Giáo án môn Sinh học Lớp 6 (Bản 2 cột)

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.

- Xác định con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.

- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những kiều kiện nào.

2.Kĩ năng:

- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu mà SGK đã đề ra.

3.Thái độ:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.GD ý thức bảo vệ một số ĐV trong đất, bảo vệ đất, chống ô nhiễm môi trường

II.Phương tiện:

- Mẫu vật: chậu cây đã tiến hành thí nghiệm, trang 11.1 SGK.hoặc tranh vẽ

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Cấu tạo miền hút của rễ gồm mấy phần? Chức năng của từng phần?

3. Bài mới

 

doc139 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 6 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÌNH DẠY HỌC
- GV ổn định lớp, nhắc nhở HS trước khi làm bài
- GV phát đề thi và theo dõi HS làm bài
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I SINH 6
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1 
Tế bào thực vật
Nêu được cấu tạo tế bào thực vật.
Số câu: 1
1
Số điểm: 2đ (20%)
2(100%)
Chủ đề 2 
Rễ
Kể tên các miền của rễ và nêu được chức năng của từng miền. 
Số câu: 1
1
Số điểm : 3đ (30%)
3(100%)
Chủ đề 3 
Thân
Hiểu được thân dài ra là do đâu.
Vận dụng trả lời thực tế vì sao phải bấm ngọn tỉa cành ở một số loại cây trồng.
Số câu: 2
1
1
Số điểm : 2đ (20%)
1(50%)
1(50%)
Chủ đề 4
Lá
Hiểu được hô hấp là gì và nêu được ý nghĩa của hô hấp đối với cây trồng.
Số câu: 1
1
Số điểm: 3đ (30%)
3(100%)
Tổng câu 
2
2
1
Tổng điểm 10(100%)
5(50%)
4(40%)
1(10%)
PHOØNG GD KIEÂN HAÛI KIEÅM TRA CUOÁI HOÏC KYØ I
Tröôøng THCS An Sôn Naêm hoïc : 2015 – 2016
Soá phaùch
 Moân : Sinh Học 6
Hoï vaø teân hoïc sinh :......Lôùp 6A ..
Soá phaùch
Ñieåm ghi baèng soá
Ñieåm ghi baèng chöõ
Ñeà baøi:
Câu 1(2đ)
 Trình bày cấu tạo của tế bào thực vật?
Câu 2 (3đ)
 Rễ có mấy miền? Nêu chức năng của từng miền?
Câu 3 (2đ)
Thân cây dài ra là do đâu?(1đ)
Tại sao ở một số cây lấy gỗ và lấy sợi người ta phải tỉa cành còn cây ăn lá, ăn quả lại bấm ngọn?(1đ)
Câu 4 (3đ)
 Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
 BÀI LÀM
ĐÁP ÁN
Câu 1.
 Cấu tạo tế bào thực vật gồm:
 + vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
 + màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
 + chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan.
 + nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
 +không bào: chứa dịch tế bào.
 + lục lạp: 
Câu 2.
 Rễ có 4 miền:
- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền.
- Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
- Miền hút giúp rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
- Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ.
Câu 3.
 Thân dài ra do sự phân chia của các tế bào ở mô phân sinh ngọn.
 Ở cây lấy gỗ, lấy sợi ta thường tỉa cành để cây tập trung phát triển chiều cao cho nhiều gỗ, nhiều sợi.
 Ở cây lấy quả, hạt ta thường bấm ngọn để cây phát triển nhiều cành cho nhiều quả, hạt.
Câu 4.
 Hô hấp là quá trình cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
 Hô hấp có vai trò rất quan trọng đối với cây, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cây. nếu không có hô hấp cây sẽ chết.
Tuần 20 Ngày soạn:
Tiết 37 Ngày soạn:
Bài 30. THỤ PHẤN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn
- Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn .
- Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ
2.Kĩ năng:
Rèn luyện và củng cố các kĩ năng:
Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
Quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
3.Thái độ:
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài động vật vì chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa, duy trì nòi giống của các loài thực vật -> Bảo vệ đa dạng sinh học.Yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị.
- GV: SGK, giáo án.
- HS: Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công (Mẫu vật : hoa tự thụ phấn.
hoa thụ phấn nhờ sâu bọ)
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Tìm hiểu về hoa tự thụ phấn
và hoa giao phấn
Nêu được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn .
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trên máy chiếu
Yêu cầu học sinh thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
Giáo viên đặt vấn đề:
H: Hoa tự thụ phấn cần có những điều kiện nào? Đặc điểm của hoa tự thụ phấn?
Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận và thực hiện lệnh.
Giáo viên kết luận:
H: Thế nào là hoa giao phấn?
HĐ 2: Tìm hiểu về đặc điểm của hoa phụ phấn nhờ sâu bọ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu vật hình trên máy chiếu
Yêu cầu học sinh thực hiện lệnh sách giáo khoa trang 100
Giáo viên treo tranh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Giáo viên nhận xét, bổ sung -> Đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
* Tích hợp GDBVMT
I. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Học sinh quan sát trên hình
Thực hiện theo lệnh trong sách giáo khoa
Học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung -> Rút ra kết luận về đặc điểm hoa tự thụ phấn.
Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và thực hiện thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Học sinh đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung -> Rút ra kết luận về đặc điểm của hoa giao phấn
=> KL
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
- Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
- Hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác gọi là hoa giao phấn.
II. Đặc điểm của hoa phụ phấn nhờ sâu bọ
Học sinh quan sát mẫu vật + hình trên máy chiếu
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 100
Học sinh tiếp tục quan sát tranh
Học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả -> lớp nhận xét bổ sung -> rút ra kết luận về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
=> KL
Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có các đặc điểm sau:
+ Màu sắc sặc sỡ
+Hương thơm mật ngọt
+Hạt phấn có gai
+Đầu nhuỵ có chất dính
4. Cũng cố.
Đọc kết luận SGK
Thụ phấn là gì?
Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?
5. Dặn dò: Chuẩn bị hoa ngô, hoa bí ngôcho bài học sau
6. Bổ sung : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20 Ngày soạn:
Tiết 38 Ngày dạy:
Bài 30. THỤ PHẤN ( tiết 2 )
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng và tạo ra giống mới.
2. Kĩ năng:
Quan sát, thực hành.
3.Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây.
II. Phương tiện.
GV Mẫu vật:
+ Cây ngô có hoa, hoa bí ngô
+ Dụng cụ thụ phấn cho hoa
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. Thụ phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
3. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu vật và tranh vẽ hình 30.3, 30.4.
Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và cái?
+ Vị trí đó có ý nghĩa gì trong cách thụ phấn nhờ gió?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 101
Gợi ý: Nêu ý nghĩa của từng đặc điểm?
Giáo viên nhận xét
Giáo viên yêu cầu học sinh: So sánh đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa
Nhị hoa
Nhụy hoa
Đặc điểm khác
Tích hợp giáo dục môi trường:
Các loài động vật(đặc biệt là côn trùng) có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa, góp phần vào việc duy trì nòi giống của thực vật. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ động vật, bảo vệ đa dạng sinh học.
HĐ2: Tìm hiểu những ứng dụng kiến thức về thụ phấn
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục 4 sách giáo khoa trang 101
Đặt câu hỏi gợi ý:
+ Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?
+ Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
+ Các ứng dụng về sự thụ phấn?
- Giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh.
I. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
Học sinh quan sát mẫu vật và tranh vẽ
Trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên
Đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 101
Học sinh thảo luận nhóm giải thích ý nghĩa của từng đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
1,2 nhóm trình bày kết quả -> nhóm khác nhận xét bổ sung
-> Rút ra kết luận về đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
- Trao đổi thảo luận thống nhất đáp án so sánh theo yêu cầu của giáo viên
Kết luận:
Những cây thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm:
Hoa thường nằm ở ngọn cây.
Bao hoa thường tiêu giảm.
Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
Đầu nhuỵ thường có lông dính.
II. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn:
Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 101
Học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét bổ sung.
Trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên:
+ Khi gặp những điều kiện bất lợi của thời tiết( mưa nhiều, gió mạnh...) con người cần thụ phấn bổ sung cho cây
+ Con người có thể nuôi ong , trồng cây đúng thời vụ... để tăng khả năng thụ phấn.
+ Học sinh tự rút ra kết luận về những ứng dụng về thụ phấn của con người.
-> Kết luận:
Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao
4. Cũng cố.
Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì?
Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết?
5. Dặn dò.
Xem trước bài: “Thụ tinh, kết hạt và tạo quả”
Vẽ hình 31.1/SGK vào vở học
6. Bổ sung : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 21 Ngày soạn:
Tiết 39 Ngày soạn:
Bài 31. THỤ TINH KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh
Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính
Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa để hình thành quả và hạt sau khi thụ tinh
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm
Quan sát nhận biết
Vận dụng các kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây xanh
II. Phương tiện.
GV Mẫu vật:
+ Cây ngô có hoa, hoa bí ngô
+ Dụng cụ thụ phấn cho hoa
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? Cho ví dụ??
3. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự nảy mầm của hạt phấn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 31.1 , xem kĩ các chú thích.
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục 1
Đặt câu hỏi gợi ý: mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
Giáo viên kết hợp giải thích thêm.
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
HĐ 2: Tìm hiểu sự thụ tinh.
Yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin mục 2 sách giáo khoa
Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
Giáo viên nhận xét
HĐ 3: Tìm hiểu về sự kết hạt và tạo quả.
Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
Hướng dẫn học sinh thực hiện lệnh trong sách giáo khoa
Giáo viên nhận xét các ý trả lời của học sinh
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
Tích hợp GDMT:
Thụ tinh là một sự kiện quan trọng trong sinh sản hữu tính do vậy không nên hái hoa cần phải biết bảo vệ hoa để tô thêm vẻ đẹp của tự nhiên
I. Sự nảy mầm của hạt phấn
Học sinh quan sát tranh hình 31.1 + đọc chú thích và thông tin trong sách giáo khoa.
Đại diện nhóm mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn.
Học sinh rút ra kết luận
Hạt phấn rơi trên đầu nhụy hút chất nhầy trương lên và nảy mầm tạo ống phấn
II. Sự thụ tinh
- Học sinh tiếp tục đọc thông tin và quan sát hình 31.1
Thảo luận nhóm thực hiện lệnh trong sách giáo khoa
Rút ra kết luận về thụ tinh
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.
III. Kết hạt và tạo quả:
Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
Học sinh các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung
-> Rút ra kết luận về hình thành quả hạt
Sau khi thụ tinh:
+ Hợp tử phát triển thành phôi
+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi
+ Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt
4. Cũng cố.
Đọc kết luận sách giáo khoa. Đọc mục em có biết
Hãy kể những hiện tượng xảy ra trong quá trình thụ tinh? Hiện tượng nào là quan trọng nhất?
Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh?
Làm bài tập 1-2 trong vở bài tập
5. Dặn dò. Chuẩn bị bài “Các loại quả”: quả đu đủ, đậu hà lan, táo, chanh
6. Bổ sung : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 21 Ngày soạn:
Tiết 40 Ngày soạn:
Chương VII: QUẢ - HẠT
Bài 32. CÁC LOẠI QUẢ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành hai nhóm chính là: quả khô và quả thịt
2. Kĩ năng:
Quan sát, so sánh, thực hành
3. Thái độ:
Hình thành ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản; bảo toàn giống.
II. Phương tiện.
Giáo viên: Sưu tầm trước 1 số loại quả khô và quả thịt
Học sinh chuẩn bị theo nhóm:
+ Đu đủ, cà chua, táo chanh
+ Đậu hà lan, me, phượng, lạc
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
3. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm để phân chia các loại quả.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Đặt quả lên bàn quan sát kỹ -> xếp thành nhóm.
Hướng dẫn học sinh phân tích kĩ các bước của việc phân chia các nhóm quả.
Giáo viên nhận xét
Đặt vấn đề: Bây giờ chúng ta học cách phân chia quả theo tiêu chuẩn được các nhà khoa học định ra
HĐ 2:Tìm hiểu về các loại quả chính
a. Phân biệt các loại quả khô
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành hai nhóm chính là: quả khô và quả thịt
- Yêu cầu học sinh quan sát vỏ quả khô khi chín -> nhận xét và chia quả khô thành hai nhóm.
- Ghi lại đặc điểm của từng nhóm quả khô?
- Gọi tên hai nhóm quả khô
-> Giáo viên nhận xét.
b.Phân biệt các loại quả thịt:
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
- Hướng dẫn học sinh các nhóm thảo luận theo lệnh trang 106 sách giáo khoa
Nhận xét và rút ra kết luận.
Giáo dục: khi thu hoạch các loại quả hạt làm giống cần dựa vào đặc điểm của quả để bảo quản cho tốt
I. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả.
Quan sát mẫu vật, lựa chọn đặc điểm để chia quả thành các nhóm
Tiến hành phân chia quả theo đặc điểm nhóm đó chọn
Học sinh thảo luận theo lệnh trong sách giáo khoa
Báo cáo kết quả của các nhóm.
-> KL
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả khi chín để chia quả thành hai nhóm:
Quả thịt: khi chín có vỏ mềm, dày chứa nhiều thịt quả
Quả khô: khi chín có vỏ cứng, mỏng và khô
II. Các loại quả chính
Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
Thực hiện việc xếp các loại quả vào hai nhóm theo tiêu chuẩn vỏ quả khi chín
Báo cáo kết quả
Nhận xét bổ sung
Học sinh tiến hành quan sát và phân chia các quả khô thành nhóm theo lệnh trong sách giáo khoa trang 106.
Báo cáo kết quả
Các nhóm nhận xét bổ sung
Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, quan sát hình 32.1
Thảo luận nhóm
Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Quả khô gồm:
Quả khô nẻ: khi chín vỏ quả tự nứt.
Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt
Quả thịt gồm:
- Quả hạch: quả có hạch cứng bao lấy hạt
Quả mọng: quả gồm toàn thịt
4. Cũng cố.
Đọc phần “ Em có biết”. Làm bài tập trong SBT
Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
Người ta có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả?
5. Dặn dò.
Hướng dẫn ngâm hạt đỗ và hạt ngô chuẩn bị cho bài sau.
* Bổ sung: ...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tuần 22 Ngày soạn :
Tiết 41 Ngày dạy :
Bài 33. HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kể được tên các bộ phận của hạt.
Phân biệt được hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
Biết cách nhận biết hạt trong thực tế.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, Phân tích so sánh
- Hợp tác nhóm, tìm kiếm và xử lí thông tin; giao tiếp ứng xử.
3. Thái độ:
- Biết cách lựa chọn và bảo quản hạt giống.
- Hình thành ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản; bảo toàn giống, chọn giống tốt.
II. Phương tiện:
Mẫu vật:
+ Hạt đỗ đen ngâm nước trong một ngày.
+ Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3, 4 ngày.
Tranh: Các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô.
Kim mũi mác, kính lúp cầm tay.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ .
H: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
3. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt
Hướng dẫn học sinh bóc bỏ hai loại hạt: ngô và đỗ đen.
Dùng kính lúp quan sát và đối chiếu với hình 33.1 và 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt.
Sau khi quan sát học sinh điền kết quả vào bảng sách giáo khoa trang 108.
Giáo viên treo tranh câm: “các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô”
Hỏi: Hạt gồm những bộ phận nào?
HĐ2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
Căn cứ vào bảng sách giáo khoa trang 108 -> yêu cầu học sinh tìm những đặc điểm giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ đen.
Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 109
Hỏi: Hạt hai lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở điểm nào?
Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trã lời của học sinh.
Tích hợp giáo dục môi trường:
Thực vật cung cấp nguồn dinh dưỡng rất lớn cho con người và sinh vật sống thông qua quả và hạt , do vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ thực vật , bảo vệ cây xanh.
I. Các bộ phận của hạt
Đọc lệnh trong sách giáo khoa trang 108
Mỗi học sinh tự thực hiện theo lệnh
Quan sát hình 33.1 và 33.2 tìm trên mẫu vật các bộ phận của hạt.
Học sinh điền kết quả vào bảng sách giáo khoa 108
Học sinh lên bảng chú thích vào tranh câm các bộ phận của hạt
Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
Kết luận
Hạt gồm:
Vỏ: bao bọc bên ngoài
Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ
II. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
Mỗi học sinh so sánh, phát hiện điểm giống và khác nhau giữa hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm -> ghi vào vỡ bài tập.
Đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 109
Học sinh trả lời -> học sinh khác nhận xét bổ sung
Kết luận:
Cây hai lá mầm: Phôi của hạt có 2 lá mầm
Cây một lá mầm: Phôi của hạt chỉ có một lá mầm
4. Củng cố:
Học sinh đọc kết luận chung trong sách giáo khoa.
Giáo viên treo tranh câm học sinh lên xác định các bộ phận

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_6_ban_2_cot.doc
Giáo án liên quan