Giáo án môn Tập đọc Lớp 4 - Tiết 40: Trống đồng Đông Sơn - Lê Tuấn Quân

Đoạn 2:

- Hình tượng con người được miêu tả trên trống đồng như thế nào?

( Con người hòa với thiên nhiên: lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh Bên cạnh con người là những cánh cò, chim Lạc, chim Hồng, đàn cá bơi lội )

ý 2: Hình tượng con người được miêu tả trên trống đồng.

- Vì sao có thể nói trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?

( Trống đồng Đông Sơn đa dạng, với những nét hoa văn trang trí đẹp là sự ngợi ca con người. Trống đồng là một cổ vật phản ánh trình độ văn minh của người Việt từ xa xưa, là một bằng chứng nói lên rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững.)

 Đại ý: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tập đọc Lớp 4 - Tiết 40: Trống đồng Đông Sơn - Lê Tuấn Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường Đoàn Thị Điểm
 Thứ ngày tháng 1 năm 2006
GV : Lê Tuấn Quân
Lớp 4E
 Tập đọc Tiết 40 - Tuần 20
Trống đồng Đông Sơn
I. Mục tiêu 
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần HS hay phát âm sai. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi nền văn minh văn hoá Đông Sơn - nền văn hoá của một thời kì cổ xưa của dân tộc.
2. Hiểu nghĩa các từ trong bài: văn hoá Đông Sơn, sưu tập, hoa văn, chủ đạo, tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về nền văn hoá Đông Sơn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’
 1'
 7'
 12'
 13'
 2'
A. Mở đầu
- Đọc bài Bốn anh tài ( phần tiếp theo).
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã ( Thanh Hoá) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó các nhà khảo cổ đã đến đây khai quật và sưu tập thêm hàng trăm cổ vật đủ loại. Các cổ vật này thể hiện trình độ văn minh của người Việt xưa. Địa điểm này thuộc đất Đông Sơn, Thanh Hoá, nên sau đó có tên gọi là văn hoá Đông Sơn. Trong bài học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về một số cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn. Đó là Trống đồng Đông Sơn.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc
- Có thể chia thành 2 đoạn cho HS luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến " hươu nai có gạc"
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Từ ngữ khó đọc:
- Từ ngữ: sưu tập, hoa văn, chủ đạo. tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng. 
b)Tìm hiểu bài.
Đoạn 1: 
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
( Đa dạng về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.)
ý 1:Trống đồng Đông Sơn rất đa dạng
Đoạn 2:
- Hình tượng con người được miêu tả trên trống đồng như thế nào?
( Con người hòa với thiên nhiên: lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linhBên cạnh con người là những cánh cò, chim Lạc, chim Hồng, đàn cá bơi lội) 
ý 2: Hình tượng con người được miêu tả trên trống đồng.
- Vì sao có thể nói trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta? 
( Trống đồng Đông Sơn đa dạng, với những nét hoa văn trang trí đẹp là sự ngợi ca con người. Trống đồng là một cổ vật phản ánh trình độ văn minh của người Việt từ xa xưa, là một bằng chứng nói lên rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững.)
 Đại ý: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam
Đọc diễn cảm
- Giọng cảm hứng tự hào, ca ngợi nền văn minh văn hoá Đông Sơn . 
- Chú ý đọc nhấn nhấn giọng, ngắt hơi ở đoạn văn sau:
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là vị trí chủ đạo của hình tượng con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động,/ đánh cá, / săn bắn. // Con người đánh trống, thổi kèn.// Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương/ và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh// Đó là con người thuần hậu, / hiền hoà, / mang tính nhân bản sâu sắc.///
- Nhiều HS luyện đọc.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân; chuẩn bị bài tập đọc tiết sau : Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
* Phương pháp kiểm tra đánh giá
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Một vài HS nhận xét.
- GV đánh giá, cho điểm.
* Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu bài
* PP thực hành, đàm thoại
- 2 HS đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 2HS đọc cả bài.
- HS nêu từ ngữ khó đọc
- HS luyện đọc từ khó ( cá nhân, đồng thanh )
- 1 HS đọc chú giải
- Một số HS giải nghĩa các từ được chú giải trong SGK
- GV đọc toàn bài một lần. 
*/Phương pháp thảo luận trao đổi.
- GV tổ chức cho HS đọc, trao đổi nhóm về nội dung bài học dựa theo các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng điều hành cuộc thảo luận
+ HS từng nhóm đọc thầm đoạn đầu, thảo luận, trả lời câu hỏi 1
+ GV gọi 2,3 HS đại diện cho các nhóm trả lời. Sau đó, GV chốt lại.
 - HS từng nhóm đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 2, 3
- Đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét, chốt lại.
- HS phát biểu tự do. GV chốt lại.
* Cả lớp trao đổi tìm đại ý của bài.
- Cuối cùng, GV yêu cầu HS nói đại ý của bài.
*/ Phương pháp luyện tập thực hành..
- GV đọc diễn cảm bài văn
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm để bình chọn HS đọc hay nhất.
- GVgọi nhiều HS đọc diễn cảm : đọc từng đoạn, cả bài.
- Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_4_tiet_40_trong_dong_dong_son_le_tua.doc