Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 30: Âm oi-ai - Năm học 2019-2020 - Đàm Thị Hoài
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
Hôm trước chúng ta đã học bài 31: Ôn tập, trong tiết học vần hôm nay cô và các con cùng học hai vần mới đó là vần oi và vần ai.
- Yêu cầu HS nhắc lại tên đề bài.
Hoạt động 2: Giới thiệu vần mới
(10 phút)
a. Vần oi
* Nhận diện vần
- Ghi bảng và H:
+ Đây là âm gì?
+ Đây là âm gì?
Âm i ghép với âm o ta được vần oi.
- Yêu cầu HS phân tích vần.
* Đánh vần – Đọc trơn
- Đánh vần mẫu: o – i – oi.
Lưu ý cho HS âm nào đứng trước đọc trước, âm nào đứng sau đọc sau.
- Gọi HS đánh vần.
+ Cá nhân.
+ Đồng thanh.
- Gọi HS đọc trơn.
+ Cá nhân.
Ngày soạn: 04/10/2019 Ngày dạy: 09/10/2019 MÔN: HỌC VẦN BÀI 30: OI - AI Tiết CT: 69 + 70 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng về: 1. Kiến thức - Nhận diện được vần oi và vần ai. - Phân biệt được vần oi và vần ai. - Đọc (đánh vần và đọc trơn) và viết được: oi, ai, ngói, gái. - Hiểu được nghĩa của từ mới: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở và các từ ứng dụng ở trong SGK Tiếng Việt 1 tập 1 trang 66. 2. Kỹ năng - Đọc trôi chảy các vần, tiếng và từ ứng dụng ở trong SGK Tiếng Việt 1 tập 1 trang 66. - Chỉ ra và phân tích đúng các tiếng trong từ ứng dụng chứa vần oi và vần ai. 3. Thái độ - Giáo dục các em biết tập trung chú ý và thực hiện theo hiệu lệnh. - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng (loài voi); - Có ý thức bảo quản, giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. - Hợp tác với giáo viên và bạn bè trong giờ học. II. Dự kiến phương pháp và đồ dùng dạy học 1. Dự kiến phương pháp: hỏi – đáp, giảng giải, quan sát, phân tích, 0luyện tập – thực hành. 2. Đồ dùng dạy - học a. Giáo viên - Phấn màu, bảng, khăn lau bảng, thước, bút lông, máy tính, SGK Tiếng Việt 1 (tập 1), tranh minh họa. b. Học sinh - SGK Tiếng Việt 1 (tập 1), bảng con, bút lông, khăn lau bảng. III. Tiến trình lên lớp. Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn định tổ chức (1 phút) Kiểm tra bài cũ (5 phút) - H: Tiết học vần trước chúng ta học bài gì? - Gọi HS đọc bảng con. + HS 1: Đọc lá mía và phân tích tiếng mía. + HS 2: Đọc mùa dưa và phân tích tiếng dưa. - Gọi 1 HS đọc đoạn thơ ứng dụng trong SGK Tiếng Việt 1 (tập 1) trang 65. - H: Trong đoạn thơ ứng dụng vừa đọc, tiếng nào chứa vần ua? - Yêu cầu HS viết bảng con, 1 em lên viết bảng lớp: mùa dưa. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét, chốt ý. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: (26 phút) Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút) Hôm trước chúng ta đã học bài 31: Ôn tập, trong tiết học vần hôm nay cô và các con cùng học hai vần mới đó là vần oi và vần ai. - Yêu cầu HS nhắc lại tên đề bài. Hoạt động 2: Giới thiệu vần mới (10 phút) a. Vần oi * Nhận diện vần - Ghi bảng và H: + Đây là âm gì? + Đây là âm gì? Âm i ghép với âm o ta được vần oi. - Yêu cầu HS phân tích vần. * Đánh vần – Đọc trơn - Đánh vần mẫu: o – i – oi. Lưu ý cho HS âm nào đứng trước đọc trước, âm nào đứng sau đọc sau. - Gọi HS đánh vần. + Cá nhân. + Đồng thanh. - Gọi HS đọc trơn. + Cá nhân. + Đồng thanh: Tổ, lớp. - H: Có vần oi muốn có tiếng ngói ta làm thế nào? - Ghi tiếng ngói lên bảng. - Gọi HS phân tích tiếng ngói. - Đánh vần mẫu: ngờ - oi – ngoi – sắc – ngói. Lưu ý cho HS: Âm nào đứng trước đọc trước, vần nào đứng sau đọc sau. - Gọi HS đánh vần. + Cá nhân. + Đồng thanh. - Gọi HS đọc trơn. + Cá nhân. + Đồng thanh. - Chiếu tranh yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì? + Ngôi nhà trong bức tranh có phần mái được lợp bằng gì? - H: Các con vừa xem tranh vẽ gì? - Ghi bảng: nhà ngói. - Gọi 1 HS giỏi đọc trơn từ: nhà ngói. - H: Tiếng nào trong từ nhà ngói chứa vần oi? - Gạch chân vần oi trong tiếng ngói. - Gọi HS đọc từ + Cá nhân. + Đồng thanh. Liên hệ: + Ngôi nhà của em hiện tại đang ở được lợp bằng gì? Mở rộng: Nhà ngói là những ngôi nhà lợp mái bằng ngói, có phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Ở nhà mái ngói thường rất mát mẻ. - Gọi HS đọc lại các vần, tiếng và từ mới học: oi ngói nhà ngói + Cá nhân: 2 HS. + Đồng thanh: Lớp 1 lượt. b. Vần ai * Nhận diện vần - Ghi bảng và H: + Đây là âm gì? + Đây là âm gì? Âm a ghép với âm i ta được vần ai. - Yêu cầu HS phân tích vần. * Đánh vần – Đọc trơn - Đánh vần mẫu: a – i – ai. Lưu ý cho HS âm nào đứng trước đọc trước, âm nào đứng sau đọc sau. - Gọi HS đánh vần. + Cá nhân. + Đồng thanh. - Gọi HS đọc trơn. + Cá nhân. + Đồng thanh. - H: Có vần ai muốn có tiếng gái ta làm thế nào? - Ghi tiếng gái lên bảng. - Gọi HS phân tích tiếng gái. - Đánh vần mẫu: gờ - ai – gai – sắc - gái. Lưu ý cho HS: Âm nào đứng trước đọc trước, vần nào đứng sau đọc sau. - Gọi HS đánh vần. + Cá nhân. + Đồng thanh. - Gọi HS đọc trơn. + Cá nhân. + Đồng thanh. - Chiếu tranh yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ gì? - H: Các con vừa xem tranh vẽ gì? - Ghi bảng: bé gái. - Gọi 1 HS giỏi đọc trơn từ: bé gái. - H: Tiếng nào trong từ bé gái chứa vần ai? - Gạch chân vần ai trong tiếng gái. - Gọi HS đọc từ + Cá nhân. + Đồng thanh. Liên hệ: + Lớp mình những bạn nào được gọi là bé gái? Chốt ý: Bé gái là những bạn gái khi còn bé. - Gọi HS đọc lại các vần, tiếng và từ mới học: ai gái bé gái + Cá nhân. + Đồng thanh. - H: + Chúng ta vừa học 2 vần mới nào? + Hai vần này giống và khác nhau như thế nào? - Đọc mẫu sau đó yêu cầu HS đọc toàn bài. + 1 HS đọc cá nhân. + Lớp đồng thanh 1 lượt. oi ai ngói gái nhà ngói bé gái Hoạt động 3: Luyện viết bảng con (8 phút) Viết oi - ngói - Chiếu video viết mẫu cho HS quan sát và H: + Muốn viết vần oi, viết chữ nào trước, chữ nào sau? - Viết mẫu vần oi lên bảng (Lưu ý nét nối giữa các con chữ) - Yêu cầu HS viết bảng con (1 lượt). - Quan sát, sửa lỗi cho HS. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét chung. - Chiếu video viết mẫu cho HS quan sát và H: + Muốn viết tiếng ngói, viết chữ nào trước, vần nào sau? - Viết mẫu tiếng ngói lên bảng. - Yêu cầu HS viết bảng con (1 lượt). - Quan sát và chữa lỗi cho HS - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét chung. b. Viết ai – gái - Chiếu video viết mẫu cho HS quan sát và H: + Muốn viết vần ai, viết chữ nào trước, chữ nào sau? - Viết mẫu vần ai lên bảng (Lưu ý nét nối giữa các con chữ) - Yêu cầu HS viết bảng con (1 lượt). - Quan sát, sửa lỗi cho HS. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét chung. - Chiếu video viết mẫu cho HS quan sát và H: + Muốn viết tiếng gái, viết chữ nào trước, vần nào sau? - Viết mẫu tiếng gái lên bảng. - Yêu cầu HS viết bảng con (1 lượt). - Quan sát và chữa lỗi cho HS - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét chung. Hoạt động 4: Luyện đọc từ ứng dụng trong SGK TV 1 (tập 1) tr.66 (7 phút) - Gọi 1 HS đọc lại toàn phần, lớp đồng thanh 1 lượt. oi ai ngói gái nhà ngói bé gái a/ Từ ngà voi - Dán từ ngà voi lên bảng. - Gọi HS đọc (cá nhân 1 HS). - H: Trong từ ngà voi, tiếng nào chứa vần oi? - Gọi HS phân tích tiếng voi. - Gọi HS đánh vần tiếng voi + Cá nhân. + Đồng thanh. - Gọi HS đọc trơn tiếng voi + Cá nhân : 1 em. + Đồng thanh : Tổ 3 lượt, lớp 1 lượt. - Gọi HS đọc từ ngà voi + Cá nhân : 1 em. + Đồng thanh : Tổ 3 lượt, lớp 1 lượt. - Giải nghĩa: ngà voi - Yêu cầu HS quan sát tranh và H: + Bức tranh vẽ gì? + Huyện nào tỉnh ta, nhiều voi nhất? + Ngà hay còn gọi là bộ phận nào của con voi? Liên hệ: Ngà voi hay còn gọi là răng cửa kéo dài của con voi đã trưởng thành. Ngà giúp voi làm công cụ đào và khoan, tự vệ. Con người dùng ngà voi để chế tạo đồ trang sức, phím đàn piano, chính vì vậy các loài voi đang bị đe dọa trầm trọng. Chúng ta phải có ý thức bảo vệ loài voi, bằng cách tuyên truyền cho người lớn biết vai trò của ngà đối với voi; không dùng các sản phẩm từ voi để chế tạo đồ trang sức a/ Từ cái còi - Dán từ cái còi lên bảng. - Gọi HS đọc (cá nhân 1 HS). - H: Trong từ cái còi, tiếng nào chứa vần oi, tiếng nào chứa vần ai? - Gọi HS phân tích tiếng : cái, còi. - Gọi HS đánh vần tiếng cái, còi. + Cá nhân. + Đồng thanh. - Gọi HS đọc trơn. + Cá nhân : 1 em. + Đồng thanh : Tổ 3 lượt, lớp 1 lượt. GV đưa vật thật cái còi và hỏi HS: + Em đã nhìn thấy cái còi bao giờ chưa? + Cái còi được dùng để làm gì? +Em thường thấy ai hay dùng coi? Mở rộng: Cái còi thường được làm từ kim loại hay nhựa, phát ra tiếng cao và vang khi thổi, dùng để báo hiệu. a/ Từ gà mái - Dán từ gà mái lên bảng. - Gọi HS đọc (cá nhân 1 HS). - H: Trong từ gà mái, tiếng nào chứa vần ai? - Gọi HS phân tích tiếng mái. - Gọi HS đánh vần tiếng mái + Cá nhân. + Đồng thanh. - Gọi HS đọc trơn tiếng mái + Cá nhân : 1 em. + Đồng thanh : Tổ 3 lượt, lớp 1 lượt. - Gọi HS đọc từ gà mái + Cá nhân : 1 em. + Đồng thanh : Tổ 3 lượt, lớp 1 lượt. - Giải nghĩa: gà mái - Yêu cầu HS quan sát tranh và H: + Tranh vẽ gì? + Nhà em có nuôi gà mái không? + Người ta nuôi gà mái để làm gì? Liên hệ: Người ta nuôi gà mái đề lấy thịt và trứng. Trứng và thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn thịt gà chúng ta nên nhai kĩ và cẩn thận kẻo bị hóc xương. GDHS: ăn thịt gà ở trường. a/ Từ bài vở - Dán từ bài vở lên bảng. - Gọi HS đọc (cá nhân 1 HS). - H: Trong từ bài vở, tiếng nào chứa vần ai? - Gọi HS phân tích tiếng bài. - Gọi HS đánh vần tiếng bài + Cá nhân. + Đồng thanh. - Gọi HS đọc trơn tiếng bài + Cá nhân : 1 em. + Đồng thanh : Tổ 3 lượt, lớp 1 lượt. - Gọi HS đọc từ bài vở + Cá nhân : 1 em. + Đồng thanh : Tổ 3 lượt, lớp 1 lượt. Giảng nghĩa: Bài vở là bài giảng của cô, bài làm của học sinh. Để có được bài vở tốt, chúng ta phải chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, sau đó ghi chép thật đúng và đẹp. - Chỉ không theo thứ tự cho HS đọc. + Cá nhân 1 em + Đồng thanh : cả lớp 1 lượt. oi ai ngói gái nhà ngói bé gái ngà voi gà mái cái còi bài vở 4. Củng cố, dặn dò (2 phút) Trò chơi: “ong đi tìm hoa” Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 3 bạn tham gia chơi. Mỗi con ong sẽ chứa một tiếng có vần oi hoặc ai, các thành viên trong đội dán vào bông hoa có chứa vần thich hợp. Tổ chức cho HS chơi. - Khen ngợi HS tích cực, hăng say phát biểu, đọc tốt. Nhắc nhở HS chưa chú ý. - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau TL: Bài Ôn tập. - Đọc và phân tích. - Đọc. - TL: Tiếng lùa chứa vần ua. - Viết. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Nối tiếp nhắc tên bài. - Quan sát, TL : + Âm o. + Âm i. - Vần oi có âm o đứng trước, âm i đứng sau. Lắng nghe. - Đánh vần. - Đọc trơn. - TL: Có vần oi muốn có tiếng ngói ta thêm âm ng đứng trước vần oi. Dấu sắc trên đầu âm o - Quan sát. - Tiếng ngói có âm ng đứng trước vần oi đứng sau. - Lắng nghe. - Đánh vần. - Đọc trơn. - Quan sát và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ ngôi nhà + Ngôi nhà lợp bằng ngói. - TL: Tranh vẽ nhà ngói. - Đọc trơn. - TL: Tiếng ngói chứa vần oi. - Đọc. + Tùy câu trả lời HS. - Lắng nghe. Đọc. - Quan sát và TL: + Âm a. + Âm i. - Vần ai có âm a đứng trước, âm i đứng sau. Lắng nghe. - Đánh vần. - Đọc trơn. - TL: Có vần ai muốn có tiếng gái ta thêm âm g đứng trước vần ai và dấu sắc trên đầu âm a. - Quan sát. - Tiếng gái có âm g đứng trước vần ai đứng sau và dấu sắc trên đầu âm a. - Lắng nghe. - Đánh vần. - Đọc trơn. - Quan sát và trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ một em bé gái. - TL: Tranh vẽ bé gái. - Đọc trơn. - TL: Tiếng gái chứa vần ai. - Đọc. Tùy HS trả lời. Lắng nghe. Đọc. TL: + oi, ai. + Giống nhau: Đều kết thúc bằng âm i Khác nhau: vần oi bắt đầu bằng âm o, vần ai bắt đầu bằng âm a. Lắng nghe. Đọc - Quan sát và TL: + Muốn viết vần oi, ta viết chữ o trước chữ i sau. - Quan sát. oi Viết. Nhận xét. Lắng nghe. - Quan sát và TL: + Muốn viết tiếng ngói, viết chữ ng trước, vần oi. Dấu sắc trên đầu âm o. - Quan sát. ngói - Viết. Nhận xét. Lắng nghe. - Quan sát và TL: + Muốn viết vần ai, ta viết chữ a trước chữ i sau. - Quan sát. ai Viết. Nhận xét. Lắng nghe. - Quan sát và TL: + Muốn viết tiếng gái, viết chữ g trước, vần ai. Dấu sắc trên đầu âm a. - Quan sát. gái - Viết. Nhận xét. Lắng nghe. Đọc. Quan sát. - Đọc. Tiếng voi chứa vần oi. Phân tích: Tiếng voi gồm âm v đứng trước, vần oi đứng. Đánh vần. Đọc trơn. Đọc. Quan sát, TL: + Bức tranh vẽ: ngà voi + Huyện Buôn Đôn + Răng cửa kéo dài Quan sát. - Đọc. Tiếng cái mang vần ai; tiếng còi mang vần oi. Phân tích: Tiếng cái có âm c đứng trước, vần ai đứng sau, dấu sắc trên đầu âm a. Tiếng còi có âm c đứng trước, vần oi đứng sau. Dấu huyền trên đầu âm o. Đánh vần. Đọc trơn. Quan sát, TL: + Có/ chưa. + Dùng để thổi (ra hiệu lệnh). + Thầy tổng phụ trách đội, thầy thể dục, chú cảnh sát giao thông, trọng tài. Lắng nghe. Quan sát. - Đọc. Tiếng mái chứa vần ai. Phân tích: Tiếng mái gồm âm m đứng trước, vần ai đứng sau. Dấu sắc trên đầu âm a. Đánh vần. Đọc trơn. Đọc. Quan sát, TL: +Tranh vẽ: gà mái + Có/ không. + Lấy thịt, đẻ trứng. Quan sát. - Đọc. Tiếng bài chứa vần ai. Phân tích: Tiếng bài gồm âm b đứng trước, vần ai đứng sau. Dấu huyền trên đầu âm a. Đánh vần. Đọc trơn. Đọc. Lắng nghe. Tham gia chơi. Lắng nghe. Buôn Ma Thuột, ngày ..tháng.năm 2019 CHUYÊN MÔN DUYỆT NGƯỜI SOẠN ............................................. ............................................. Đàm Thị Hoài Vũ Thị Hà
File đính kèm:
- giao_an_mon_tieng_viet_lop_1_bai_30_am_oi_ai_nam_hoc_2019_20.docx