Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Bài 49: Quần xã sinh vật
III.Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể trong quần thể dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học
Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT I.Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gian nhất định, chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trương sống của chúng .Quần xã SV có cấu trúc tương đối ổn định VD: Quần xã rừng mưa nhiệt đới II.Những dấu hiệu điển hình của một quần xã Dấu hiệu cơ bản của quần xã sinh vật là: số lượng và thành phần các loài sinh vật Số lượng các loài được đánh giá qua độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp . . Thành phần các loài được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng III.Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã - Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. - Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể trong quần thể dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể: A. Mật độ B. Tỉ lệ tử vong C. Tỉ lệ đực cái D. Độ đa dạng. 2: Cân bằng sinh học là hiện tượng số lượng cá thể trong quần xã A. tăng dần do sinh sản. B. luôn thay đổi theo môi trường. C. giảm dần. D. được khống chế ở một mức độ phù hợp với môi trường sống. 3. Mức độ phong phú về loài nói lên: A. Độ nhiều B. Độ đa dạng C. Độ thường gặp D. Độ thích nghi 4. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng B. Một hồ tự nhiên C. Một đàn chuột đồng D. Một ao cá
File đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_bai_49_quan_xa_sinh_vat.docx