Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Bài 54: Ô nhiễm môi trường
Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ ở sgk
Các chất khí thải gây độc đó là khí gì?
Các chất khí độc thải ra từ các hoạt đôịng nào? ( Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng 56.1 sgk tr 162)
Giáo viên chữa bảng bằng cách thu bảng phụ các nhóm gắn lên bảng lớp
Giáo viên đánh giá các nhóm
Ở địa phương em có hoạt động đốt cháy gây ô nhiễm không? Nếu có em làm gì trước tình hình đó ?
Trong gia đình việc đốt cháy nhiên liệu như than, củi, gas . . sinh ra khí CO2, chất này tích tụ gây ô nhiễm. Vậy trong gia đình phảicó biện pháp thông thoáng khí để tránh khí độc
Giáo viên treo tranh 56.2 cho học sinh quan sát
Các chất bảo vệ thực vật, chất độc hoá học tích tụ trong môi trường nào? Mô tả con đường phát tán các loại hoá chất đó ?
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 54.3, 54.4 sgk tr 163
Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
Bài 54 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG I.Mục tiêu: 1 Kiến thức: Học sinh nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường Học sinh hiểu được hiệu quả phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm, khái quát háo kiến thức 3 Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh thu thập về vấn đề ô nhiễm môi trường III. Hoạt động dạy học: Kiểm tra: Trình bày nguyên nhân gây suy thoái môi trường do hoạt động của con người Bài mới; Giáo viên giới thiệu bài Ô nhiễm môi trường là gì? Theo em ô nhiễm môi trường là gì? Em thấy ở đâu môi trường bị ô nhiễm? Do đâu môi trường bị ô nhiễm ? Giáo viên cho học sinh trả lời, nhận xét, sửa chữa, bổ sung Học sinh trao đổi, thống nhất ý kiến yêu cầu học sinh nêu được: Môi trường bị bẩn. Có khí độc hại., thay đổi các yếu tố trong môi trường như thành phần trong nước, thành phần không khí Kết luận: Ô nhiễm môi troường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người và hoạt động tự nhiên II: Các tác nhân gây ô nhiễm Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ ở sgk Các chất khí thải gây độc đó là khí gì? Các chất khí độc thải ra từ các hoạt đôịng nào? ( Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng 56.1 sgk tr 162) Giáo viên chữa bảng bằng cách thu bảng phụ các nhóm gắn lên bảng lớp Giáo viên đánh giá các nhóm Ở địa phương em có hoạt động đốt cháy gây ô nhiễm không? Nếu có em làm gì trước tình hình đó ? Trong gia đình việc đốt cháy nhiên liệu như than, củi, gas . . sinh ra khí CO2, chất này tích tụ gây ô nhiễm. Vậy trong gia đình phảicó biện pháp thông thoáng khí để tránh khí độc Giáo viên treo tranh 56.2 cho học sinh quan sát Các chất bảo vệ thực vật, chất độc hoá học tích tụ trong môi trường nào? Mô tả con đường phát tán các loại hoá chất đó ? Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 54.3, 54.4 sgk tr 163 Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu? Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào? Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng54.1 sgk tr 164 Giáo viên sửa bài bằng cách thu bảng phụ cho học sinh nhận xét Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu? Nguyên nhân gây bệnh giun sán., sốt rét, tả, lỵ . . . Để phòng tránh bệnh do vi sinh vật gây ra chúng ta có biện pháp gì? Học sinh nghiên cứu sgk trả lời: Chất khí gây độc là khí CO2, SO2 , NO2 , bụi Các nhóm hoàn thành bảng cử đại diện gắn lên bảng , các nhóm khác nhận xét Những nơi có chất khí gây ô nhiễm do đốt than, củi, xưởng sản xuất. . . Chất bảo vệ thực vật, chất độc hoá học tích tụ trong môi trường đất, nước, không khí Con đường phát tán Hoá chất theo nước mưa thấm vào đất,tích tụ ô nhiễm nguồn nước ngầm Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật Chất phóng xạ được thải ra từ nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân, . . Chất phóng xạ vào cơ thể người, và động vật thông qua chuỗi thức ăn Học sinh nghiên cứu sgk và hình 54.5, 54.6 tr 164 , 165 Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ nước thải, chất thải bệnh viên, phân, . . . chưa qua xử lí Phòng bệnh bằng cách ăn uống vệ sing Kết luận: 1 Ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt Các chất khí thải ra do đốt cháy các nhiên liệu như xăng, dầu, khí đốt, than, củitừ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt thải ra CO2 , NO2 , SO2. và do một số hoạt động tự nhiên như núi lửa, lốc gây ô nhiễm không khí 2 Ô nhiễmdo hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học: Các chất độc hóa học có trong chiến tranh, các loại thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, con người sử dụng không đúng cách, quá liều lượng sẽ tác động đến toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Các chất hoá học độc hại được phát tán theo các con đường và tích tụ Hoá chất ( Dạng hơi) ® nước mưa® đất® tích tụ ® ô nhiễm mạch nước ngầm ® tích tụ Hoá chất ( dạng hơi ) ® nước mưa ® ao, sông, biển ® tích tụ Hoá chất ngấm vào cơ thể sinh vật ® tích tụ 3 Ô nhiễm do chất phóng xạ: Nguyên nhân: Do chất thải công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân Tác hại: Gây đột biến ở người và sinh vật .Gây một số bệnh di truyền 4 Ô nhiễm do chất thải rắn: Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: Đồ nhựa. Giấyvụn, mảnh cao su. Bông kim tiêm y tế. . . .được thải ra trong hoạt động sản xuất xây dựng, công nghiệp, khai khoáng, nông nghiệp, xây dựng, y tế, sinh hoạt. 5 Ô nhiễm do vi sinh vât Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí ( Phân, nước thải, chất thải bệnh viện . . . ) Sinh vật gây bệnh vào cơ thể gây bệnh cho người do một số thói quen sinh hoạt như ăn gỏi cá, ngủ không mắc màn, ăn thịt tái . . . Câu hỏi: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Câu 2: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Môi trường là: A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm Câu 2: Luật Bảo vệ môi trường qui định: "Cần quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường" có tác dụng gì ? A. Chất thải được thu gom lại đúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường. B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt. C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch. D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch. Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước? A. Nước thải không được xử lí. B. Khí thải của các phương tiện giao thông. C. Tiếng ồn của các loại động cơ. D. Động đất. Câu 4: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường qui định: A. Có thể đưa trực tiếp ra môi trường B. Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này sang nơi khác C. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. D. Chôn vào đất.
File đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_bai_54_o_nhiem_moi_truong.docx