Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Liên
I. Mục tiêu
1.Kiến thức :
- Học sinh hiểu đ¬ược khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên.
- Nắm đ¬ược chuỗi thức ăn, lư¬ới thức ăn, cho được VD.
- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
2.Kỹ năng :
- Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình, so sánh , khái quát hoá.
- PTNL : quan sát kênh hình, so sánh , khái quát hoá KT.
3.Thái độ : - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to H 50.1; 50.2 SGK.
- Một số tranh ảnh và tài liệu về các hệ sinh thái điển hình
III. Tiến trình bài giảng :
A. Khởi động .
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Cho ví dụ ?
Câu 2 : Phân biệt quần xã và quần thể sinh vật ?
gang thép. - Nhà máy giấy .. - Xăng , dầu , than đá - Xăng , dầu , than đá. - Xăng , dầu , than đá 3. Sinh hoạt : - Đun nấu - Chế biến thực phẩm - Than , củi, ga , rơm rạ .. - Than , củi, ga , rơm rạ .. - GV đổi chéo bài làm của các nhóm và công bố biểu điểm. - Làm đúng và đầy đủ mỗi hoạt động được 3 điểm , trình bày sạch sẽ, đẹp được cộng thêm 1 điểm. - GV gọi các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bài làm của nhóm. - Em hãy kể những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm gây ô nhiễm không khí ? GV liên hệ thực tế : Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm không khí . Hiện nay trên thị trường có bán loại bếp nấu không có khói đã góp phần giảm ô nhiễmmôi trường. - Em hãy cho biết nguyên nhân nào gây ra mưa axit ? Như vậy : Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây: Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít, lưu huỳnh triôxít. S + O2 → SO2 Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít, lưu huỳnh triôxít với nước tạo ra axit sufurơ và axít sulfuric SO2 + H2O → H2SO3 SO3 + H2O → H2SO4 Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít. Còn đối với Nitơ: N2 + O2 → 2NO; 2NO + O2 → 2NO2; 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít. - Mưa axit gây ra hậu quả gì ? Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người. - Em hãy cho biết nguyên nhân nào gây ra hiện tượng nước biển dâng ? Hậu quả của hiệu ứng nhà kính là gì ? + Sự nóng lên của Trái Đất ? - Các em hãy quan sát một vài hình ảnh về hiệu ứng nhà kính và hậu quả của nó. Trước tình hình đó chúng ta phải làm gì? - Để góp phần vào việc hạn chế ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thì :Chúng ta tham gia vào hoạt động giờ traí đất (trong tiếng Anh giờ traí đất gọi là gì ? ) -Thông điệp của hoạt động giờ tráí đất là gì ? - GV cung cấp thông tin: tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong vòng 1 giờ từ 8h30 đến 9h30 tối vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng ba hàng năm - Cả lớp làm bài tập : Giả sử trong 1h mỗi gia đình ở phường Long Sơn sử dụng hết 0,5KW điện , thì trong 1h trên phường Long Sơn tiết kiệm được bao nhiêu KW điện. Biết phường Long Sơn có : 1259 hộ dân. - Với giá điện hiện nay là :1380 đồng 1KW thì giờ Trái Đất địa bàn phường Long Sơn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền ? GV cung cấp thông tin : Giờ Trái Đất Việt Nam đã tiết kiệm được 140000 KW , tương đương với 132 triệu đồng Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần hưởng ứng phong trào chung tay tiết kiệm điện ở gia đình , ở cơ quan trường học tuy nó là những hành động nhỏ mà ý nghĩa rất lớn . Các em hãy quan sát hình 54.2 và cho biết : - Các hóa chất BVTV và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào ? - Các hóa chất BVTV và chất độc hóa học gây tác hại gì ? - Em hãy mô tả con đường phát tán các loại hóa chất đó ? - Ở địa phương chúng ta sử dụng những loại thuốc BVTV nào? - Khi sử dụng không đúng yêu cầu kỹ thuật các loại thuốc BVTV thì gây ra tác hại gì ? - Tại sao khi chúng ta ăn rau và các loại quả thường bị ngộ độc? - Các em hãy quan sát một số hình ảnh ô nhiễm do chất phóng xạ - Em hãy cho biết quân đội Mỹ bắt đầu rải chất độc da cam xuống Miền Nam Việt Nam vào ngày tháng năm nào ? Và hậu quả của nó như thế nào ? (Vì vậy người ta lấy ngày 10/ 8 hàng năm làm ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. ) GV cung cấp thêm thông tin : Từ năm 1961 tới năm 1971, quân đội Mỹ đã phun các hoá chất rụng lá chẳng hạn như chất độc da cam xuống một số vùng ở miền Nam Việt Nam với mục đích cho phép quân đội Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn phát hiện quân Giải phóng di chuyển trong rừng. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra chi tiết các tài liệu liên quan tới từng nhiệm vụ phun hoá chất rụng lá ở Việt Nam. Họ kết luận 100 triệu lít chất độc da cam đã được sử dụng chứ không phải là 70 triệu lít theo ước tính trước đây. Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam .Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, các nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý. Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm đioxin. Tác động lâu dài của chất độc da cam/điôxin không chỉ có 20 năm, mà có thể lên tới trên 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này cũng không chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người Qua quan sát các hình ảnh trên các em hãy thảo luận cá nhân2 phút và cho biết : - Các chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu? - Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào? Đại diện các nhóm trình bày. GV cung cấp thông tin :Thảm họa nổ nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản là 14.000 người tử nạn, Nhật Bản đã mất trên 100 tỷ đôla, ảnh hưởng quan trọng đến mức tăng trưởng kinh tế. Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 . Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ . Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus . Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Tổng thiệt hại về vật chất, bao gồm cả những chi phí sản xuất năng lượng điện sau khi đóng cửa nhà máy, khoảng 358 tỷ USD khi đó. WHO đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp, và ước tính rằng có khoảng 9.000 người, trong số gần 6.6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004.” -Quan sát một vài hình ảnh Ô nhiễm do các chất thải rắn Qua quan sát các em hãy thảo luận cá nhân5 phút theo nội dung các câu hỏi sau : - Các chất thải rắn có nguồn gốc từ đâu? - Các chất thải rắn gây nên tác hại như thế nào? GV gọi đại diện nhóm trình bày. Gv yêu cầu HS điền nội dung thích hợp vào bảng 54.2 những chất thải rắn gây ô nhiễm mà em thường gặp quanh nơi ở hoặc trên đường tới trường. HS hoạt động nhóm. GV gọi đại diện nhóm trình bày và GV công bố đáp án đúng. Tên chất thải Hoạt động thải ra chất thải - Giấy vụn , lọ thủy tinh , đồ nhựa .. - Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp Túi nilon, hồ, vữa xây nhà Sinh hoạt xây dựng nhà, công sở. Bông băng bẩn, kim tiêm Chất thải bệnh viện, sinh hoạt Gv yêu cầu HS làm nhanh bài tập sau : Bình quân 1 gia đình xã Nghĩa Hòa mỗi tuần đi chợ 3 lần , mỗi lần đi chợ như thế có khoảng 5 túi nylong . Tính tổng số túi nylong của một gia đình ở xã Nghĩa Hòa thải ra ngoài môi trường trong 1tháng ,một năm ? Như chúng ta đã biết , túi nylong là loại chất thải rắn ,nó không bị phân hủy khi vùi lấp trong đất .Vì vậy trong chiến tranh người ta có thể bọc thi thể bộ đội để chôn cất . Nếu như chúng ta đem đốt túi nylong gây ô nhiễm không khí và khói của nó rất độc. GV liên hệ : Gia đình nào đông người thì lượng rác thải sinh hoạt nhiều và Gia đình nào ít người thì ngược lại. Vì vậy , mỗi cặp vợ chồng cần thực hiện tốt KHHGĐ chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con dù trai hay gái để nuôi dạy cho tốt . Mặt khác , để nâng cao chất lượng cuộc sống , đồng thời giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường góp phần giảm ô nhiễm môi trường. GV chiếu H 54.5 , 54.6 cho HS quan sát Các em hãy quan sát H 54.5 , 54.6 thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau: -. Nguyên nhân của bệnh giun sán? - Cách phòng tránh bệnh sốt rét? - Nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh tả, lị? Gv gọi đại diện nhóm trình bày . - Em hãy cho biết nguyên nhân và tác hại do ô nhiễm do VSV gây bệnh ? - Theo em ở Thị xã Thái Hòa chúng ta, những nơi nào em cho là ô nhiễm môi trường ? GV chiếu một số hình ảnh ô nhiễm môi trường ở Thị xã Thái Hòa . - Bản thân em cần phải làm gì để góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường? GV yêu cầu HS làm bài tập củng cố sau : Chọn các từ sau để điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh câu sau : Chống ô nhiễm , diệt cỏ, phát triển, không đúng cách , sinh vật gây bệnh , hệ sinh thái. - Các loại thuốc trừ sâu , thuốc , diệt nấm ..dùng trong nông nghiệp , khi sử dụng và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ .và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. - Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài .cho người và động vật.. . Vì vậy mỗi chúng ta phải tích cực môi trường để phòng bệnh. II . Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường 1.Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt - Các khí độc hại:, CO, CO2, SO2, NO2 , SO3, P2O5, CFC ... và bụi Hậu quả: Một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống trái đất. Con người sống trên trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, nhiều bệnh tật di truyền,.. * Hiện tượng "thủng tầng ôzôn" ? Do các hoạt động trong công nghệ làm tủ lạnh, chất giặt tẩy, bình cứu hỏa , chất khí CFC Học sinh hoạt động nhóm và hoàn thành phiếu học tập . Đốt rác, nấu ăn bằng than đá , củi , ga. - Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ . Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như :lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). - Hậu quả là làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển, năng suất thấp, phá hủy các công trình kiến trúc . - ... - Do nồng độ khí CO2 trong không khí cao gây ra hiệu ứng nhà kính -> trái đất nóng lên -> băng tan -> nước biển dâng ). Băng tan ngập lụt vùng thấp. +Sinh vật bị tiêu diệt. + Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. + Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe con người bị suy giảm Hạn chế các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. - (Earth Hour) Giải : - Số điện mà phường Long Sơn tiết kiệm được : 0,5 x 1259 = 629,5 ( KW ) - Thực hiện giờ Trái Đất trên địa bàn phường Long Sơn đã tiết kiệm được: 629,5 x 1380 = 868.710(đồng ) 2.Ô nhiễm do hóa chất BVTV và chất độc hóa học: - Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật . - Tác hại : Gây bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Do sử dụng thuốc không đúng cách (sai loại thuốc, lạm dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, ...), thu hoạch rau, quả quá sớm sau khi phun thuốc và bán cho người tiêu dùng), rửa không sạch,. 3. Ô nhiễm do chất phóng xạ . Vào ngày 10/ 8/ 1961, quân đội Mỹ đã lần đầu tiên rải chất độc hóa học da cam ở miền Nam Việt Nam. 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ : - Nguồn gốc : Chất thải của các công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân. - Tác hại : Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư. . 4 . Ô nhiễm do các chất thải rắn. Nguồn gốc : Chất thải của các công trường xây dựng, chất thải từ khai thác khoáng sản, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải từ sinh hoạt gia đình . - Tác hại : gây ô nhiễm môi trường đất , nước , không khí. Giải : - Số túi nylong của các gia đình ở xã Nghĩa Hòa thải ra ngoài môi trường trong 1tháng: 3 x 5 x 30 = 450 (túi ) - Tổng số túi nylong của một gia đình ở xã Nghĩa Hòa thải ra ngoài môi trường trong 1 năm: 450 x 12 = 5400 (túi ) 5. Ô nhiễm do VSV gây bệnh . a. Nguyên nhân của bệnh giun sán : Do ăn thức ăn không nấu chín, không rửa sạch có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán ... b.Cách phòng tránh bệnh sốt rét : Tiêu diệt muỗi mang ký sinh trùng sốt rét: diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng đãng sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước để muỗi không sinh sản, ngủ phải mắc màn c.Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tả, lị : Do ăn thức ăn không vệ sinh, bị nhiễm các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.coli ... * Nguyên nhân: Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện... * Tác hại: Gây bệnh cho người do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém... - Thu gom và bỏ rác thải đúng nơi quy định, không vức rác bừa bãi ở khắp nơi. - Vệ sinh nhà ở, trường lớp, đường thôn xóm ...sạch sẽ - Trồng và chăm sóc cây xanh... - Tuyên truyền với mọi người về tác hại của ô nhiễm môi trường C. Củng cố : GV yêu cầu HS tổng kết bài học bằng bản đồ tư duy D.Vận dụng, mở rộng: - Bản thân em cần phải làm gì để góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường? - Theo em ở Thị xã Thái Hòa chúng ta, những nơi nào em cho là ô nhiễm môi trường . E. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 165. -------------------------------------------------- Ngày soạn : 15 / 05 / 2020 CHỦ ĐỀ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Tiết 53 : Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu 1.Kiến thức : Phân biệt và lấy được ví dụ minh hoạ các dạng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2.Kỹ năng : - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, khái quát, tổng hợp - PTNL : khái quát, tổng hợp KT và đưa ra nhận định và tiên đoán trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay và mai sau . 3.Thái độ : giáo dục ý thức bảo vệ môi trường , giữ gìn tài nguyên thiên nhiên II. Đồ dùng dạy và học - Tranh phóng to hình 58.1; 58.2 SGK. - Tranh ảnh tư liệu về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra 3. Bài học A. Khởi động: - Em hãy kể các dạng tài nguyên thiên nhiên mà em biết: - Than đá, quặng, dầu mỏ ... - Theo em tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao. B. Hình thành kiến thức : Hoạt động 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu Mục tiêu: HS phân biệt được dạng tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh, tài nguyên vĩnh cửu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận cá nhânvà hoàn thành bài tập bảng 58.1 SGK trang 173. - GV nhận xét, thông báo đáp án đúng bảng 58.1 1- b, c, g 2- a, e. i 3- d, h, k, l. - GV đặt câu hỏi hướng tới kết luận: - Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm của mỗi dạng? Cho VD? - Yêu cầu HS thực hiện s bài tập SGK trang 174. - Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta? - Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao? - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 58.1. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS dựa vào thông tin và bảng 58.1 để trả lời, rút ra kết luận: - HS tự liên hệ và trả lời: + Than đá, dầu lửa, mỏ thiếc, sắt, vàng... + Rừng là tài nguyên tái sinh vì bảo vệ và khai thác hợp lí thì có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác. Kết luận: - Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước...) + Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá, dầu mỏ...) + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường (năng lượng mặt trời, gió, sóng...) Hoạt động 2: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Mục tiêu: HS chỉ ra các biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước và rừng, liên hệ thực tế ở Việt Nam Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV giới thiệu 2 vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên + Cần tận dụng triệt để năng lượng vĩnh cửu để thay thế dần năng lượng đang bị cạn kiệt dần và hạn chế ô nhiễm môi trường. + Đối với tài nguyên không tái sinh, cần có kế hoạch khai thác thật hợp lí và sử dụng tiết kiệm. + Đối với tài nguyên tái sinh: đất, nước, rừng phải sử dụng biết cánh thì mới có khả năng phục hồi. - GV giới thiệu về thành phần của đất: chất khoáng, nước, không khí, sinh vật. -Yêu cầu HS: - Nêu vài trò của đất? - Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất? - GV cho HS làm bảng 58.2 và bài tập mục 1 trang 174. - Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên đất? - Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người và sinh vật? - HS trả lời, GV nhận xét và rút ra kết luận. Cho HS quan sát H 58.2 - Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước? Cho HS làm bài tập điền bảng 58.3, nêu nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục. - Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì? -Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên như thế nào? - Sử dụng tài nguyên nước như thế nào là hợp lí? - HS tiếp thu kiến thức. - Mục 1. + HS nghiên cứu thông tin mục 1 và trả lời: + Tài nguyên đất đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trễi, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm đất. - HS thảo luận cá nhânhoàn thành bài tập. + Đánh dấu vào bảng kẻ sẵn trong vở bài tập. + Nước chảy chậm vì va vào gốc cây và lớp thảm mục " chống xói mòn đất nhất là ở những sườn dốc. - HS dựa vào vốn hiểu biết để nêu được: Nước là thành phần cơ bản của chất sống, chiếm 90% lượng cơ thể sinh vật, con người cần nước sinh hoạt (25o lít/ 1 người/ 1 ngày) nước cho hoạt động công nghịêp, nông nghiệp... + Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt. + Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùa màng, hạn hán, không đủ nước cho gia súc. + Trồng rừng tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm. - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. - HS dựa vào vốn kiến thức của mình để trả lời câu hỏi. Kết luận: 1. Sử dụng hợp lí tài
File đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020_dang.doc