Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Oanh

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc được câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn

- Luyện nói được thành câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề

- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp

3. Thái độ:

- Rèn chữ để rèn nết người

- Tự tin trong giao tiếp

4. Năng lực cần hướng cho học sinh:

- Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ.

II. Chuẩn bị:

a. Giáo viên:

- Tranh vẽ minh họa trong sách giáo khoa

b. Học sinh:

- Vở viết in , sách giáo khoa, bút.

III. Phương pháp trọng tâm:

- Thực hành, đàm thoại, vấn đáp, quán sát, thảo luận, trò chơi.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học

 

doc25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Oanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lỗi phát âm cho HS.
 Hoạt động 2: Luyện viết ( 10 phút )
* Mục tiêu: HS viết đúng, viết đẹp các tiếng, từ chứa vần mình vừa học.
* Tiến hành:
Cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết
GV viết mẫu và hướng dẫn viết 
Viết vân ôn: Viết con chữ ô rê bút viết nối con chữ n
Viết từ con chồn: Viết chữ con, cách 1 con chữ o viết chữ chồn 
Viết vần ơn: Viết con chữ ơ rê bút viết nối con chữ n
Viết từ sơn ca: Viết chữ s rê bút nối với vần ơn, cách 1 con chữ o viết ca
à Kết luận của giáo viên: Các con đã viết được các tiếng từ chứa vần mình đã học. 
 Hoạt động 3: Luyện nói ( 7 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS phát triển ngôn ngữ nói.
* Tiến hành:
GV treo tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ gì?
Mai sau lớn lên em thích làm gì ?
Tại sao em lại thích nghề đó ?
Bố mẹ em đang làm nghề gì ?
Bố mẹ có biết em thích nghề đó không ?
Muốn được như vậy , điều trước tiên em phải làm gì ?
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. ( 3 phút )
Củng cố:
Trò chơi: “Ai nhanh hơn, đúng hơn”
GV nêu luật chơi: Gạch chân tiếng có vần vừa học : Cá thờn bơn bơi lội ở bờ hồ. Còn chú sơn ca kêu líu lo ở
GV đính câu lên bảng
GV tổ chức cho HS chơi
Nhận xét
Hướng dẫn về nhà:
Đọc lại bài, tìm chữ vừa học ở sách, báo
Chuẩn bị bài vần en – ên
HS đọc trang trái, trang phải
HS quan sát 
HS trả lời
HS đọc câu ứng dụng
HS đọc thầm và nêu 
HS nhắc lại
HS viết 
HS quan sát 
HS nêu
HS lắng nghe
HS tham gia trò chơi.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 12	Ngày soạn : 09/10/18
Tiết: 114 	Ngày giảng: 16/10/18
HỌC VẦN
 Bài 47: en, ên (Tiết 1)
Mục tiêu bài học
Kiến thức: 
Học sinh đọc và viết được : en, ên, lá sen, con nhện
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
Nắm được cấu tạo của vần en - ên
Kỹ năng:
Biết ghép âm đứng trước với en – ên để tạo tiếng mới
Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
Thái độ:
Yêu thích môn Tiếng Việt 
Năng lực cần hướng cho học sinh:
Năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Giáo án, tranh minh hoạ ở sách giáo khoa.
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Phương pháp trọng tâm:
Thực hành, đàm thoại, vấn đáp, quán sát, thảo luận.
Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút )
*Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS, giúp HS ôn lại bài cũ và giới thiệu bài mới.
* Tiến hành:
Ổn định: Hát
Bài cũ: vần ôn – ơn 
HS đọc bài sách giáo khoa.
Trang trái
Trang phải
HS viết: ôn bài, khôn lớn, mơn mởn, cơn mưa
Nhận xét
Giới thiệu bài mới:
Một bạn phác họa cho cả lớp biết trong tuần này chúng ta đã học những vần nào kết thúc bằng n
Hôm nay chúng ta học tiếp 2 vần nữa cũng có kết thúc bằng n đó là vần: en – ên
Hoạt động 2: Dạy vần en ( 10 phút )
* Mục tiêu : 
HS nhận diện được vần en.
Biết phát âm và đánh vần các tiếng chứa vần en.
*Tiến hành:
Nhận diện vần:
GV viết vần en
Vần en được tạo nên từ âm nào?
So sánh vần en với on
Tìm và ghét vần en ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
GV đánh vần: e – n – en
GV đọc trơn en
Muốn có chữ sen cô thêm âm gì ?
GV ghi bảng tiếng: sen
Đánh vần, đọc trơn
GV đưa lá sen và hỏi : Đây là lá gì ?
GV ghi bảng : lá sen
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
Hướng dẫn viết
GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết
Viết chữ en: viết chữ e lia bút nối với chữ n
GV nhận xét cách viết của HS
Lá sen: viết chữ lá, cách 1 con chữ o viết sen
GV nhận xét cách viết của HS
Hoạt động 3: Dạy vần ên ( 5 phút )
*Mục tiêu:
HS nhận diện được vần ên
Biết phát âm và đánh vần các tiếng có chứa vần ên.
*Tiến hành:
Quy trình tương tự như vần en 
Vần ên được tạo nên từ ê, n
So sánh ên và en 
Đánh vần: ê – nờ –ên, nhờ – ên – nhên – nặng, nhện, con nhện
Viết: ên – con nhện
à Kết luận của giáo viên: Các con đã đọc được các tiếng, từ chứa vần en, ên.
 Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng( 10 phút )
*Mục tiêu: HS cách ghép âm và đọc trơn các từ chứa vần mình vừa học.
*Tiến hành:
GV đặt câu hỏi, treo tranh để rút ra từ luyện đọc
GV ghi bảng 
áo len khen ngợi
mũi tên nền nhà
GV sửa sai cho HS 
GV nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
HS đọc bài.
HS viết
HS quan sát 
HS: được tạo nên từ âm e và âm n
Giống nhau là đều có âm n 
 Khác nhau là en có âm e đứng trước, on có âm o đứng trước
HS thực hiện 
HS đánh vần
HS đọc trơn
Thêm âm s vào trước vần en
HS đánh vần, đọc trơn
HS quan sát và nêu: lá sen
HS đọc từ khóa
HS quan sát 
HS viết trên không, viết bảng con
HS quan sát
HS viết trên không, viết bảng con
HS quan sát và nêu
HS luyện đọc cá nhân
HS đọc theo yêu cầu
Rút kinh nghiệm:
Tuần 12	Ngày soạn : 09/10/18
Tiết: 115 	Ngày giảng: 16/10/18
HỌC VẦN
 Bài 47: en, ên (Tiết 2)
Mục tiêu bài học
Kiến thức:	
Học sinh đọc được câu ứng dụng: Nhà dế mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà sên thì ở ngay trên tàu lá chuối
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới
Nhận ra en - ên trong các tiếng bất kỳ
Kỹ năng:
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp
Thái độ:
Rèn chữ để rèn nết người
Tự tin trong giao tiếp 
Năng lực cần hướng cho học sinh:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực thẩm mỹ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Giáo án, tranh minh hoạ ở sách giáo khoa
Học sinh: 
Vở viết in , sách giáo khoa 
 Phương pháp trọng tâm:
Thực hành, đàm thoại, vấn đáp, quán sát, thảo luận, trò chơi.
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Bài mới ( 5 phút )
Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2
Hoạt động 2: Luyện đọc ( 10 phút )
* Mục tiêu: HS đọc đúng, đọc lưu loát các tiếng, từ có vần mình đã học..
* Tiến hành:
Cho HS luyện đọc cá nhân bài ở sách giáo khoa
GV đính tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ gì ?
GV ghi câu ứng dụng: Nhà dế mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà sên thì ở ngay trên tàu lá chuối
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
HS nêu tiếng có vần en, ên
à Kết luận của GV: GV sửa lỗi phát âm cho HS Hoạt động 2: Luyện viết ( 10 phút )
* Mục tiêu: HS viết đúng, viết đẹp các tiếng, từ chứa tiếng mình vừa học.
* Tiến hành:	
HS nhắc lại tư thế ngồi viết
GV viết mẫu và hướng dẫn viết 
Viết vần en
Viết từ : lá sen
Viết vần ên
Viết từ: con nhện
à Kết luận của giáo viên: Các con đã viết được các tiếng, từ chứa vần mình đã học.
Hoạt động 3: Luyện nói ( 7 phút )
* Mục tiêu: Phát triển ngôn ngữ nói cho HS.
* Tiến hành:
GV treo tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì?
GV ghi bảng: bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới
Bên phải của em là ai ?
Ngồi bên trái em là ai ?
Đứng xếp hàng bạn nào đứng trước em, bạn nào đứng sau em ?
Bên trái em là nhóm nào ?
Em hãy nêu vị trí các vật yêu thích em ở xung quanh em ?
 Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò ( 3 phút )
Củng cố:
Trò chơi: “Ai nhanh hơn, đúng hơn”
Luật chơi: GV chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm thảo luận để nối các từ với từ để được câu thích hợp.
GV đính bảng phụ : các em nối từ với từ để được câu thích hợp
Con sên bò	 	được khen ngợi
Thi kỳ này Hà 	 trên nền sân nhà
Bà đan áo le	 cho chị Lan 
Nhận xét
 Hướng dẫn về nhà:
Đọc lại bài, tìm từ có vần vừa học ở sách giáo khoa.
Chuẩn bị bài vần in – un.
HS luyện đọc ở sách giáo khoa
HS quan sát 
HS trả lời
HS đọc câu ứng dụng
Mèn, sên, trên
HS nêu
HS viết vở
HS quan sát 
HS nêu
HS tham gia trò chơi.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 12	Ngày soạn: 10/10/18
Tiết: 116 	Ngày giảng: 18/10/18
HỌC VẦN
 Bài 48: in, un (Tiết 1)
Mục tiêu bài học
Kiến thức: 
Học sinh đọc và viết được : in – un , đèn pin, con giun
Đọc đúng các tiếng, từ ứng dụng
Kỹ năng:
Biết ghép âm đứng trước với các vần in, un để tạo thành tiếng mới
Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt 
Năng lực cần hướng cho học sinh:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Giáo án, tranh trong sách giáo khoa
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng Tiếng Việt 
Phương pháp trọng tâm:
Thực hành, đàm thoại, vấn đáp, quán sát, thảo luận.
Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động1: Khởi động.(5 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức cũ và giới thiệu bài mới
* Tiến hành:
Ổn định: Hát.
Bài cũ: vần en – ên 
HS đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Cho HS viết bảng con: áo len, khen ngợi
Nhận xét
Giới thiệu bài mới :
GV treo tranh trong sách giáo khoa
Trong 2 từ vừa nêu có tiếng nào đã học?
Hôm nay chúng ta học bài vần in - un ® ghi tựa
Hoạt động2: Dạy vần in (10phút)
* Mục tiêu : HS đọc và nhận diện được vần in.
* Tiến hành:
Nhận diện vần:
GV viết chữ in
Vần in được tạo nên từ những âm nào?
Vần in có âm nào đứng trước âm nào đứng sau?
So sánh vần in – an
Lấy vần in ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
GV đánh vần: i – n – in 
GV đọc trơn in
Muốn có tiếng pin cô cần chữ gì?
GV ghi bảng tiếng pin
Đánh vần: Pờ – in – pin
GV chỉnh sửa cho HS
Hướng dẫn viết:
GV viết mẫu . 
Viết chữ in: viết chữ i rê bút nối với chữ n
Viết chữ đèn pin: viết chữ đèn, cách 1 con chữ o viết chữ pin
GV nhận xét cách viết của HS
Hoạt động 3: Dạy vần un ( 10 phút)
 * Mục tiêu : HS nhận diện và đọc được vần un.
 * Tiến hành:
Quy trình tương tự như vần in
Vần un được tạo nên từ u, n
So sánh un và in
Đánh vần: u – nờ – un; gi – un – giun; con giun
Viết : un, giun, con giun
à Kết luận của giáo viên: Các con đã đọc được các tiếng, từ chứa vần mình vừa học.
Hoạt động 4: Đọc tiếng từ ứng dụng ( 10 phút )
 * Mục tiêu: HS đọc được các tiếng, từ chứa vần mình vừa học.
 * Tiến hành:
GV đặt câu hỏi gợi mở, đưa tranh để rút ra từ cần luyện đọc
GV ghi bảng
nhà in 	mưa phùn
xin lỗi vun xới
GV sửa sai cho HS
GV nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
Lớp hát.
HS đọc bài.
HS viết bảng con
HS trả lời
HS quan sát 
Được ghép từ âm i , và âm n
Âm i đứng trước và âm n đứng sau
Giống nhau: đều có âm n đứng sau
Khác nhau: in có âm i đứng trước, an có âm a đứng trước
HS thực hiện 
HS đánh vần
HS đọc
Ta cần có chữ p đứng trước vần in
HS quan sát
HS đọc cá nhân, đồng thanh
HS quan sát 
HS viết trên không, viết bảng con
HS quan sát
HS viết trên không, viết bảng con
HS nêu
HS luyện đọc cá nhân
V.Rút kinh nghiệm:
Tuần 12	Ngày soạn: 10/10/18
Tiết: 117 	Ngày giảng: 18/10/18
HỌC VẦN
Bài 48: in, un (Tiết 2)
Mục tiêu bài học
Kiến thức:	
Học sinh đọc được câu ứng dụng : 
Ủn à ủn ỉn
Chín chú lợn con
Ăn đã no tròn
Cả đàn đi ngủ
Luyện nói được thành câu theo chủ đề: Nói lời xin lỗi
Viết được in, un, đèn pin, con giun
Kỹ năng:
Đọc trơn nhanh, đúng câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Nói lời xin lỗi
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng
Thái độ:
Rèn chữ để rèn nết người
Tự tin trong giao tiếp 
Năng lực cần hướng cho học sinh:
Năng lực trực quan, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực quan sát, năng lực thực hành.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa
Học sinh: Vở viết in , sách giáo khoa, bút.
Phương pháp trọng tâm:
Thực hành, đàm thoại, vấn đáp, quán sát, thảo luận, trò chơi.
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới ( 5 phút)
Giới thiệu : Chúng ta học tiết 2
Bài mới:
Hoạt động 2: Luyện đọc.( 10 phút)
 * Mục tiêu : HS đọc đúng các tiếng, các từ có vần mình đã học, đọc đúng câu ứng dụng
 * Tiến hành:
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc ở sách giáo khoa
GV đính tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì ?
GV ghi câu ứng dụng
Ủn à ủn ỉn
Chín chú lợn con
Ăn đã no tròn
Cả đàn đi ngủ
Cho HS đọc câu ứng dụng
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
Đọc thầm và tìm tiếng có vần in – un 
Hoạt động 3: Luyện viết (10 phút)
 * Mục tiêu: HS viết đúng, đều nét các tiếng, từ mình vừa học.
 * Tiến hành:
Nhắc lại tư thế ngồi viết
GV viết mẫu và hướng dẫn viết
Viết vần in
Viết đèn pin
Viết vần un
Viết con giun
à Kết luận của GV: Nhận xét cách viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện nói (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nói được thành câu theo chủ đề.
* Tiến hành:
GV treo tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ gì? 
GV ghi bảng chủ đề: Nói lời xin lỗi
Em có biết vì sao bạn trai đứng có nét mặt buồn thiu vậy ?
Khi nào em nói lời xin lỗi ?
Khi không thuộc bài em có nói lời xin lỗi không?
Em có nói câu xin lỗi bao giờ chưa, trong trường hợp nào ?
 Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò( 3 phút)
Củng cố:
Trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
Luật chơi: HS thi đua theo nhóm, nhóm nào tìm được nhiều từ có vần in và vần un nhiều nhất.
Tìm từ tiếp sức có vần in, un
Nhận xét
Hướng dẫn về nhà:
Về đọc và viết bảng từ có mang vần in – un
Chuẩn bị bài iên - yên
HS luyện đọc 
HS quan sát 
HS nêu: Heo mẹ và heo con
HS đọc câu ứng dụng
HS đọc thầm và nêu
HS nêu
HS quan sát 
HS viết vở từng dòng theo hướng dẫn
HS quan sát 
HS nêu 
HS tham gia trò chơi.
V) Rút kinh nghiệm:
Tuần 12	Ngày soạn: 11/10/18 
Tiết: 118 	Ngày giảng: 19/10/18
HỌC VẦN
Bài 49: iên, yên (Tiết 1)
Mục tiêu bài học
Kiến thức: 
Học sinh đọc và viết được : iên, yên, đèn điện, con yến
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
Kỹ năng:
Biết ghép âm đứng trước với các vần iên, yên để tạo thành tiếng mới
Viết đúng vần, đều nét, đẹp
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt 
Năng lực cần hướng cho học sinh:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực quan sát, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng Tiếng Việt 
Phương pháp trọng tâm:
Thực hành, đàm thoại, vấn đáp, quán sát, thảo luận.
Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Khởi động. (5 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS ôn lại bài cũ và giới thiệu bài mới
 Tiến hành:
Ổn định: Hát
Bài cũ: vần in – un 
HS đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Cho HS viết bảng con: nhà in, xin lỗi, mưa phùn
GV nhận xét
Giới thiệu bài mới :
GV treo tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì ?
Tiếng nào có mang vần đã học
à Hôm nay chúng ta học bài vần iên – yên ® ghi tựa
Hoạt động 2: Dạy vần iên (10 phút)
* Mục tiêu: HS nhận diện và biết cách đánh vần và viết vần iên.
* Tiến hành:
Nhận diện vần iên
GV viết chữ iên 
Vần iên được ghép từ những con chữ nào?
Chữ nào đứng trước chữ nào đứng sau?
Tìm và ghép vần iên ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
Giáo viên đánh vần: iê – n – iên 
Giáo viên đọc trơn iên
Muốn có tiếng điện ta phải có chữ và dấu gì ?
Đánh vần: Đờ – iên – điên – năng – điện
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
Hướng dẫn viết:
GV viết mẫu và nêu cách viết. 
Viết chữ iên: viết chữ i lia bút viết nối chữ ê rê bút viết chữ n
Viết chữ đèn điện: viết chữ đèn, cách 1 con chữ o viết chữ điện
Hoạt động 3: Dạy vần yên (10 phút)
* Mục tiêu: HS nhận diện, biết cách đánh vần và viết vần yên
* Tiến hành:
Quy trình tương tự như vần “iên”
Lưu ý; các tiếng ghi vần yên, không có âm đứng đầu
So sánh yên và iên
Đánh vần: yê–nờ–yên
 yên–sắc–yến
con yến
Viết: yên, con yến
à Kết luận của GV: Các con đã được học các tiếng chứa vần iên và yên
Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dụng (10 phút)
* Mục tiêu: HS biết cách ghép vần và đọc trơn các tiếng từ ứng dụng.
* Tiến hành:
GV đưa tranh , vật, gợi ý để HS nêu từng từ ứng dụng:
cá biển yên ngựa
viên phấn yên vui
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
GV nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
HS đọc bài
HS viết bảng con
HS quan sát
HS trả lời
HS quan sát 
Được ghép từ con chữ i , chữ ê và chữ n
HS trả lời
HS thực hiện 
HS đánh vần
HS đọc
Âm đ đứng trước vần iên, dấu nặng dưới ê
HS đọc cá nhân
HS quan sát 
HS viết trên không, viết bảng con
HS quan sát
HS viết trên không, viết bảng con
HS quan sát 
HS nêu
HS luyện đọc cá nhân 
Rút kinh nghiệm:
Tuần 12	Ngày soạn: 11/10/18 
Tiết: 119 	Ngày giảng: 19/10/18
HỌC VẦN
Bài 49: iên, yên (Tiết 2)
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:	
Đọc được câu ứng dụng : Sau cơn bão, Kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới
Luyện nói được thành câu theo chủ đề: Biển cả
Kỹ năng:
Đọc trơn đúng, nhanh câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Biển cả
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng
Thái độ:
Rèn chữ để rèn nết người
Tự tin trong giao tiếp 
Năng lực cần hướng cho học sinh:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực quan sát, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Giáo án, tranh vẽ trong sách giáo khoa, sách giáo khoa 
Học sinh: 
Vở viết in , sách giáo khoa 
Phương pháp trọng tâm:
Thực hành, đàm thoại, vấn đáp, quán sát, thảo luận, trò chơi.
 Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Khởi động ( 3 phút)
Hát
Giới thiệu bài mới: Chúng ta học tiết 2
Hoạt động 2: Luyện đọc ( 10 phút)
* Mục tiêu : HS đọc đúng các tiếng, từ có chứ vần đã được học.
* Tiến hành:
Cho HS luyện đọc các vần vừa học ở tiết 1 
GV đính tranh trong sách giáo khoa
Tranh vẽ gì ?
GV ghi câu ứng dụng: Sau cơn bão, Kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.
GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
HS đọc thầm và gạch chân tiếng có vần iên, yên.
HS nêu các tiếng có vần iên, yên
Hoạt động 3: Luyện viết ( 10 phút)
* Mục tiêu: HS viết đúng, đẹp các tiếng, từ chứa vần mình đã học.
* Tiến hành:
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết: iên, yên, đèn điện, con yến.
GV viết mẫu từng dòng
 Hoạt động 4: Luyện nói (10 phút)
* Mục tiêu : HS phát triển ngôn ngữ nói, tự tin trước lớp.
* Tiến hành:
Cho HS nêu chủ đề luyện nói
GV treo tranh trong sách giáo khoa 
Tranh vẽ gì?
Em thấy hoặc nghe nói biển có những gì ?
Bên những bãi biển thường có những gì ?
Nước biển có vị gì ?
Người ta dùng nước biển để làm gì ?
Những đồi núi ở ngoài biển được gọi là gì ? trên ấy thường có những gì ?
Những người nào thường sinh sống ở biển ?
Em có thích biển không? Em đã được bố mẹ cho đi biển lần bào chưa ? Ở đấy em làm gì ?
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò ( 3 phút)
Củng cố:
Trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”
GV giao 3 dãy , 1 dãy 1 rổ từ có vần iên, yên. Sau 1 bài hát dãy nào tìm nhiều, đúng dãy đó thắng
GV tổ chức cho HS chơi
Nhận xét
Hướng dẫn về nhà:
Về nhà xem lại các vần đã học
Chuẩn bị bài vần uôn – ươn
HS luyện đọc cá nhân 
HS quan sát 
HS trả lời
HS luyện đọc câu ứng dụng
HS đọc thầm và nêu
HS nêu 
HS quan sát 
HS viết vở
HS nêu 
HS quan sát 
HS nêu 
HS tham gia trò chơi
Rút kinh nghiệm:
Tuần 12	Ngày soạn: 12/10/18
Tiết: 120 	Ngày giảng: 20/10/18
HỌC VẦN
Bài 50: uôn, ươn (Tiết 1)
Mục tiêu bài học
Kiến thức: 
Học sinh đọc và viết được : uôn , ươn, chuồn chuồn, vươn vai
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng
Nhận ra các tiếng có vần uôn – ươn trong các từ bất kỳ
Kỹ năng:
Biết ghép âm đứng trước với các vần uôn, ươn để tạo thành tiếng mới
Viết đúng vần, đều nét đẹp
Thái độ:
Thấy được sự phong phú của tiếng việt 
Năng lực cần hướng cho học sinh:
Năng lực ngôn ngữ, năng lực quan sát, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp
Chuẩn bị :
Giáo viên: 
Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa, cuộn dây
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Phương pháp trọng tâm:
Thực hành, đàm thoại, vấn đáp, quán sát, thảo luận.
Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút )
Mục tiêu: Giúp HS ôn lại bài cũ và giới thiệu bài mới
Tiến hành:
Ổn định:
Bài cũ: vần iên, yên
HS đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Cho HS viết bảng con: đèn điện, con yến, viên phấn.
GV nhận xét
Giới thiệu bài mới :
Hôm trước các con đã được học iên – yên được ghi bằng ba con chữ hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con hai vần nữa cũng được ghi bằng hai con chữ đó là: uôn - ươn
Hoạt động 2 : Dạy vần uôn ( 10 phút )
 *Mục tiêu : HS nhận diện và đọc được vần uôn.
 *Tiến hành:
Nhận diện vần:
GV viết chữ uôn
Hãy phân tích cho cô vần uôn
So sánh vần uôn và iên
Tìm và ghép vần uôn ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
GV đánh vần: uô – nờ – uôn
GV đọc trơn uôn
Có vần uôn, thêm âm ch đứng trước, dấu huyền đặt trên ô, ta có tiếng gì ?
Đánh vần: ch - uôn - chuôn – huyền

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_tuan_12_nam_hoc_2018_2019_nguye.doc