Giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Cây đa quê hương
Gọi 3 H đọc nối tiếp 3 đoạn của bài tập đọc “ Kho báu ”
- Vậy câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?
-Yêu cầu H nhận xét
- G nhận xét chấm điểm
- G nhận xét chung
?&@ TẬP ĐỌC CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG I.MỤC TIÊU - Đọc đúng và rõ ràng , biết nghỉ hơi sau dấu chấm , ngắt hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ - Bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài - Hiểu nghĩa các từ : thời thơ ấu , cổ kính , chót vót , li kì , tưởng chừng , lững thững - Hiểu nội dung bài : Vẻ đẹp của cây đa quê hương và tình cảm của tác giả đối với cây đa , với quê hương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh ảnh minh họa Sgk III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ ( 3 – 5’ ) - Gọi 3 H đọc nối tiếp 3 đoạn của bài tập đọc “ Kho báu ” - Vậy câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ? -Yêu cầu H nhận xét - G nhận xét chấm điểm - G nhận xét chung B. BÀI MỚI Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1 – 2’ ) - Cho H quan sát tranh về cây đa - Bức tranh vẽ gì ? G : Đây chính là cây đa . Đối với những bạn nhỏ sống ở thành phố , còn lạ lẫm đối với loài cây này . Nhưng với các bạn nhỏ ở nông thôn, cây đa từ lâu đã gắn liền với thời thơ ấu của các bạn. Vậy vẻ đẹp cây đa ở làng quê ra sao ? Tình cảm của các bạn nhỏ dành cho cây như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc “ Cây đa quê hương ” / SGK – 93 -Yêu cầu H nhắc lại tên bài Hoạt động 2 : Luyện đọc đúng ( 15 – 17’ ) G chia đoạn : gồm 2 đoạn + Đoạn 1 : Từ đầu đến “ đang cười đang nói ” + Đoạn 2 : Từ “ Chiều chiều ” đến “ yên lặng ” - Bây giờ , cô sẽ hướng dẫn cả lớp luyện đọc từng đoạn . Đoạn 1 : Từ đầu đến “ đang cười đang nói ” - Đọc đúng phụ âm đầu n, l trong từ nổi lên , quái lạ ở câu thứ 6 đoạn 1 (viết B) , đọc ngắt sau từ mặt đất => Gv đọc “ Rễ cây nổi lên mặt đất /thành những hình thù quái lạ , như những con rắn hổ mang giận dữ ” .. - Yêu cầu H đọc câu 6 - Câu văn cuối cùng phát âm đúng từ có phụ âm đầu l trong các từ gẩy lên , li kì . Ngoài ra đây là một câu văn dài , khi đọc , ngắt cho cô sau các từ : li kì , đang cười - G đọc mẫu - Yêu cầu H đọc câu cuối cùng - Điệu nhạc li kì là điệu nhạc như thế nào ? - Trong câu văn em vừa đọc có từ tưởng chừng . Vậy em hiểu như thế nào là tưởng chừng ? - Ngoài ra để đọc tốt đoạn 1 . em cần hiểu nghĩa cho cô từ thời thơ ấu . Theo em , thời thơ ấu là thời nào ? * G : Như vậy ở đoạn 1 chúng ta đọc với giọng nhẹ nhàng tình cảm , ngắt nghỉ sau dấu câu và sau những cụm từ cô vừa hướng dẫn - G đọc mẫu - Yêu cầu H đọc lại Đoạn 2 : Từ “ Chiều chiều ” đến “ yên lặng ” - Ở đoạn 2 câu 3, chú ý đọc đúng từ “lững thững ” , nặng nề và chú ý ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy => Ai có thể đọc tốt câu này? (Mời 1 HS khá đọc) “Xa xa, giữa cánh đồng , đàn trâu ra về , lững thững từng bước nặng nề” => Mời 1 bàn đọc lại * Đoạn 2 chú ý đọc nhẹ nhàng ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu , giọng đọc đôi lúc lắng lại thể hiện sự hồi tưởng mà cô hướng dẫn . - G đọc đoạn 2 -Yêu cầu H đọc lại đoạn 2 Đọc nối tiếp -Yêu cầu H đọc nối tiếp 2 đoạn Đọc toàn bài Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng tình cảm thể hiện tình yêu của tác giả đối với cây đa cổ thụ , với quê hương , nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của cây đa -Yêu cầu H đọc toàn bài => Chuyển ý: Cô vừa hướng dẫn các em luyện đọc bài TĐ, bây giờ cả lớp mình cùng chuyển sang phần tìm hiểu bài nhé! Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài ( 10 – 12’ ) Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và cho cô biết : -Những từ ngữ ,câu văn nào cho biết cây đa sống đã rất lâu? - Yêu cầu H nhận xét, bổ sung - Kể về cây đa ở quê hương mình , tác giả thấy nó giống như một tòa cổ kính hơn là một thân cây . Vậy em hiểu vẻ đẹp cổ kính là vẻ đẹp như thế nào? - Cây đa đã sống nghìn năm tuổi rồi nên nó mang những vẻ đẹp rất cổ kính, vừa trang nghiêm nhưng lại vừa thân thuộc . Vậy các bộ phận của cây đa như thân , cành , ngọn, rễ được được tác giả tả bằng những hình ảnh nào? Hãy suy nghĩ và trả lời CH 2? - Yêu cầu H trả lời - Yêu cầu H nhận xét bổ sung - Cao chót vót là cao như thế nào ? G : Như vậy chúng ta vừa cùng nhau trả lời câu hỏi số 2 . Hãy Thảo luận nhóm đôi và trả lời tiếp câu hỏi 3 . -Yêu cầu H nêu yêu cầu câu hỏi 3 - Đọc mẫu - Thân cây được tả bằng từ ngữ nào ? - Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi làm tiếp với các bộ phận - Yêu cầu H cử đại diện nhóm trình bày theo dãy - Yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung - G nhận xét chung G : Qua đoạn 1 tác giả đã cho chúng ta thấy hình ảnh một cây đa cổ thụ nghìn năm tuổi với vẻ đẹp thật cổ kính. Ngồi dưới gốc đa, tác giả còn thấy làng quê của mình có những cảnh đẹp thanh bình nào nữa ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua đoạn 2 . -Yêu cầu 1H đọc to đoạn 2 , cả lớp đọc thầm -Ngồi hóng mát ở gốc đa , tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương ? - Yêu cầu H nhận xét bổ sung - Trong những hình ảnh các em vừa tìm được , có nhắc đến hình ảnh đàn trâu lững thững ra về . Vậy em hiểu bước đi lững thững là bước đi như thế nào ? - Qua cách miêu tả của tác giả , cảnh làng quê hiện lên thật thanh bình yên ả . Có đồng lúa vàng gợn sóng , có những đàn trâu bước đi lững thững dưới ánh chiều tà . Tất cả những hình ảnh đó gợi cho chúng ta thấy tình yêu của tác giả đối với quê hương rất tha thiết, đậm sâu . - Hoạt động 4 : Luyện đọc lại ( 8’ ) Vậy là cô đã vừa giúp các em tìm hiểu bài tập đọc “ Cây đa quê hương ” . Sau khi tìm hiểu xong , cô chắc chắn rằng các em sẽ đọc hay hơn . Khi đọc bài , các em cần nhớ đọc với giọng nhẹ nhàng tình cảm , đôi chỗ lắng lại thể hiện sự hồi tưởng của tác giả . Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm vẻ đẹp của cây đa , của làng quê - G đọc mẫu - Yêu cầu H đọc lại từng đoạn trong bài - Yêu cầu H đọc đoạn mình thích - Yêu cầu H đọc cả bài - G nhận xét cho điểm C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ ( 3 – 5’ ) - Qua bài tập đọc , chúng ta đã được thấy tình yêu của tác giả đối với quê hương của mình rất tha thiết và đậm sâu . Còn các em ? Cô đã đọc những bài văn của các em viết về mùa hè rất là hay . Rất nhiều bạn kể về kì nghỉ hè của mình với những chuyến du lịch thú vị , đặc biệt là được về thăm quê , thăm ông bà . Vậy khi về thăm quê , những cảnh đẹp nào của quê hương gây cho em ấn tượng nhất ? Hãy kể lại cho cô và các bạn nghe nào . (Khi HS kể, Gv có thể dừng lại hỏi 1, 2 HS như: + Em có cảm nhận gì khi ngắm cánh đồng lúa chín vàng của quê mình? + Khi ngắm nhìn những đàn cò trắng (dòng sông quê mình) em cảm thấy thế nào? = > Chốt: Các em ạ: “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ 1 mà thôi, quê hương nếu ai ko nhớ, sẽ ko lớn nổi thành người” - 3 H đọc nối tiếp bài tập đọc - Ai chăm chỉ lao động sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc - 1 H nhận xét - H quan sát - Cây đa - H lắng nghe -1 bàn nhắc lại tên bài -H lắng nghe - 1 bàn đọc -1 bàn đọc -Là lạ và hấp dẫn - Là nghĩ như là , ngỡ là -Là lúc còn là trẻ con -H lắng nghe -H lắng nghe - 1 dãy đọc lại -H lắng nghe , nhận xét - 2 H đọc câu 3 - H lắng nghe - 3 – 4 H đọc đoạn 2 -1 – 2 lượt đọc nối tiếp -1 H đọc lại cả bài -H đọc thầm đoạn 1 - Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu chúng tôi , tòa cổ kính - Nhận xét, bổ sung, nhắc lại - cũ , có vẻ đẹp trang nghiêm + thân : tòa cổ kính , 9 – 10 đứa bé ôm + cành : lớn hơn cột đình + ngọn : chót vót giữa trời xanh + rễ : nổi lên mặt đất - H nhận xét bổ sung - Cao, vượt lên hẳn mọi vật xung quanh -1 H nêu yêu cầu - 1 H đọc mẫu - Thân cây được tả bằng từ rất to - H thảo luận theo nhóm bàn - H trình bày theo dãy +Thân cây rất to / đồ sộ + Cành cây rất lớn / to lắm + Ngọn cây rất cao / cao vút + Rễ cây ngoằn ngoèo / kì dị - 1 nhóm khác nhận xét - H lắng nghe -1 H đọc đoạn 2 -lúa vàng gợn sóng , đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu - H nhận xét bổ sung -Là bước đi chậm , đi từng bước một - H lắng nghe - H đọc đoạn 1 hoặc đoạn 2 -H đọc đoạn mình thích - 1 – 2 H đọc cả bài - H tự kể lại theo cảm nhận của mình Giáo viên hướng dẫn
File đính kèm:
- Tap_doc_2_Cay_da_que_huong.doc