Giáo án môn Thủ cồng lớp 3 - Trường Tiểu học Đa Thành

Thủ công : CẮT, DÁN CHỮ E

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 HS nắm cách kẻ, cắt, dán chữ E

 Kẻ, cắt, dán được chữ E đúng quy trình kỹ thuật.

 HS thích cắt, dán chữ.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Đồ dùng thủ công.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

docx19 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Thủ cồng lớp 3 - Trường Tiểu học Đa Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẤP CON ẾCH.
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
HS biết cách gấp con ếch.
Gấp được con ếch. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. 
HS yêu thích việc gấp hình.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu con ếch. Quy trình gấp con ếch.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: HS quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu.
Giới thiệu mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu.
-GV nêu câu hỏi định hướng quan sát cho HS. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
- GV treo tranh quy trình để HS quan sát.
- Hướng dẫn thao tác mẫu.
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp tạo hai chân con ếch.
Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
-Gọi 1 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch 
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
B. Hoạt động thực hành: 
GV tổ chức cho HS thực hành.
GV quan sát HS ở các nhóm, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng, giúp đỡ những em gấp chưa đúng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS nhận xét các sản phẩm trưng bày trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. 
C. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà em giới thiệu sản phẩm con ếch của em gấp cho cả nhà xem.
- Gấp thêm một con ếch hoặc một sản phẩm khác mà em thích.
-Quan sát mẫu.
- Quan sát – trả lời.
- HS theo dõi
-1 em lên bảng làm - cả lớp quan sát.
- HS thực hành.
-HS lên trưng bày sản phẩm của mình.
Lớp theo dõi.
- HS thực hiện
Thủ công : ĐAN NAN, ĐAN NONG MỐT 
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Học sinh biết cách đan nong mốt 
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa. Cc nan đan mẫu ba màu khác nhau
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. Giáo viên liên hệ thực tế.
Hoạt đông 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
 Cắt các nan dọc: Cắt hình vuông có cạnh 9ô
 Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp
Bước 2: Đan nan mốt bằng giấy, bìa. Đan nan ngang thứ nhất, nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên, luồn nan ngang thứ nhất.Đan nan ngang thứ hai, nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 và luồn nan ngang thứ 2 vào. Tiếp tục cho đến nan ngang thứ bảy.
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách đan nong mốt nà nhận xét. Tổ chức cho học sinh kẻ, cắt các nan đan bằng giấy và tập đan.
B Hoạt động thực hành: 
GV tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm. GV quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. Giáo viên chọn vài tấm đẹp nhất lưu giữ tại lớp và khen ngợi học sinh có sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật.
Giáo viên đánh giá sản phảm của học sinh.
C Hoạt động ứng dụng:
Thực hành đan nong mốt và trang trí.
- Học sinh quan sát
- HS theo dõi, ghi nhớ
 - Học sinh thực hành theo nhóm.
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
HS thực hiện
Thủ công: ĐAN NAN, ĐAN NONG ĐÔI
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Học sinh biết cách đan nong đôi 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa. Các nan đan mẫu ba màu khác nhau
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
GV giới thiệu tấm đan nong đôi, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. GV liên hệ thực tế.
Hoạt đông 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
 Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
 Cắt các nan dọc: Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan.
 Bước 2: Đan nong đôi	
 Đan nan ngang thứ nhất, nhấc nan dọc 2,3,6,7
 Đan nan ngang thứ hai, nhấc nan dọc 3,4,7,8
 Đan nan ngang thứ ba, nhấc nan dọc 1,4,5,8,9
 Đan nan ngang thứ tư, nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 tiếp tục đan cho đến hết. 
 Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
 GV gọi học sinh nhắc lại cách đan nong đôi, và nhận xét. Tổ chức cho học sinh kẻ, cắt các nan đan bằng giấy và tập đan.
B Hoạt động thực hành: 
GV tổ chức cho học sinh thực hnh theo nhóm.
Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. Giáo viên chọn vài tấm đẹp nhất lưu giữ tại lớp và khen ngợi học sinh có sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật.
GV đánh giá sản phảm của học sinh.
C Hoạt động ứng dụng: 
Thực hành đan nong đôi và trang trí (có thể nhờ PH giúp các em ứng dụng để đan rổ )
Học sinh quan sát
 HS theo dõi, ghi nhớ
Học sinh thực hành theo nhóm.
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
HS thực hiện
Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN.
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Học sinh biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công (hoặc bằng bìa màu.)
Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
Giáo dục học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi.	
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu đồng hồ để bàn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
-GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để Hs rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ để bàn.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu và học sinh thực hành làm nháp.
Bước 1: Cắt giấy
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ.
-Khung đồng hồ. 
 -Làm mặt đồng hồ.
-Làm đế đồng hồ. 
-Làm chân đỡ.
Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
B Hoạt động thực hành: 
GV tổ chức cho học sinh thực hnh theo nhóm. GV quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. Giáo viên chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ tại lớp và khen ngợi học sinh có sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật.
Giáo viên đánh giá sản phảm của học sinh.
C Hoạt động ứng dụng: 
Thực hành làm đồng hồ để bàn trang trí góc học tập
 Học sinh quan sát.
- HS theo dõi, ghi nhớ
Học sinh thực hành theo nhóm.
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
HS thực hiện
Thủ công : CẮT, DÁN CHỮ E
MỤC TIÊU BÀI DẠY: 
HS nắm cách kẻ, cắt, dán chữ E
Kẻ, cắt, dán được chữ E đúng quy trình kỹ thuật. 
HS thích cắt, dán chữ.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Đồ dùng thủ công.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: HS quan sát nhận xét mẫu: 
-Giới thiệu mẫu mẫu các chữ Evà hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét mẫu. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
-GV treo tranh quy trình để HS quan sát.
Bước 1: Kẻ chữ E
 Bước 2: Cắt chữ E
 Bước 3: Dán chữ E
-YC HS nêu các bước thực hiện theo quy trình.
- GV chốt lại các bước thực hiện.
-Gọi 1 HS lên bảng thao tác lại các bước thực hiện
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
B. Hoạt động thực hành: 
GV tổ chức cho HS thực hành.
GV quan sát HS ở các nhóm, uốn nắn cho những em thực hiện chưa đúng, giúp đỡ những em thực hiện chưa đúng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS nhận xét các sản phẩm trưng bày trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. 
C. Hoạt động ứng dụng
Thực hành cắt dán chữ E 
-Quan sát mẫu.
- Quan sát – trả lời.
- HS theo dõi
-1 em lên bảng làm - cả lớp quan sát.
- HS thực hành.
-HS lên trưng bày sản phẩm của mình.
Lớp theo dõi.
- HS thực hiện
Thủ công : GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
 - HS biết ứng dụng cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh để cắt bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
 - Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật.
 - HS yêu thích sản phẩm của mình, có ý thức tiết kiệm giấy màu.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
Tranh quy trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động1: HS quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu.
Giới thiệu mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
- Yêu cầu HS nhận xét mẫu.
Các bông hoa có màu sắc thế nào? 
Các cánh của bông hoa có giống nhau không? Khoảng cách giữa các cánh hoa thế nào?
Các bông hoa được làm bằng nguyên vật liệu gì?
- Liên hệ thực tế
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
-GV treo tranh quy trình để HS quan sát.
-YC HS nêu các bước thực hiện theo quy trình.
- GV chốt lại các bước thực hiện.
-Gọi 1 HS lên bảng thao tác lại các bước thực hiện
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
B. Hoạt động thực hành: 
GV tổ chức cho HS thực hành.
GV quan sát HS ở các nhóm, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng, giúp đỡ những em gấp chưa đúng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS nhận xét các sản phẩm trưng bày trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. 
C. Hoạt động ứng dụng:
Thực hành gấp bông hoa và trang trí (giỏ hoa, vườn hoa, bông hoa điểm 10)
-Quan sát mẫu.
- Quan sát – trả lời.
- HS theo dõi
-1 em lên bảng làm - cả lớp quan sát.
- HS thực hành.
-HS lên trưng bày sản phẩm của mình.
Lớp theo dõi.
- HS thực hiện
Thủ công : CẮT, DÁN CHỮ H, U
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
HS nắm cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kỹ thuật. 
HS thích cắt, dán chữ.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Đồ dùng thủ công.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: HS quan sát nhận xét mẫu: 
-Giới thiệu mẫu mẫu các chữ H, U và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét mẫu. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
-GV treo tranh quy trình để HS quan sát.
Bước 1: Kẻ chữ H, U
Bước 2: Cắt chữ H, U
Bước 3: Dán chữ H, U
-YC HS nêu các bước thực hiện theo quy trình.
- GV chốt lại các bước thực hiện.
-Gọi 1 HS lên bảng thao tác lại các bước thực hiện
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
B. Hoạt động thực hành: 
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát HS ở các nhóm, uốn nắn cho những em thực hiện chưa đúng, giúp đỡ những em thực hiện chưa đúng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS nhận xét các sản phẩm trưng bày trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. 
C. Hoạt động ứng dụng
Thực hành cắt dán chữ H, U và từ ứng dụng THU
-Quan sát mẫu.
- Quan sát – trả lời.
- HS theo dõi
-1 em lên bảng làm - cả lớp quan sát.
- HS thực hành.
-HS lên trưng bày sản phẩm của mình.
- Lớp theo dõi.
- HS thực hiện
Thủ công : ÔN TẬP CHƯƠNG III: ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
 - Củng cố về kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
 - Làm được 1 sản phẩm đã học
 - HS có kĩ năng thực hành thành thạo.
 - HS hứng thú với tiết học, yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
II.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu và tranh quy trình của các bài đã học. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
Hoạt động cơ bản:
-Yêu cầu nhắc lại các bài đã học ở chương III.
- Dán mẫu lên bảng, hướng dẫn HS quan sát mẫu.
- Yêu cầu HS chọn một sản phẩm và nhắc lại quy trình thực hiện sản phẩm đó.
- GV nhắc nhở một số lưu ý trước khi HS thực hành để hoàn thành sản phẩm 
 B. Hoạt động thực hành : 
-Yêu cầu HS thực hành làm và trang trí các sản phẩm đã học ( nhóm)
-GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
-GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm. 
 C. Hoạt động ứng dụng:
- HS thực hành tạo các sản phẩm mới có tính sáng tạo dựa trên quy trình thực hiện các sản phẩm đã học.
- Học sinh nhắc lại.
- HS quan sát lại các mẫu 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành 
- Trình bày sản phẩm theo nhóm.
- HS theo dõi, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS thực hiện
Thủ công : CẮT, DÁN CHỮ I, T.
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
HS nắm cách kẻ, cắt, dán chữ I,T.
Kẻ, cắt, dán được chữ I, Tđúng quy trình kỹ thuật. 
HS thích cắt, dán chữ.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Đồ dùng thủ công.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: HS quan sát nhận xét mẫu: 
-Giới thiệu mẫu mẫu các chữ I, T (H1) và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét mẫu. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
-GV treo tranh quy trình để HS quan sát.
Bước 1: Kẻ chữ I,T.
Bước 2: Cắt chữ T.
Bước 3: Dán chữ I,T.
-YC HS nêu các bước thực hiện theo quy trình.
- GV chốt lại các bước thực hiện.
-Gọi 1 HS lên bảng thao tác lại các bước thực hiện
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
B. Hoạt động thực hành: 
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát HS ở các nhóm, uốn nắn cho những em thực hiện chưa đúng, giúp đỡ những em thực hiện chưa đúng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS nhận xét các sản phẩm trưng bày trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. 
C. Hoạt động ứng dụng
Thực hành cắt dán chữ I, T và từ ứng dụng TÍ
- Quan sát mẫu.
- Quan sát – trả lời.
- HS theo dõi
-1 em lên bảng làm - cả lớp quan sát.
- HS thực hành.
-HS lên trưng bày sản phẩm của mình.
Lớp theo dõi.
- HS thực hiện
Thủ công : LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG.
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Học sinh biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu lọ hoa dán tường
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường, đặt câu hỏi định hướng quan sát để học sinh rút ra nhận xét về hình dạng, mẫu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm ra cách làm lọ hoa bằng cách gợi ý cho học sinh mở dần lọ hoa gắn tường.
Hoạt đông 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Gấp phần giấy để làm lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
 Hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô...
 Bước 2: Tách phần gấp để lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
 Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường, sau đó tổ chức cho học sinh tập gấp lọ hoa gắn tường.
B Hoạt động thực hành: 
GV tổ chức cho học sinh thực hnh theo nhóm. Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. Giáo viên chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ tại lớp và khen ngợi học sinh có sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật.
 Giáo viên đánh giá sản phảm của học sinh.
C Hoạt động ứng dụng:
Thực hành làm lọ hoa dán tường trang trí góc học tập
- Học sinh quan sát.
- HS theo dõi, ghi nhớ
Học sinh thực hành theo nhóm.
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
HS thực hiện
Thủ công : ÔN TẬP CHƯƠNG II: 
CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
- Củng cố về kĩ năng cắt, dán chữ cái cho HS.
 - HS có kĩ năng thực hành thành thạo.
 - HS hứng thú với tiết học, yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
II.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu và tranh quy trình của các bài đã học. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động cơ bản:
-Yêu cầu nhắc lại các bài đã học ở chương II.
- Dán mẫu lên bảng, hướng dẫn HS quan sát mẫu.
- Yêu cầu HS đọc lại các chữ trên bảng.
- GV nhắc nhở một số lưu ý trước khi HS thực hành để hoàn thành sản phẩm 
 B. Hoạt động thực hành : 
-Yêu cầu HS thực hành cắt dán một số chữ cái đã học.
-GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
-GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm. 
 C. Hoạt động ứng dụng:
- HS thực hành cắt, ghép các chữ đã học thành từ có ý nghĩa rồi trang trí theo ý thích
2 học sinh nhắc lại.
- HS quan sát lại các mẫu 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành 
- Trình bày sản phẩm theo nhóm.
- HS theo dõi, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS thực hiện
Thủ công: ÔN TẬP CHƯƠNG I:
 PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
- Ôn tập lại chương: Phối hợp gấp, cắt, dán hình. Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
- HS có kĩ năng thực hành thành thạo.
- HS hứng thú với tiết học, sáng tạo trong trang trí sản phẩm. 
II.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu và tranh quy trình của các bài đã học. 
III. TIẾN TRÌNH LÊ LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A, Hoạt động cơ bản:
Nhắc lại các bài đã học 
HS kể tên được các bài đã học.
- YC nhắc lại các bài đã học ở chương I.
- GV treo mẫu – yêu cầu HS quan sát mẫu.
- Nhắc nhở một số lưu ý trước khi HS hoàn thành sản phẩm nếp gấp đều, gấp phẳng, cân đối.
 B. Hoạt động thực hành : 
Hướng dẫn HS ôn tập – thực hành
- GV yêu cầu: “ Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I ”
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm. 
- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
 C. Hoạt động ứng dụng:
- HS thực hành gấp các sản phẩm đã học và trang trí theo ý thích
2 học sinh nhắc lại.
- HS quan sát lại các mẫu 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành – hoàn thành một sản phẩm tự chọn.
- Trình bày sản phẩm theo nhóm.
- HS theo dõi, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS thực hiện
Thủ công: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN.
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Học sinh biết làm quạt giấy tròn.
Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật.
Giáo dục học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi.	
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mẫu đồng hồ để bàn
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
GV giới thiệu quạt mẫu, cc bộ phận làm quạt tròn, sau đó đặt câu hỏi định hướng quan sát, rút ra nhận xét cách gấp quạt.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
 Bước 1: Cắt giấy
 Bước 2: Gấp, nan quạt.
 Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
B Hoạt động thực hành: 
GV tổ chức cho học sinh thực hnh theo nhóm.Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
 Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. Giáo viên chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ tại lớp và khen ngợi học sinh có sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật.
Giáo viên đánh giá sản phảm của học sinh.
C Hoạt động ứng dụng: 
Thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí theo ý thích
- Học sinh quan sát.
- HS theo dõi, ghi nhớ
Học sinh thực hành theo nhóm.
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
HS thực hiện
Thủ công : GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối.
HS yêu thích việc gấp hình.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu tàu thuỷ hai ống khói. Quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: HS quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu.
Giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy màu.
-GV nêu câu hỏi định hướng quan sát cho HS. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
* Giải thích: Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thủy trong thực tế. Tàu thủy trong thực tế được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều.
- Liên hệ thực tế về tác dụng của tàu thuỷ: Tàu thủy dùng để chở hàng hoá, hành khách trên sông, biển
Tàu thủy hai ống khói được gấp bằng vật liệu gì?
- GV treo tranh quy trình để HS quan sát.
- Hướng dẫn thao tác mẫu.
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. (Hình 2).
Bước 3: Gấp tàu thuỷ hai ống khói.
-Gọi 1 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
B. Hoạt động thực hành: 
 - GV tổ chức cho HS thực hành.
 - GV quan sát HS ở các nhóm, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng, giúp đỡ những em gấp chưa đúng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS nhận xét các sản phẩm trưng bày trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. 
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà em giới thiệu sản phẩm tàu thủy hai ống khói của em gấp cho cả nhà xem.
- Gấp thêm một tàu thủy hoặc một sản phẩm khác mà em thích.
-Quan sát mẫu.
- Quan sát – trả lời.
- HS theo dõi
-1 em lên bảng làm - cả lớp quan sát.
- HS thực hành.
-HS lên trưng bày sản phẩm của mình.
Lớp theo dõi.
- HS thực hiện
Thủ công : CẮT, DÁN CHỮ V
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
HS nắm cách kẻ, cắt, dán chữ V
Kẻ, cắt, dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật. 
HS thích cắt, dán chữ.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Đồ dùng thủ công.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Hoạt động cơ bản: 
Hoạt động 1: HS quan sát nhận xét mẫu: 
-Giới thiệu mẫu mẫu các chữ V và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận 

File đính kèm:

  • docxTONG_HOP_GIAO_AN_THU_CONG_3_VNEN.docx