Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3

I Mục tiêu

 - HS viết chính xác đoạn 2 trong bài : Bóp nát quả cam

 - Rèn kĩ năng viết cho HS

- GDHS có ý thức học tập

II Đồ dùng

 GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn chép

 HS : vở luyện

III Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Bóp nát quả cam
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật ( Trần Quốc Toản, Vua )
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài, nắm được các sự kiện và các nhân vật lịch sử nói trong bài đọc
	- Hiểu ý nghĩa truyện : ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, trí lớn, giầu lòng yêu nước, căm thù giặc
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài đọc
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Tiếng chổi tre
- Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ?
- Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS giọng đọc, cách ngắt giọng
+ Luyện đọc
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ ngữ : nước ta, ngang ngược, thuyền rống, liều chết, ...
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV HD HS đọc một số câu trong bài
- Đợi từ sáng đến trưa, / vẫn không được gặp, / cậu bèn liều chết / xô mấy người lính gác ngã chúi, / xăm xăm xuyống bến.//
- Quốc Toản tạ ơn vua, / chân bước lên bờ mà lòng ấm ức : // " Vua ban cho cam quý / nhưng xem ta như trẻ con, / vẫn không cho dự bàn việc nước ". // Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, / cậu nghiến răng, / hai bàn tay bóp chặt. //
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
- 3, 4 HS đọc thuộc lòng
- HS trả lời
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối nhau đọc từng câu
+ HS đọc từng đoạn trong bài
- Luyện đọc câu
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
Tiết 2
c. HD tìm hiểu bài
- Giặc Nguyên có âm mưa gì đối với nước ta ?
- Thấy sứ giặc ngang ngược, thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào ?
- Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì ?
- Quốc Toản nóng lòng muốn gặp vua như thế nào ?
- Vì sao sau khi tâu vua " xin đánh ", Quốc Toản lại tự đặt thanh gươm lên gáy?
- Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý ?
- Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam ?
d. Luyện đọc lại
- Vờ giả mược đường để xâm chiếm nước ta
- Vô cùng căm giận
- Để được nói hai tiếng " xin đánh "
- Đợi gặp vua từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, tự ý xông vào nơi vua họp, xăm xăm xuống thuyền
- Vì cậu biết xô lính gác, tự ý xông vào nươi vua họp triều đình là trái phép nước, phải bị trị tội
- Vì vua thấy Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước
- Quốc Toản đang ấm ức vì bị vua xem như trẻ con, lại căm giận sục sôi khi nghĩ đến quân giặc nên nghiến răng hai bàn tay bóp chặt, quả cam vì vậy bị bóp nát
+ 2, 3 nhóm HS phân vai tự đọc lại
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt
IV Củng cố, dặn dò
	- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? ( Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước )
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà quan sát tranh minh hoạ chuẩn bị cho tiết kể chuyện
Tiếng việt ( tăng )
Luyện viết bài : Bóp nát quả cam
I Mục tiêu
	- HS viết chính xác đoạn 2 trong bài : Bóp nát quả cam
	- Rèn kĩ năng viết cho HS
- GDHS có ý thức học tập
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn chép
	HS : vở luyện
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Bóp nát quả cam
2. Bài mới
+ GV treo bảng phụ
- Đọc mẫu lần 1
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Viết : sáng nay, việc nước, liều chết, xăm xăm, kẻ nào ...
+ GV cho HS chép bài vào vở
- GV chấm một số bài
- Nhận xét bài viết của HS
- 2 HS đọc bài
+ HS theo dõi bảng phụ
- 2, 3 HS đọc lại
- Đoạn viết có 5 câu
- Chữ đầu câu và tên riêng viết hoa
- HS viết bảng con
+ HS nhìn bảng chép bàit vào vở
- Đổi vở chữa bài cho nhau
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà ôn bài
Học tập 5 điều Bác Hồ dạy
I Mục tiêu
	- Giúp HS nhớ lại 5 điều bác Hồ dạy
	- Giáo dục HS học và thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy, luôn kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II Nội dung
	- GV cho HS đọc lại 5 điều bác Hồ dạy nhiều lượt
	- Gọi từng em đọc
	- Em đã thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy chưa ?
	- Em đã làm những điều gì để thực hiện tốt ?
	- 5 điều Bác Hồ dạy ( HS kể )
	- GV chốt lại nội dung chính
	- Đọc cho HS nghe những câu chuyện nói về bác Hồ
III Vui văn nghệ.
	GV cho HS hát các bài hát về Bác Hồ.
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2010
Kể chuyện
Bóp nát quả cam
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói :
	- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong chuyện
	- Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Bóp nát quả cam, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
+ Rèn kĩ năng nghe : biết theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II Đồ dùng
	GV : 4 tranh minh hoạ nội dung chuyện
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện : Chuyện quả bầu
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD kể chuyện
* Bài tập 1
- Đọc yêu cầu bài tập
- Thứ từ từng tranh : 2 - 1 - 4 - 3
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu bài tập
* Bài tập 3
- Đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những người kể hay
- 3 HS nối nhau kể lại 3 đoạn chuyện
+ Sắp xếp lại 4 tranh vẽ trong sách theo đúng thứ tự trong chuyện
- HS quan sát từng tranh minh hoạ
- Từng cặp HS trao đổi, sắp xếp lại các tranh vẽ theo thứ tự đúng
- Nhận xét bạn
+ Kể từng đoạn câu chuyện theo 4 tranh đã được xắp xếp lại
- HS nối nhau kể từng đoạn chuyện theo nhóm
- Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp
- Nhận xét bạn kể chuyện
+ Kể toàn bộ câu chuyện
- Mỗi HS được chỉ định kể toàn bộ câu chuyện
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2010
Chính tả ( nghe - viết )
Bóp nát quả cam
I Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng đoạn tóm tắt chuyện bóp nát quả cam
	- Viết đúng một số tiếng có âm đầu s / x hoặc âm chính iê / i
II Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết nội dung BT2
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : lặng ngắt, núi non, lao công, lối đi, Việt nam, 
- GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc một lần đoạn văn
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?
* GV đọc bài viết
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm BT2
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS viết bảng con
- 2 em lên bảng viết
+ 2 HS đọc lại
- Thấy, Vua, Quốc Toản viết hoa vì là chữ đầu câu và tên riêng
- HS viết bảng con
+ HS viết bài vào vở chính tả
+ Điền vào chỗ trống s / x
- Cả lớp làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm
- Cả lớp và GV nhận xét
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn lại bài
Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Lá cờ
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài
	- Biết đọc bài văn với giọng vui sướng, tràn đầy niềm tự hào.
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Nắm được nghĩa các từ : bóp, ngỡ ngàng, bập bềnh, ...
	- Hiểu nội dung bài : niềm vui sướng ngỡ ngàng của bạn nhỏ khi thấy lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng tháng tám thành công.
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Bóp nát quả cam
- Giặc nguyên có âm mưa gì với nước ta ?
- Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- GV HD HS giọng đọc
+ HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩ từ
* Đọc từng câu
- Chú ý các từ ngữ : ngỡ ngàng, lá cờ, năm cánh, lũ lượt, ...
* Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV chia bài làm 2 đoạn
- Đ1 : từ đầu đến ... mênh mông buổi sáng
- Đ2 : phần còn lại
+ GV HD đọc đúng :
- Ra coi, / mau lên ! //
Chị tôi vừa gọi, / vừa kéo tôi chạy ra cửa.// Chị chỉ tay về phái bót ://
- Thấy gì chưa ? // 
Tôi thấy rồi.// Cờ ! // Cờ đỏ sao vàng / trên cột cờ trước bót. // Tôi ngỡ ngàng ngắm lá cờ rực rỡ / với ngôi sao vàng năm cánh / đang bay phấp phới / trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đồng thanh
c. HD tìm hiểu bài
- Thoạt tiên bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở đâu
- Hình ảnh lá cờ đẹp như thế nào ?
- Cách bạn nhỏ nói về sự xuất hiện của lá cờ nó lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ 
- Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở những nơi nào nữa ?
- Mọi người mang cờ đi dâu ?
- Hình ảnh những lá cờ mọc lên ở khắp nơi nói lên điều gì ?
d. Luyện đọc lại
- 2 HS nối nhau đọc bài
- HS trả lời
- Nhận xét bạn
+ HS theo dõi SGK, đọc thầm
+ HS nối nhau đọc từng câu
+ HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS luyện đọc câu
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
+ HS đồng thanh
- Trên cột cờ trước đồn giặc
- Lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh bay phấp phới trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng.
- Bạn nhỏ vui sướng khi thấy lá cờ. Bạn rất yêu lá cờ, yêu cách mạng, yêu Tổ quốc
- Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ về chợ. Cờ được cắm trước mũi những chiếc xuồng nối nhau san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ.
- Mọi người mang cờ đi tham gia buổi mít tinh đầu tiên mừng ngày cách mạng tháng tám thành công.
- Cách mạng đã thành công. Mọi người đều vui mừng khi Cách mạng thành công, họ yêu quý lá cờ, biểu tượng của Cách mạng, của Tổ quốc
+ 3, 4 HS thi đọc lại bài văn
IV Củng cố, dặn dò
	- Qua bài văn các em hiểu điều gì ? ( HS nêu )
	- GV nhận xét tiết học, về nhà luyện đọc lại bài văn
Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2010
Luyện từ và câu
Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I Mục tiêu
	- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt nam
	- Rèn kĩ năng đặt câu : Biết đặt câu với từ tìm được
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ
	HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Làm BT 1, 2 tiết LT$C trang 120
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét chốt lại ý đúng :
- 1: công nhân, 2 : công an, 3 : nông dân, 4 : bác sĩ, 5 : lái xe, 6 : người bán hàng
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV chia lớp thành các nhóm, phát bút dạ, giấy khổ to
* Bài tập 3 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV chốt lại lời giả đúng : anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng, ...
* Bài tập 4 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS làm miệng
+ Tìm từ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh
- HS quan sát 6 tranh minh hoạ
- HS làm bài theo cặp
- HS nối nhau phát biểu ý kiến
+ Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm dán nhanh kết quả
- Từng nhóm đọc kết quả
- Nhận xét
+ Các từ trong bài, từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân Việt nam ta ?
- HS trao đổi theo cặp
- 2, 3 HS lên bảng viết
- Nhận xét bạn
+ Đặt 1 câu với từ tìm được trong BT3
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Nhận xét bạn
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn lại bài
Thứ năm ngày4 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Lượm
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ thể 4 chữ
	- Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, nhí nhảnh hồn nhiên
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu nghĩa của các từ ngữ : loắt choắt, cái xắc, thượng khẩn, đòng đòng.
	- Hiểu nội dung bài : ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh , đáng yêu và dũng cảm
	- Học thuộc lòng bài thơ
II Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài đọc
	HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Lá cờ
- Thoạt tiên bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở đâu
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS giọng đọc
+ HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ
- Chú ý từ ngữ : loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, ....
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
+ Chú ý cách ngắt nhịp và nhấn giọng
 Chú bé loắt choắt /
 Cái xắc xinh xinh /
 Cái chân thoăn thoắt /
 Cái đầu nghênh nghênh.//
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
* Cả lớp đọc đồng thanh
c. HD tìm hiểu bài
- Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong hai khổ thơ đầu.
- Lượm làm nhiệm vụ gì ?
- Lượm dũng cảm như thế nào ?
- Em hãy tả lại hình ảnh Lượm trong khổ thơ 4 ?
- Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ?
d. Học thuộc lòng bài thơ
- 2 HS đọc 2 đoạn của bài
- HS trả lời
+ HS theo dõi SGK, đọc thầm
+ HS nối nhau đọc từng dòng thơ
+ HS nối nhau đọc từng khổ thơ
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn
+ HS đồng thanh
- Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca - lô đội lệch, mồm huýt sáo, như chim chích nhảy trên đường 
- Lượm làm liên lạc, chuyển thư ở mặt trận
- Lượm không sợ nguy hiểm, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư " thượng khẩn "
- Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa chỗ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca - lô nhấp nhô trên biển lúa
- HS đọc thầm tìm câu thơ mà em thích
+ HS đọc từng khổ thơ, cả bài
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ
IV Củng cố dặn dò
	- Nêu nội dung bài thơ ? ( Ca ngợi chú bé liên lạc rất ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm )
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng
Thiếu bài?

File đính kèm:

  • docTuan nao chua ro.doc