấn phím Delete trên bàn phím. d. Sao chép biểu đồ vào văn bản Word - B1: Chọn biểu đồ cần sao chép. - B2: Nháy chọn nút lệnh Copy trên thanh công cụ. - B3: Mở 1 file văn bản Word - B4: Nháy chọn nút lệnh Paste trên thanh công cụ 3. Luyện tập củng cố - Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. - HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó. 4. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này. - BTVN: Bài 5 (SGK - 88) 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: Em hãy nêu cách để tạo 1 biểu đồ đơn giản Ngày tháng năm 2015 Ký duyệt của tổ CM Tổ trưởng Phạm Thị Thu Hằng Ngày soạn: 12/3/2015 TIẾT 55 - BÀI THỰC HÀNH 9: TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết cách nhập công thức và hàm vào ô tính. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản. 3. Thái độ: - Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới - Sử dụng thành thạo bảng tính điện tử II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu 2. Chuẩn bị của HS - Xem trước bài mới, vở ghi, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 7A 7B 7C 7D 1. Giới thiệu bài học (1 phút) 2. Dạy học bài mới (35 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Thực hành bài tập 1: Lập trang tính và tạo biểu đồ. MT: Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản. - GV: sắp xếp học sinh thực hành máy tính. 3 HS/ 1 máy tính. - Yêu cầu HS khởi động máy tính. - HS mở chương trình bảng tính Excel và tạo trang tính như hình 113 (SGK - 89) * Chú ý: với cột tổng cộng, sử dụng công thức để tính toán. - GV: yêu cầu HS thực hành các nội dung và quan sát HS làm bài. 1. Thực hành bài tập 1: Lập trang tính và tạo biểu đồ. a- Tạo trang tính như hình 113 (SGK - 89) b- Tạo biểu đồ cột với miền dữ liệu của khối A4:D9 c- Thực hiện các thao tác để có trang tính như hình 114 (SGK - 89) d- Tạo biểu đồ cột với miền dữ liệu của khối A4:C9 Hoạt động 2: Thực hành bài tập 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đò. MT: thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ và thay đổi dạng biểu đồ - GV: Em hãy nhắc lại cách tạo biểu đồ? - HS: suy nghĩ và trả lời. + B1: Chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần vẽ biểu đồ. + B2: Nháy chọn nút lện Chart Wizard trên thanh công cụ -> xuất hiện hộp thoại Chart Wizard trên thanh công cụ + B3: Nháy chọn liên tiếp các nút Next trên các hộp thoại, nháy chọn nút Finish trên hộp thoại cuối cùng (khi nút Next bị mờ đi) ta sẽ nhận được kết quả. - Biểu đồ hình tròn nhận được có dạng: + B3: chọn kiểu biểu đồ thích hợp 2. Thực hành bài tập 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đò. a. Dựa vào trang tính đã tạo trong bài tập 1, tạo biểu đồ dạng gấp khúc với miền dữ liệu là khối A4:C9. b. Đổi dạng biểu đồ cột trong mục d của BT1 thành dạng biểu đồ gấp khúc. 3. Luyện tập củng cố - Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. - HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó. 4. Hoạt động nối tiếp (1 phút) - Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này. 5. Dự kiến kiểm tra đánh giá: - Kết hợp trong quá trình thưc hành. Ngày soạn:12/3/2015 TIẾT 56 - BÀI THỰC HÀNH 9: TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết cách nhập công thức và hàm vào ô tính. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản. 3. Thái độ: - Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới - Sử dụng thành thạo chương trình bảng tính II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu 2. Chuẩn bị của HS - Xem trước bài mới, vở ghi, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tổ chức Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 7A 7B 7C 7D 1. Giới thiệu bài học (1 phút) 2. Dạy học bài mới (35 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Thực hành bài tập 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đồ. MT: Tạo và thay đổi được các dạng biểu đồ - GV: sắp xếp học sinh thực hành máy tính. 3 HS/ 1 máy tính. - Yêu cầu HS khởi động máy tính. - HS mở chương trình bảng tính Excel - GV : em hãy nhắc lại cách tạo biểu đồ ? - HS : suy nghĩ và trả lời. + B1 : Chọn 1 ô trong vùng có dữ liệu cần vẽ biểu đồ. + B2 : Nháy chọn nút lệnh Chart Wizard trên thanh công cụ -> xuất hiện hộp thoại Chart Wizard đầu tiên. + B3 : Nháy chọn liên tiếp các nút Next trên các hộp thoại, nháy chọn nút Finish trên hộp thoại cuối cùng (khi nút Next bị mờ đi) ta sẽ nhận được kết quả. - Biểu đồ hình tròn nhận được có dạng : - GV : yêu cầu HS tạo biểu đồ gấp khúc. - GV : Sau khi tạo biểu đồ xong, muốn thay đổi dạng biểu đồ ta làm như thế nào ? - HS trả lời : + B1 : Nháy chọn biểu đồ. + B2 : Xuất hiện thanh công cụ Chart (biểu đồ) -> nháy chọn mũi tên bên phải của nút lệnh + B3 : Chọn kiểu biểu đồ thích hợp 2. Thực hành bài tập 2: Tạo và
File đính kèm:
- tin7_ky_2.doc