Giáo án môn Sinh học Lớp 12

I.Mục tiêu

- học sinh hiểu được các dạng đột biến số lượng NST , hậu quả của đột biến đối với con người và sinh vật, thấy được ứng dụng của đột biến trong đời sống sản xuất

- hiểu đựơc khái niệm,cơ chế phát sinh, tính chất biểu hiện của từng dạng đột biến số lượng NST

- phân biệt chính xác các dạng đột biến số lượng NST

- phân tích để rút ra nguyên nhân ,hậu qủa, ý nghĩa của đột biến số lượng NST

II. Thiết bị dạy học

- hình 6.1,6.2,6.3,6.4 sách giáo khoa

- hình ảnh về các dạng biểu hiện của đột biến số lưọng NST

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. kiểm tra bài cũ

- Đột biến cấu trúc NST là gì? có những dạng nào, nêu ý nghĩa

2. bài mới

 

doc96 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh, làm mất trí nhớ
- Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ → cho ăn kiêng
III. Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NST
- Khái niệm : Hội chứng bệnh là do đột biến cấu trúc hay số lượng NST gây nên hàng loạt tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh.
- Ví dụ : Hội chứng Đao, do thừa NST số 21 (thể ba) : 
	+Biểu hiện thường thấp bé, má 	phệ, cổ ngắn, khe mắt xếch, lưỡi 	dày hay thè ra.
	+ Hội chứng Đao tăng lên theo 	lứa tuổi của mẹ
IV. Bệnh ung thư
- Khái niệm : là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào cơ thể dẫ đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. 
- Cò 2 loại u : u ác tính và u lành tính
- Nguyên nhân, cơ chế : đột biến gen, đột biến NST. Khi tiếp xúc với các tia phóng xạ, hoá chất gây đột biến, vi rút gây ung thư 
 - Nhóm gen kiểm soát chu kì tế bào :
 	+ Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng (gen tiền ung thư) : Nếu bị đột biến à gen hoạt động mạnh, tạo quá nhiều sản phẩm à tăng tốc độ phân bào à khối u tăng sinh quá mức cơ thể không kiểm soát nổi. Đột biến gen này là đột biến trội và không di truyền được
	+ Gen ức chế các khối u : Nếu bị đột biến, đột biến lặn à mất khả năng kiểm soát khối u
Đột biến xảy ra trong những gen này à phá huỷ cơ chế điều hoà quá trình phân bào à Ung thư
IV. Củng cố :
- GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học
- Đọc phần em có biết
Tuần 12
Ngày soạn ://..
Tiết 23: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI 
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu : Học xong bài học học sinh phải
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người
- Nêu được một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Rèn kỹ năng : phân tích, khái quát, vận dụng lí thuyết giải thích hiện tượng thực tế
II. Thiết bị dạy học : Hình 22 SGK
- Thông tin bổ sung : IQ là thương số trí tuệ hay còn gọi là chỉ số thông minh
- Công thức tình : IQ = x100
- Trong đó : MA là tuổi trí tuệ, tính tháng quy từ điểm trắc nghiệm; CA là tuổi thực tế tính theo tháng theo thời gian sinh trưởng của mỗi con người.
III. Tiến trình tổ chức bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- Hãy trình bày tóm tắt cơ chế gây bệnh phêninkêtô niệu ở người
- Trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Đao.
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV nêu vấn đề :
+ Tại sao phải bảo vệ vốn gen loài người? 
+ Bảo vệ vốn gen loài người bằng cách nào?
HS nghiên cứu SGK nêu được :
- Trong quần thể người các loại đột biến luôn phát sinh.
- Trong các đột biến chỉ một phần nhỏ được loại khỏi quần thể bởi CLTT và các yếu tố ngẫu nhiên.
- Nhiều loại đột biến được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gây nên gánh nặng di truyền.
- Bảo vệ vốn gen của loài người có 3 biện pháp.
Gv nêu câu hỏi :
+ Tại sao bảo vệ vốn gen của loài người cần tạo môi trường sạch, hạn chế tác nhân đột biến?
HS : Nêu được : tạo môi trường sạch nhằm tránh được phát sinh đột biến giảm gánh nặng di truyền. Hạn chế được tác nhân đột biến
GV nêu câu hỏi :
+ Tư vấn di truyền là gì? 
+ Mục đích của tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh là gì?
HS nghiên cứu SGK trả lời :
- Khái niệm tư vấn di truyền
- Muc đích : 
	+ Dự đoán được xác suất người con bị bệnh. Xác định được bệnh do gen trội hay gen lặn quy định, liên kết với nhiễm sắc thể thường hay giới tính
	+ Đưa ra lời khuyên nên sinh con hay không
GV nêu câu hỏi : 
+ Liệu pháp gen là gì?
+ Quy trình kĩ thuật liệu pháp gen được tiến hành như thế nào?
HS nghiên cứu SGK trả lời
- Nêu khái niệm liệu pháp gen
- Quy trình kĩ thuật
GV nêu câu hỏi thảo luận :
+ Vì sao liệu pháp gen được xem là kĩ thuật trong tương lai?
+ Liệu pháp gen gặp những khó khăn gì?
+ Trong việc thay thế gen bệnh ở người bằng gen lành bệnh các nhà khoa học lại dùng vi rút làm thể truyền mà không dùng plasmit?
HS trao đổi thảo luận trả lời :
- Kĩ thuật liệu pháp gen cần phải hoàn thiện nhiều trước khi đưa vào chữa trị cho bệnh nhân.
- Khó khăn virút có thể không chen gen lành bệnh đúng vị trí của gen vốn có trên NST à dễ gây hư hỏng gen khác
- Trong tế bào người có 1 số virut tồn tại, virút có thể gắn ADN của nó vào hệ gen của người. Plasmit không tồn tại trong tế bào người.
GV nêu vấn đề : Việc giải mã hệ gen người đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng còn gây nhiều tâm lí lo ngại gì?
Cho ví dụ?
HS nghiên cứu SKG :
+ Lo ngại về hôn nhân, thông báo chết sớm...
+ Ví dụ : Bệnh ung thư
GV : Công nghệ gen, công nghệ tế bào làm phát sinh nhưng vấn đề gì?
GV nêu câu hỏi :
+ IQ là gì? Liên quan giữa IQ với sự di truyền? (Mục này GV diễn giảng) 
GV yêu cầu HS giải đáp lệnh ▼ SGK
I. Bảo vệ vốn gen của loài người
1. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến
2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
A. Tư vấn di truyền : đưa ra các tiên đoán và cho lời khuyên về khả năng mắc một bệnh tật bệnh di truyền ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay một số người trong dòng họ đã mắc bệnh ấy.
- Để tư vấn di truyền thành công cần :
	+ Chuẩn đoán đúng bệnh
	+ Xây dựng phả hệ của người 	bệnh.
- Hiệu quả : Tính được xác suất sinh ra người con bị bệnh và đưa ra lời khuyên cho người được tư vấn.
B Chẩn đoán trước sinh : xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không.
- Kĩ thuật chẩn đoán trước sinh gồm :
	+ Chọc dò dịch ối
	+ Sinh thiết tua nhau thai
- Mục đích : tách lấy tế bào phôi phân tích NST, phân tích ADN và các chỉ tiêu hóa sinh
3. Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai
- Liệu pháp là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen đột biến gây bệnh bằng gen lành.
- Quy trình : 
Bước 1 : Tách tế bào đột biến ra khỏi bệnh nhân
Bước 2 : Gắn gen lanh bệnh vào thể truyền (virut), cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân
Bước 3 : Đưa tế bào mang ADN tái tổ hợp vào cơ thể để sinh ra tế bào bình thường thay thế tế bào bệnh.
- Một số khó khăn gặp phải : vi rut có thể gây hư hỏng các gen khác( ko chèn gen lành vào vị trí của gen vốn có trên NST )
II. Một số vấn đề xã hội của di truyền học
1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người
Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội
2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
- Gen kháng thuốc kháng sinh từ sinh vật biến đổi gen có thể phát tán sang vi sinh vật gây bệnh cho người.
-Ăn sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen có an toàn cho sức khoẻ con người hay không
- Gen kháng thuốc diệt cỏ của cậy trồng có phát tán sang cỏ dại không? Các chất độc tiết ra từ cây chuyển gen chống lại sâu bệnh có phát tán sang sâu bệnh có ích không?
- Liệu có sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo ra con người nhân bản hay không.
3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
a. Hệ số thông minh ( IQ)
được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần
b. Khả năng trí tuệ và sự di truyền
- Tập tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ 
4.Di truyền học với bệnh AIDS
- Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV
IV.Củng cố
- Vì sao các bệnh di truyền hiện nay có khuynh hướng gia tăng trong khi các bệnh nhiễm trùng hay suy dinh dưỡng lại giảm?
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung của bài
Tuần 12 
Ngày soạn ://.
Tiết 24 : ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu
- Nắm được các khái niệm cơ bản, các cơ chế chính trong di truyền học từ mức độ phân tử, tế bào,cơ thể cũng như quần thể
- Biết cách hệ thống hoá kiến thức thông qua xây dựng bản đồ khái niệm
- Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức với phần đã học
- Vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đời sống sản xuất
- Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to bản đò khái niệm biến dị
- Bảng so sánh
III. Tiến trình tổ chức bài học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu : 
+ Tóm tắt các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
+ Nêu một số khái niệm : Thông tin di truyền, mã di truyền, đặc điểm mã di truyền, gen.
GV yêu cầu : 
+ Tóm tắt các cơ chế di truyền cấp độ tế bào
+ Phân biệt NST nhân sơ và NST nhân thực.
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1
I. Di truyền :
	1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử :
- Cơ sở vật chất : ADN, ARN, prôtêin
- Cơ chế :
	+ Nhân đôi ADN : Theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. TTDT được truyền đạt từ thế hệ tế bào này sang tế bào khác
	+ Phiên mã, dịch mã : Truỳân đạt TTDT từ ADN được biểu hiện thành tính trạng
	2. Cơ chế di truyền cấp độ tế bào
- Cơ sở vật chất : NST
- Cơ chế : Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Sự kết hợp 3 cơ chế đảm bảo ổn định bộ NST qua các thế hệ.
II. Các quy luật di truyền 
Phiếu học tập số 1
Tên quy luật
Nội dung
Cơ sở tế bào học
Điều kiện nghiệm đúng
Ý nghĩa
Phân li
Tác động bổ sung
Tác động cộng gộp
Tác động đa hiệu
Di truyền độc lập
Liên kết gen
Hoán vị gen
Di truyền giới tính
Di truyền LK với giới tính
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu HS :
+ So sánh quần thể tự phối và quần thể giao phối?
+ Một số đặc trưng của quần thể
HS trả lời phiếu học tập số 2
GV yêu cầu : Tóm tắt các phương pháp tạo giống cây trồng
GV yêu cầu : 
+ Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền
+ Đột biến lệch bội và đột biến đa bội
HS trả lời phiếu học tập số 3, 4
III. Di truyền học quần thể
IV. Ứng dụng di truyền học 
- Tạo giống bằng nguồn biến dị tổ hợp : Tạo dòng thuần chủng và tạo giống có ưu thế lai
- Tạo giống bằng gây đột biến : Ở vi sinh vật và thực vật
- Tạo giống bằng công nghệ tế bào : Nhân nhanh giống, duy trì bảo tồn giống quý hiếm
- Tạo giống bằng công nghệ gen : Tạo ra những sinh vật biến đổi gen.
V. Biến dị :
Phiếu học tập số 2
Chỉ tiêu so sánh
Tự phối
Ngẫu phối
- Giảm tỉ lệ thể dị hợp ,tăng dần thể đồng hợp qua các thế hệ
- Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
- Tần số alen không đổi qua các thế hệ
- Có cấu trúc : p2AA :2pqAa : q2aa
- Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ
- Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Phiếu học tập số 3
Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền
Nội dung	
Biến dị di truyền
Biến dị không di truyền
Khái niệm	
Nguyên nhân
Vai trò
Đặc điểm
Phiếu học tập số 2
Phân biệt lệch bội và đa bội
Nội dung
Đa bội
Lệch bôi
Khái niệm
Cơ chế phát sinh
Phân loại
Đặc điểm
Vai trò và ý nghĩa
IV. CỦng cố :
- Giải đáp câu hỏi 1,2, 3SGK
- Bài tập : 4,5,6,7, 8,9
- Nhận xét giờ ôn tập
..
PHẦN 6 : TIẾN HÓA
CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Tuần 13
Ngày soạn : //..
Tiết 25. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
I. Mục tiêu : 
- HS trình bày được một số bằng chứng về giải phẩu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
- Giải thích được bằng chứng phôi sinh học.
- HS giải thích được bằng chứng địa lí sinh vật học.
- HS nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.	
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phát hiện kiến thức, suy luận khái quát hóa
- Vận dụng kiến thức 
II. Phương tiện dạy học : Tranh hình SGK phóng to, hình 24 SGV.
III. Tiến trình tổ chức :
	1. Bài cũ : Không cần thiết
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv : Nêu câu hỏi gợi mở
+ Bằng chứng tiến hóa là gì?
+ Có mấy loại bằng chứng tiến hóa?
HS liên hệ trả lời :
- Bằng chứng tiến hóa là những bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài và nguồn gốc phát sinh chủng loại.
- Có 2 loại : Bằng chứng trực tiếp (di tích hóa thạch) - Bằng chứng gián tiếp (giải phẩu, phôi sinh học, địa lí sinh vật học, sinh học phân tử và sinh học tế bào)
GV yêu cầu HS :
+ Quan sát hình 24.1
+ Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc xương chi trước ở một số loài động vật có xương sống?
+ Sự tương đồng và khác nhau chi tiết của xương chi trước chứng minh được điều gì trong quá trình tiến hóa của các loài?
HS quan sát và nghiên cứu SGK trả lời :
- Trật tự phân hoá của xương giống nhau : Xương cánh tay, xương ống tay, xương bàn tay, xương ngón tay.
- Điểm khác nhau chi tiết phù hợp với chức năng của mỗi loài.
- Sự tương đồng phản ảnh tiến hóa từ một nguồn gốc của các loài.
- Sự khác nhau tiến hóa theo hướng khác nhau (tiến hóa phân li) phù hợp với điều kiện sống.
GV củng cố và bổ sung 
GV thông báo cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự : 
+ Các dẫn liệu (dấu vết chi sau của rắn, xương cùng, răng khôn, ruột thừa của người, di tích nhuỵ của hoa đực). Em có nhận xét gì về chức năng của các cơ quan này ở các loài tương ứng?
+ Cánh của sâu bọ - cánh của chim; mang cá và mang tôm, chân chuột trũi và chân dế trũi là cơ quan tương tự. Hãy cho biết tại sao các loài có nguồn gốc khác nhau nhưng cấu tạo các cơ quan tương tự lại giống nhau?
HS nghiên cứu suy luận trả lời
GV yêu cầu HS quan sát hình 24.2 SGK
+ So sánh sự phát triển phôi của các loài động vật có xương sống?
+ Bằng chứng phôi sinh học có ý nghĩa như thế nào?
HS quan sát hình và nghiên cứu SGK
- Sự phát triển của phôi ở giai đoạn đầu giống nhau : ví dụ phôi cá, kì nhông, rùa, gà, động vật có vú và người đều trải qua giai đoạn khe mang, tim hai ngăn.
- Càng về sau thì phát triển của phôi càng khác nhau mang nét đặc trưng cho từng lớp, từng loài.
- Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi thì giai đoạn phát triển phôi càng dài.
GV nhận xét và củng cố
GV yêu cầu HS đọc mục III SGK và nêu câu hỏi :
+ Giải thích vì sao các loài sống trên các đảo có nhiều đặc điểm giống với các loài trên đất liền gần nhất? 
+ Giải thích vì sao các loài không có quan hệ họ hàng gần gũi sống ở các vùng rất xa nhau lại có một số đặc điểm giống nhau?
HS độc lập nghiên cứu SGK, trả lời :
- Sự gần gũi về mặt địa lí giúp cho các loài dễ dàng phát tán hơnà các loài có chung một nguồn gốc.
- Đặc điểm giống nhau của các loài không có quan hệ họ hàng gần gũi sống ở vùng địa lí khác nhau là kết quả của quá trình tiến hóa hội tụ. Do điều kiện sống giống nhau nên CLTN đã hình thành nên quần thể sinh vật có đặc điểm thích nghi giống nhau.
GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức
GV nêu câu hỏi : Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là gì?
+ Hãy tìm các bằng chứng về sinh học phân tử và tế bào học chứng minh các loài sinh vật có nguồn gốc chung?
HS liên hệ, vận dụng kiến thức trả lời :
- Vật chất di truyền ADN, ARN, Prô-
- ADN, ARN : cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit
- Prô- cấu tạo từ 20 loại axít amin.
- Tất cả các loài sinh vật đều có chung bộ mã di truyền.
- Mọi sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
GV nêu câu hỏi :
+ Quan sát bảng 24, em rút ra kết luận gì về sự sai khác số axít amin trong chuỗi hemôglôbin giữa các loài trong bộ linh trưởng so với người? 
+ HS giải đáp lệnh ▼ : Đưa ra bằng chứng chứng minh ti thể và lục lạp được tiến hóa từ vi khuẩn?
HS quan sát thảo luận trả lời :
- Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi thì sự sai khác pô-, gen càng ít. Do các loài vừa mới tách khỏi tổ tiên nên chưa đủ thời gian CLTN phân hóa 
- ADN của ti thể, lạp thể giống với ADN của vi khuẩn.
GV giúp HS khái quát kiến thức
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU SO SÁNH :
	1. Cơ quan tương đồng :
- Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng một nguồn gốc từ loài tổ tiên nhưng thực hiện chức năng khác nhau.
- Ví dụ : Sự tương đồng của xương chi trước ở các loài động vật có xương sống, tua cuốn cuả bầu bí và lá, gai cây xương rồng và lá, nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật khác, vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của sbọ.
	2. Cơ quan thoái hóa : là cơ quan quan tương đồng được bắt nguồn từ một cơ quan của loài tổ tiên nhưng bị tiêu giảm.
- Ví dụ : dấu vết chi sau của rắn, xương cùng, răng khôn, ruột thừa của người, di tích nhuỵ của hoa đực. 
	3. Cơ quan tương tự : là cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện các chức năng giống nhau.
- Ví dụ : Cánh của sâu bọ - cánh của chim; mang cá và mang tôm, chân chuột trũi và chân dế trũi là cơ quan tương tự.
Ý nghĩa của bằng chứng giải phẫu so sánh : 
- Sự tương đồng về giải phẩu giữa các loài là bằng chứng cho thấy các loài hiện tại được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC
- Sự phát triển phôi của nhiều lớp động vật có xương sống ở giai đoạn đầu giống nhau.
- Các loài có quan hệ họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi càng giống nhau và ngược lại.
- Ý nghĩa : Sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống chứng minh các loài này có chung tổ tiên.
III. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH VẬT HỌC 
- Sự phân bố của các loài ở các vùng địa lí khác nhau, nhưng giống nhau một số đặc điểm chứng minh các loài bắt nguồn từ một tổ tiên chung., hơn là do tác động của môi trường.
- Các loài không có quan hệ họ hàng sống ở vùng địa lí khác nhau nhưng có nhiều đặc điểm giống nhau là kết quả của quá trình tiến hóa hội tụ.
IV. BẰNG CHỨNG SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ TẾ BÀO HỌC :
- Các loài gần gũi thì trình tự aa. Nu càng giống nhau
- Tế bào của các loài sinh vật đều chung một bảng mã di truyền, prô đều cấu tạo từ 20 loại aa
Kết luận : Bằng chứng phân tử và tế bào chứng minh sinh vật có tổ tiên chung
IV. Củng cố và hoàn thiện :
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học
- Tìm một số cơ quan thoái hóa ở các loài động vật qua thông tin đã học và nguồn internet
.
Tuần 13 
Ngày soạn ://.
Tiết 26 : HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
I. Mục tiêu : Học xong bài học HS phải
- Trình bày được nội dung chính của học thuyết Lamac
- Nêu được hạn chế của học thuyết Lamac
- Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn
- Nêu được ưu, nhược điểm của học thuyết Đacuyn.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tư duy suy luận.
II. Phương tiện dạy học : Tranh hình thành đặc điểm thích nghi của hươu cao cổ, biến đổi lá rau mũi mác, Hình 25.1, 25.2
III. Tiến trình tổ chức 
	1. Bài cũ : 
	- Nêu các bằng chứng gián tiếp chứng minh nguồn gốc của các loài sinh 	vật?
	- Nêu ví dụ về cơ quan tương đồng, tương tự, thoái hóa?
	2. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV yêu cầu HS :
+ Quan sát sự hình thành loài hươu cao cổ.
+ Lamac giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu ngắn cổ như thế nào?
HS : Quan sát tranh giải thích
- Khi dưới thấp không còn lá cây (điều kiện sống thay đổi)
- Các con hươu phải vươn cổ cao để với thức ăn ở trên cao (thay đổi tập quan hoạt động của cổ - cơ quan)
- Do cổ thường xuyên được vươn cao nên dần dần dài ra và đặc điểm này được di truyền cho thế hệ sau. 
- Kết quả qua nhiều thế hệ hươu cổ ngắn dần dần thành loài hươu cổ dài.
GV yêu cầu HS khái quá kiến thức :
+ Lamac giải thích cơ chế biến đổi từ loài này sang loài khác như thế nào?
+ Em hãy chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của hoc thuyết Lamac?
HS phân tích khái quát kiến thức
- Cơ chế biến đổi cuả loài
- Nêu hạn chế : Những biến đổi đều di truyền được, không có loài bị tiêu diệt.
- Ưu điểm : Đưa ra luận điểm biến đổi của loài dưới tác động của môi trường
GV giúp HS khái quát kiến thức.
GV yêu cầu HS : 
+ Quan sát Tranh hình thành loài hươu cao cổ, hình 25.1, hình 25.2 SGK
+ Quan niệm Đacuyn giải thích hình thành loài hươu cao cổ như thế nào?
+ Quá trình hình thành nhiều loài rau khác nhau từ loài mù tac hoang dại diễn ra như thế nào?
+ Đacuyn giải thích sự đa dạng của các loài sinh vật ngày nay trên Trái đất như thế nào?
HS quan sát, nghiên cứu SGK và thảo luận trả lời :
* Quá trình hình thành loài hươu cao cổ 
- Trong quá trình sinh sản, các biến dị về cổ phát sinh rất đa dạng : cổ dài, cổ ngắn và cổ vừa.
- Thức ăn ở tầm thấp hiếm dần (thay đổi của môi trường) những con cổ ngắn hoặc cổ vừa không kiếm được thức ăn nên bị chết dần, con cổ dài được sống sót, sinh sản ưu thế số lượng tăng dần lên trong quần thể. (quá trình chọn lọc tự nhiên)
- Kết quả : sau nhiều thế hệ các biến dị cổ dài thích nghi nên thay thế biến dị cổ ngắn.
* Quá trình hình thành các loài rau :
- Do chọn lọc nhân tạo (do con người tiến hành), từ loài mù tăc hoang dai phát sinh các biến dị phong phú, những biến dị nào có lợi cho con người được giữ lại cho sinh sản nhiều, những biến dị nào không có lợi cho con người không cho sinh sản (quá trình chọn lọc nhân tạo)
- Từ loài mù tac hoang dại con người chọn lọc theo nhiều hướng khác nhau phù hợp với mục đích, nhu cầu thị hiếu của mình.
- Kết quả : Hình thành nên nhiều loài rau khác nhau.
* Dacuyn giải thích sự thống nhất

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_12.doc