Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Bài 47: Quần thể sinh vật

III.Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở. thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể.

- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Bài 47: Quần thể sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: HỆ SINH THÁI
Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
 I.Thế nào là một quần thể sinh vật?
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
Ví dụ: tập hợp các con nai ở dãy núi trường sơn.
 Tập hợp các cây thông ở Đà lạt
II.Những đặc trưng cơ bản của quần thể
1. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
2. Thành phần nhóm tuổi
- Có 3 nhóm tuổi: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
- Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi.
3. Mật độ quần thể
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
III.Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể.
- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1.Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
A. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ C. Các cây xanh trong một khu rừng
B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa
2. Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể SV trên một đơn vị gì?
	A. Một đơn vị diện tích hay thể tích. C. Một đơn vị diện tích.
	B. Một khu vực nhất định D. Một khoảng không gian rộng lớn
3. Dấu hiệu nào sau đây không phảo là dấu hiệu đặc trưng của quần thể
	A. Mật độ.	B. Cấu trúc tuổi.	C. Độ đa dạng. 	D. Tỉ lệ đực cái.
4. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, ở một thời gian nhất định là
A. quần xã sinh vật.	B. hệ sinh thái.	C. quần thể sinh vật.	D. tổ sinh thái.	
5. Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?
A. Các con nai ở rừng Trường sơn .       B. Đàn cá sống ở sông
C. Đàn chim sống trong rừng.               D. Đàn chó nuôi trong nhà.
6. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_bai_47_quan_the_sinh_vat.docx