Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 6

I. Mục tiêu

 - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

 - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/oeo,( BT2)

 - Làm đúng BT3, phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( s/x, thanh hỏi/ thanh ngã )

II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT2, BT3

 HS : Vở chính tả

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
Bài tập làm văn
I. Mục tiêu
* Tập đọc
	- Biết đọc phân biệt lời nhân vật " tôi " với lời người mẹ
	- Hiểu ýnghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải làm cho được điều muốn nói.( TL dược CH trong SGK)
* Kể chuyện :
	- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện
	- Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình dựa vào tranh minh họa.
II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ chuyện
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc lại bài : Cuộc họp của chữ viết
- Trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Đọc diễn cảm toàn bài
- HD HS giọng đọc, cách đọc
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Kết hợp tìm từ khó đọc
- GV viết : Liu - xi - a, Cô - li - a
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV HD HS ngắt nghỉ đúng các câu
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
3. HD tìm hiểu bài
- Nhân vật xưng " Tôi " trong chuyện này tên là gì ?
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào ?
- Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài TLV
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a làm cách gì để bài viết dài ra ?
- Vì sao khi mẹ bảo Cô - li - a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô - li - a ngạc nhiên ?
- Vì sao sau đó, Cô - li - a vui vẻ làm theo lời mẹ ?
- Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 3, 4
- 2 HS đọc bài
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét bạn
- HS theo dõi SGK
- QS tranh minh hoạ bài đọc
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- Luyện đọc từ khó
- 1, 2 HS đọc
- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm đôi
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh, 1 HS đọc đoạn 4
- 1 HS đọc cả bài
+ cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2
- Cô - li - a
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- HS trao đổi nhóm, trả lời
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm
- Cô - li - a nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra cả những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, ....
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4
- Cô - li - a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này
- Vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói ra trong bài TLV
- Lời nói phải đi đôi với việc làm
- 1 vài HS thi đọc diễn cảm bài văn
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn văn
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
2. HD kể chuyện
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự câu chuyện
b. Kể lại 1 đoạn của chuyện theo lời của em
- HD QS lần lượt 4 tranh
- Tự sắp xếp lại 4 tranh theo cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh
- HS phát biểu trật tự đúng của tranh là : 
3 - 4 - 2 - 1
- 1 HS đọc lại yêu cầu và mẫu
- 1 HS kể mẫu 2, 3 câu
- Từng cặp HS tập kể
- 3, 4 HS tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của chuyện
- Nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
	- Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không ? Vì sao ?
	- GV khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Chính tả ( nghe - viết )
Bài tập làm văn
I. Mục tiêu
	- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/oeo,( BT2)
 - Làm đúng BT3, phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( s/x, thanh hỏi/ thanh ngã )
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT2, BT3
	 HS : Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết tiếng có vần oam
- Viết tiếng bắt đầu bằng l/n
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết chính tả
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc ND truyện Bài tập làm văn
- Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
- Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào ?
+ Viết : làm văn, Cô - li - a, lúng túng, ngạc nhiên, .....
b. GV đọc cho HS viết bài
- GV theo dõi động viên HS
c. GV chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3
- Đọc yêu cầu BT
- 3 em lên bảng viết
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét bạn viết
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- Cô - li - a
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt gạch nối giữa các tiếng
- HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở
+ Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- 3 em lên bảng, lớp làm bài vào vở nháp
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Điền vào chỗ trống s/x
- HS làm bài cá nhân
- 3 em thi làm bài trên bảng
- Đổi vở, nhận xét bài làm của bạn
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà đọc lại ghi nhớ chính tả.
Tập đọc
Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu
	- Biết đọc bài văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm
	- Hiểu ND bài : Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đI học.( TL được các CH 1,2,3)
	- HS K-G học thuộc lòng một đoạn văn mình thích.
II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ, bảng phụ viết đoạn văn cần HD HS luyện đọc
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài : Ngày khai trường
- Trả lời câu hỏi trong SGK
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV kết hợp tìm từ khó đọc
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV chia bài làm 3 đoạn ( mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn )
- GV kết hợp HD HS ngắt nghỉ hơi đúng
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD tìm hiểu bài
- Điều gì gợi tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường ?
- Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn ?
- GV chốt lại : Ngày đến trường đầu tiên với mỗi trẻ em và với gia đình của mỗi em đều là ngày quan trọng, là một sự kiện, là một ngày lễ, ......
- Tìm những hình ảnh nói lên sự bữ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường ?
4. Học thuộc lòng một đoạn văn
- GV treo bảng phụ đã viết đoạn văn
- GV HD HS đọc diễn cảm
- GV nhận xét
- 2, 3 HS đọc
- Nhận xét bạn
- HS theo dõi SGK
+ HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS luyện đọc từ khó
+ HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- Luyện đọc câu
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ 3 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 đoạn văn
- 1 HS đọc lại toàn bài
+ HS đọc thầm đoạn 1
- Ngoài đường lá rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường
+ HS đọc thầm đoạn 2
- HS phát biểu
+ HS đọc thầm đoạn 3
- Bỡ ngữ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, ....
- 3, 4 HS đọc đoạn văn
- HS cả lớp nhẩm đọc thuộc 1 đoạn văn
- HS thi đọc thuộc lòng một đoạn văn
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà nhớ lại buổi đầu đi học của mình để kẻ lại trong tiết TLV tới
Luyện từ và câu
Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
	-Tìm được một số từ về trường học qua bài tập giả ô chữ (BT1)
	- Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT 2)
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết ô chữ ở BT 1, bảng lớp viết 3 câu văn ở BT2
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm miệng BT1, 3 tiết LT&C tuần 5
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD làm BT
* Bài tập 1
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
- Lời giải : Lễ khai giảng
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét bài làm của HS
- 2 HS làm miệng
- Nhận xét bạn
+ Giải ô chữ
- HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm
- 3 nhóm lên bảng làm
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả
- HS làm bài vào vở nháp
+ Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn, làm bài vào vở nháp
- 3 HS lên bảng điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà tìm và giải các ô chữ trên báo hoặc tạp chí.
Tập viết
Ôn chữ hoa D, Đ
I. Mục tiêu
+ Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ,H (1 dòng)
- Viết tên riêng Kim Đồng (1 dòng).
- Viết câu ứng dụng Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn bằng chữ cỡ nhỏ
II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ viết hoa D, Đ, tên riêng Kim Đồng, câu tục ngữ
	 HS : Vở TV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng học ở bài trước
- Viết : Chu Văn An, Chim
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm chữ viết hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu nhắc lại cách viết
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng
- Nói nhứng điều em biết về Kim Đồng
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa câu tục ngữ : Con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành
3. HD HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu của giờ viết
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
- Chu Văn An, Chim khôn kêu tiéng rảnh rang / Người khôn ăn nói dịu dàng đễ nghe
- HS viết bảng con
- K, D, Đ
- HS tập viết D, Đ, K vào bảng con
- Kim Đồng
- HS tập viết trên bảng con : Kim Đồng
- Dao có mài mới sắc / người có học mới khôn
- HS tập viết chữ Dao trên bảng con
- HS viết bài
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học
	- Về nhà học thuộc câu ứng dụng
Chính tả ( nghe - viết )
Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	- Làm đúng BT điền vằn có tiếng eo/oeo (BT1).
- Làm đúng BT3 , phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn ( s/x, ươn/ương )
II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết BT 2, BT3
	 HS : Vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết : khoeo chân, đèn sáng, xanh xao, giếng sâu, ...
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD nghe - viết
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc một lần đoạn văn cần viết
- Viết : bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng, .....
b. GV đọc bài viết 
- GV theo dõi uốn nắn HS viết
c. Chấm, chưa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét bài làm của HS
- HS viết bảng con
- Nhận xét bài viết của bạn
- 1, 2 HS đọc lại
- HS viết vào bảng con
- HS viết bài
+ Điền vào chỗ trống eo/ oeo
- Cả lớp làm bài vào vở nháp
- 2 HS lên bảng làm sau đó đọc kết quả
- Lời giải : nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu
+ Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng .....
- 2 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bài vào vở nháp
- Lời giải : Siêng năng - xa - xiết
 Mướn - thưởng - nướng
IV. Củng cố, dặ dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà viết lại những lỗi sai chính tả.
Tập làm văn
Kể lại buổi đầu em đi học
I. Mục tiêu
	- Bước đầu kể lại được một vài ýnois về buổi đầu đI học .
 - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn.( khoảng 5 câu).
II. Đồ dùng : Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú ý những điều gì ?
- Nêu vai trò của người điều khiển cuộc họp ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD HS làm bài tập
* Bài tập 1
- Đọc yêu cầu BT
+ GV gợi ý :
- Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ? Thời tiết thế nào ? Ai dẫn em đến trường ? Lúc đầu em bỡ ngữ ra sao ? Buổi học đã kết thúc thế nào ? Cảm súc của em về buổi học đó
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhắc các em viết giản dị, chân thật những điều vừa kể.
- GV nhận xét rút kinh nghiệm
- Xác định rõ nội dung cuộc họp, nắm được trình tự công việc trong cuộc họp
- Người điều khiển cuộc họp phải nêu mục đích cuộc họp rõ ràng, dẫn dắt cuộc họp theo trình tự hợp lí, làm cho cả tổ sôi nổi phát biểu, giao việc ró ràng
+ Kể lại buổi đầu em đi học
- 1 HS khá giaoỉ kể mẫu
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình
- 3, 4 HS thi kể trước lớp
+ Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn
- HS viết bài vào vở
- 5, 7 em đọc bài viết của mình
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn
Hoạt động tập thể ( + )
Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục tiêu
	- HS có ý thức làm và giữ sạch đẹp trường lớp
	- HS có ý thức tham gia vệ sinh nhiệt tình
II. Tiến hành
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- GV tập trung lớp tại sân trường
- GV nêu yêu cầu buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp
- GV chia tổ và giao việc
. Tổ 1 : Nhặt rác
. Tổ 2 : Tỉa cây hoa
. Tổ 3 : Nhổ cỏ
. Tổ 4 : Tưới cây
- GV QS nhắc nhở động viên HS
- HS lao động theo tổ
III. Củng cố, dặn dò
	- GV khen những tổ lao động tốt, nhiệt tình
	- GV nhận xét tiết học, Dặn HS về nhà lao động ở gia đình

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc