Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 63: Âm em-êm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Oanh

Hoạt động 3: Dạy vần êm (7 phút)

* Mục tiêu: Nhận diện được vần êm, biết cách phát âm tiếng có vần êm.

* Tiến hành:

- Bạn nào cho cô biết tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu từ khóa: sao đêm.

- Từ sao đêm có tiếng nào các con đã được học?

- GV giới thiệu tiếng đêm

- Vậy trong tiếng đêm có âm nào các con đã học?

- Cô giới thiệu với các con đây là vần êm

- GV mời HS phân tích vần êm

- So sánh em – êm

- HS cài bảng vần êm

- GV mời HS đánh vần, đọc trơn.

- GV đánh vần, đọc trơn mẫu: ê - m - êm, êm.

- GV gọi HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.

- GV lắng nghe sửa lỗi sai.

- Có vần êm muốn có tiếng đêm ta làm thế nào?

- HS cài bảng tiếng đêm.

- HS đánh vần, đọc trơn tiếng đêm.

- GV đánh vần, đọc trơn mẫu: đ - êm - đêm, đêm.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 63: Âm em-êm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn: 14/11/2019
Tiết Ngày giảng: 22/11/2019
HỌC VẦN
Bài 63: em, êm
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được cách đọc, cách viết vần em, êm và các tiếng, từ chứa vần em, êm.
- Biết đọc đúng các tiếng, từ ứng dụng.
2. Kĩ năng:
- Biết ghép âm, tạo tiếng.
- Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp.
3. Thái độ:
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
- Giao tiếp một cách tự tin.
- Chăm chỉ phát biểu và ngồi đúng tư thế.
4. Năng lực cần hướng cho học sinh:
- Hợp tác, giao tiếp, tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án Word, bài giảng điện tử.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, bảng con, bộ đồ dùng học Tiếng Việt.
III. Phương pháp trọng tâm:
- Quan sát, đàm thoại, vấn đáp.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút).
* Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho học sinh và ôn lại kiến thức bài em – êm.
* Tiến hành:
- Trò chơi: “Hộp quà bí mật”.
- Luật chơi: HS lần lượt chọn và đọc các từ có trong hộp quà.
+ Hộp quà màu đỏ: chó đốm.
+ Hộp quà màu xanh dương: mùi thơm.
+ Hộp quà màu xanh lá: chôm chôm.
+ Hộp quà màu hồng: 
 Vàng mơ như trái chín
 Nhành giẻ treo nơi nào
 Gió đưa hương thơm lạ
 Đường tới trường xôn xao.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- Cả lớp viết bảng con từ: ăn cơm.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Dạy vần em (7 phút).
* Mục tiêu: Nhận diện được vần em, biết cách phát âm tiếng có vần em.
* Tiến hành:
Nhận diện vần:
- GV viết vần em.
- GV mời HS phân tích vần em.
- HS cài bảng vần em.
- GV nhận xét.
Đánh vần và đọc trơn
- GV mời HS đánh vần.
- GV mời HS đọc trơn.
- GV đánh vần và đọc trơn mẫu: e - m - em, em.
- GV gọi HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- GV lắng nghe và sửa lỗi sai
- Có vần em muốn có tiếng tem, ta làm như thế nào?
- Phân tích tiếng tem.
- HS cài bảng tiếng tem.
- GV mời HS đánh vần tiếng tem.
- GV mời HS đọc trơn tiếng tem.
- GV đánh vần và đọc trơn mẫu: t - em - tem, tem.
- GV gọi HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- GV lắng nghe sửa lỗi sai.
- GV cho HS quan sát và hỏi: Bạn nào cho cô biết đây là gì?
- GV ra từ khóa: con tem. 
- Mở rộng kiến thức: Con tem là vật dùng đề dán lên bức thư.
- GV mời HS phân tích từ con tem.
- GV gọi HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- GV mời HS đọc toàn lại vần và từ khóa vừa học.
- GV chỉnh sai cho HS (nếu có).
à Kết luận của GV: Các con vừa học xong vần em. Tiếp theo, cô cùng các con sẽ tìm hiểu vần êm.
Hoạt động 3: Dạy vần êm (7 phút)
* Mục tiêu: Nhận diện được vần êm, biết cách phát âm tiếng có vần êm.
* Tiến hành:
- Bạn nào cho cô biết tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu từ khóa: sao đêm.
- Từ sao đêm có tiếng nào các con đã được học?
- GV giới thiệu tiếng đêm
- Vậy trong tiếng đêm có âm nào các con đã học?
- Cô giới thiệu với các con đây là vần êm
- GV mời HS phân tích vần êm 
- So sánh em – êm
- HS cài bảng vần êm
- GV mời HS đánh vần, đọc trơn.
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu: ê - m - êm, êm.
- GV gọi HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- GV lắng nghe sửa lỗi sai.
- Có vần êm muốn có tiếng đêm ta làm thế nào?
- HS cài bảng tiếng đêm.
- HS đánh vần, đọc trơn tiếng đêm.
- GV đánh vần, đọc trơn mẫu: đ - êm - đêm, đêm.
- GV gọi HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- GV lắng nghe và sửa lỗi sai.
- Đọc lại vần và từ khóa
- Mở rộng kiến thức: Sao đêm là các thiên thể nhìn thấy như những điểm sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.
- GV mời HS đọc lại toàn bài.
- Hôm nay, chúng ta học vần gì?
à Kết luận của GV: Các con được học vần em, vần êm. Vậy, bây giờ cô và các con qua phần luyện viết các vần con đã học.
Hoạt động 4: Luyện cho HS viết vần, tiếng 
(6 phút).
* Mục tiêu: Viết đúng kích cỡ chữ, rõ ràng và tròn nét.
* Tiến hành: 
Vần em, tiếng tem.
- GV hướng dẫn HS viết vần em.
+ em: đặt bút giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 viết con chữ e cao 2 ô li, lia bút viết con chữ m và dừng bút ở đường kẻ 2.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS viết tiếng tem.
+ tem: đặt bút ở đường kẻ 2 viết con chữ t, lia bút viết vần em, dừng bút ở đường kẻ 2.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
Vần êm, tiếng đêm.
- GV hướng dẫn HS viết vần êm.
+ êm: đặt bút giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 viết con chữ e, lia bút viết con chữ m, dừng bút ở đường kẻ 2 và nhấc bút lên viết dấu mũ trên đầu con chữ e.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Gv hướng dẫn HS viết tiếng đêm.
+ đêm: đặt bút ở dưới đường kẻ 3, viết con chữ đ, lia bút viết vần em, dừng bút ở đường kẻ thứ 2 và nhấc bút lên viết dấu mũ trên đầu con chữ e.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
à Kết luận của GV: Cô đã hướng dẫn các con viết đúng, viết đẹp vần và từ chứa vần em và vần êm. Để giúp các con hiểu và biết được nhiều từ chứa vần vừa học. Cô và các con cùng tìm hiểu qua phần đọc từ ứng dụng.
Hoạt động 5: Đọc từ ngữ ứng dụng (5 phút).
* Mục tiêu: Biết ghép tiếng có vần em, êm và đọc trơn trôi chảy, thành thạo tiếng vừa ghép.
* Tiến hành:
- Trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ”.
- GV lần lượt chiếu các hình: trẻ em, que kem, ghế đệm, con gấu bông.
- HS lần lượt nhìn các hình và đoán chữ.
- GV giải thích nghĩa của các từ ứng dụng:
+ trẻ em: là một đứa trẻ, là một người chưa tới tuổi trưởng thành. 
+ que kem: là món ăn được làm từ đá và trái cây
+ ghế đệm: là loại ghế có bọc da mềm bên ngoài.
+ mềm mại: là khi sờ một vật gợi cho ta cảm giác mềm và dễ chịu.
- GV mời HS đọc lại lại các từ ứng dụng.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
à Kết luận của GV: Cô vừa hướng dẫn các con tìm từ ứng dụng, hiểu được ý nghĩa của các từ.
Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò (5 phút) (Nếu thời gian cho phép sẽ thực hiện)
* Mục tiêu: Khắc sâu nội dung của bài học. 
* Tiến hành: 
1. Củng cố:
- Để củng cố kiến thức vừa học,GV sẽ cho HS tham gia một trò chơi ( hoặc mời HS đọc lại toàn bài).
- Trò chơi:“ Thi bắn pháo hoa”
- GV phổ biến luật chơi: GV bầu 1 HS làm trọng tài. Khi trọng tài đưa lần lượt các bông hoa, nếu bông hoa có từ chứa vần đã học thì lớp vỗ tay, còn nếu bông hoa không chứa vần đã học thì lớp không vỗ tay. 
- GV nhận xét.
2. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc lại bài và tìm thêm từ có chứa vần hôm nay học qua sách, truyện,
- Chuẩn bị trước bài im, um.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Vần em gồm âm e đứng trước, âm m đứng sau.
- HS cài bảng.
- HS nhận xét.
- HS đánh vần.
- HS đọc trơn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- Muốn có tiếng tem ta thêm âm t đứng trước.
- Tiếng tem có âm t đứng trước, vần em đứng sau.
- HS cài bảng.
- HS đánh vần.
- HS đọc trơn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- HS quan sát và trả lời: con tem.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- Từ con tem gồm có tiếng con đứng trước, tiếng tem đứng sau.
- HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời: sao đêm.
- HS quan sát.
- Có tiếng sao đã học.
- Hs quan sát.
- Có âm đ đã học.
- HS quan sát.
- Vần êm có âm ê đứng trước âm m đứng sau.
- Giống nhau: vần em và vần êm đều có âm m đứng sau.
- Khác nhau: vần em có âm e đứng trước, vần êm có âm ê đứng trước.
- HS cài bảng.
- HS đánh vần, đọc trơn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- Có vần êm muốn có tiếng đêm ta thêm âm đ đứng trước vần êm.
- HS cài bảng.
- HS đánh vần, đọc trơn.
- HS lắng nghe
- HS đọc cá nhân, nối tiếp, đồng thanh.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- Chúng ta học vần em, êm.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét.
- HS quan sát và đoán chữ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_bai_63_am_em_em_nam_hoc_2019_20.docx