Giáo án môn Sinh học 7 - Học kỳ I (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được,vai trò, hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đặc điểm chung của ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiến kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh thuỷ tức di chuyển, bắt mồi, tranh cấu tạo trong, thuỷ tức nếu bắt được.

2. Học sinh:

- HS: Kẻ bảng 1 vào vở.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

Sĩ số: 7A:.

 7B:.

 7C:.

2. Kiểm tra:

+ Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?

+ Động vật nguyên sinh có vai trò gì? Cho ví dụ?

3. Dạy học bài mới:

 

docx71 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Học kỳ I (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mưa nhiều, nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất?
- Cuốc phải giun đất, thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại sao nó có màu đỏ?
Hoạt động 4: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.6 và trả lời câu hỏi:
- Giun đất sinh sản như thế nào?
- Tại sao giun đất lưỡng tính, khi sinh sản lại ghép đôi?
I. Cấu tạo của giun đất:
- Cấu tạo ngoài:
+ Cơ thể dài, đối xứng 2 bên, thuôn hai đầu.
 + Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
 + Chất nhầy giúp da trơn.
 + Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
- Cấu tạo trong:
 + Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.
 + Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng " hầu " thực quản " diều, dạ dày cơ " ruột tịt " hậu môn. (có enzim tiêu hoá thức ăn. Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn.)
 + Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), mao quản da, tuần hoàn kín.
+ Hệ thần kinh: tiến hoá hơn ,tập trung chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.
II. Di chuyển của giun đất:
Giun dất di chuyển bằng cách:
- Cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về một phía.
III. Dinh dưỡng của giun đất:
Giun dất hô hấp qua da.
- Thức ăn giun đất (vụn thực vật, mùn đất) qua lỗ miệng " hầu " diều (chứa thức ăn) " dạ dày cơ (nghiền nhỏ) " enzim biến đổi " ruột tịt " ruột hấp thụ " thải bã đưa ra ngoài.
- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.
- Hô hấp qua da ( cơ thể có màu phớt hồng vì có nhiều mao mạch " tác dụng giống lá phổi)
IV. Sinh sản:
- Giun đất lưỡng tính.
- Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục.
- Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng " nở thành giun con.
4. Củng cố:
- Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với đời sống chui rúc trong đất?
- Cơ thể giun đất có đặc điểm nào tiến hoá so với ngành động vật trước?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục : Em có biết.
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 con giun đất to, kính lúp cầm tay.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng:......................................................................................
Tiết 16
THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài (đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (một số nội quan).
2. Kỹ năng: 
- Tập thao tác mổ động vật không xương sống.
- Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Bộ đồ mổ
- Tranh phóng to hình 16.1 -> 16.3 - SGK.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị:1-2 con giun đất/ 1nhóm
III. TIẾN TRINH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 
Sĩ số: 	7A:...........................
	7B:............................
	7C:............................
2. Kiểm tra: 
	Kiểm tra mẫu vật của học sinh.
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiển thức cần đạt
Hoạt động 1: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK ở mục s trang 56 và thao tác luôn.
- Yêu cầu HS trình bày cách xử lí mẫu?
- GV kiểm tra mẫu thực hành, nếu nhóm nào chưa làm được, GV hướng dẫn thêm.
- GV yêu cầu các nhóm:
+ Quan sát các đốt, vòng to.
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng.
+ Tìm đai sinh dục.
- Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
- Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
-Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?
- GV cho HS làm bài tập: chú thích vào hình 16.1 (ghi vào vở).
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu:
+ HS các nhóm quan sát hình 16.2 đọc các thông tin trong SGK trang 57.
+ Thực hành mổ giun đất.
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm.
- Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- GV giảng: mổ động vật không xương sống chú ý:
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
- GV hướng dẫn:
+ Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá.
+ Dựa vào hình 16.B SGK, quan sát bộ phận sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở hình 16B và 16C SGK.
I. Cấu tạo ngoài:
1. Cách xử lí mẫu:
- Rửa sạch đất ở cơ thể giun.
- Làm giun chết ( hơi ête hoặc cồn loãng)
- Để giun lên khay mổ và quan sát.
2. Quan sát cấu tạo ngoài:
+ Quan sát vòng tơ " kéo giun thấy lạo xạo.
+ Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất.
+ Tìm đai sinh dục: hơi thắt lại màu nhạt hơn. phía đầu, ở đốt 14,15,16. Mặt bụng đai có 1 lỗ sd cái. Đót 18 có 2 lỗ sd đực.
- Kết quả bài tập:
+ Hình 16.1 A:
Lỗ miệng; 2- Đai sinh dục; 3- Lỗ hậu môn; 
+ Hình 16.1B: 
 3- Lỗ cái; 4- Đai sinh dục; 5- Lỗ đực. 
+Hình 16.1C:
 2- Vòng tơ quanh đốt.
II. Cấu tạo trong:
1. Cách mổ giun đất :
- Làm theo 4 bước như H16.2 – sgk.
+ B1 : Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu, đuôi = 2 đinh ghim.
+ B2 : Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc giữa lưng về phía đuôi. 
+ B3 : Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
+ B4 : Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp về phía đầu.
- Tiến hành quan sát cấu tạo trong.
2. Quan sát cấu tạo trong :
- Quan sát :
+ H16.3 B : CQ tiêu hóa.
 1. Miệng	 5. Dạ dày cơ
 2. Hầu	 6. Ruột
 3. Thực quản 7. Ruột tịt
 4. Diều
+ H16.3 C : Hệ thần kinh.
 8. Hạch não
 9. Hạch dưới hầu ( vòng hầu)
 10. Chuỗi hạch thần kinh.
4. Củng cố:
- GV gọi đại diện 1- nhóm:
+ Trình bày cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất.
+ Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất.
+ Nhận xét giờ và vệ sinh.
- GV đánh giá điểm cho 1-2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết thu hoạch theo nhóm.
- Kẻ bảng 1, 2 trang 60 SGK vào vở.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng:......................................................................................
Tiết 17
MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN ĐỐT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được đặc điểm đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.
- HS nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò của giun đốt.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Tranh một số giun đốt phóng to như: rươi, giun đỏ, róm biển.
2. Học sinh:
- Kẻ bảng 1 và 2 vào vở.
III. TIẾN TRINH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 
Sĩ số: 	7A:...........................
	7B:............................
	7C:............................
2. Kiểm tra: 
	1. Trình bày cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất.
	2. Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất.
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiển thức cần đạt
Hoạt động 1: 
- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, rươi, róm biển.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.
- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ để HS chữa bài.
I. Một số giun đốt thường gặp:
- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ.
- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do định cư hay chui rúc.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK trang 61.
+ Lảm thức ăn cho người...
+ Làm thức ăn cho động vật khác...
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng...
+ Làm cho màu mỡ đất trồng...
+ Làm thức ăn cho cá...
+ Có hại cho cả động vật và người...
- GV hỏi: Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người ?
II. Vai trò của giun đốt:
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh. 
4. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Để nhận biết đại diện ngành giun đốt cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 4 tr.61.
- Chuẩn bị theo nhóm: 1 con trai sông.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
Ngày giảng:......................................................................................
Tiết 18
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố, ghi nhớ các nội dung đó học.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn kỹ năng làm bài.
3. Thái độ:
- Phát huy tính tự giác của HS trong quá trình làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đề + Đáp án, thang điểm.
2. Học sinh:
- Ôn kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	7A:...........................
	7B:............................
	7C:............................
2. Kiểm tra:
 - Nhắc nhở qui chế kiểm tra
3. Dạy học bài mới:
A. Ma trận đề thi:
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ngành động vật nguyên sinh
1 câu
(0,5d)
1 câu
(0,5d)
1 câu
(1d)
3 câu
(2d)
Ngành ruột khoang
1 câu
(0,5d)
1 câu
(2d)
1 câu
(0,5d)
3 câu
(3d)
Các ngành giun
2 câu
(1d)
1 câu
(2d)
1 câu
(2d)
4 câu
(5d)
Tổng
3 câu
(3d)
5 câu
(4,5d)
2 câu
(2,5d)
10 câu
(10d)
B. Đề bài:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Môi trường sống của trùng roi xanh là:
	A. Ao, hồ, ruộng.	B. Biển.
	C. Cơ thể người.	D. Cơ thể động vật.
Câu 2. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là:
	A. Tự dưỡng.	B. Dị dưỡng.
	C. Cộng sinh.	D. Tự dưỡng và dị dưỡng.
Câu 3. Thủy tức di chuyển bằng cách nào?
	A. Roi bơi.	B. Kiểu lộn đầu và roi bơi.
	C. Kiểu sâu đo.	D. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
Câu 4. Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng.
	A. Miệng.	B. Tua miệng.
	C. Khung xương đá vôi.	D. Miệng và tua miệng.
Câu 5. Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun tròn có tác dụng gì?
	A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù.
	B. Giúp cơ thể dễ di chuyển.
C. Giúp cơ thể luôn căng tròn.
	D. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non.
Câu 6 Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?
	A. Máu mang sắc tố chứa sắt. 	B. Máu mang sắc tố chứa đồng.
	C. Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng	D. Máu chứa nhiều muối.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
Câu 2: Bằng sự hiểu biết, em hãy nêu các biện pháp chính đề phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất?
Câu 4 : Khi di chuyển , roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa xoay mình ?
C. Đáp án – Thang điểm:
	I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
Mỗi ý đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
D
C
D
A
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
+ Dinh dưỡng: dị dưỡng
2
2
Biện pháp:
 + Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống.
 + Diệt vật trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi, .
 + Tẩy giun định kì.
2
3
Đặc điểm thích nghi:
- Cơ thể dài, phân đốt.
- Các đốt phần đầu có thành cơ thể phát triển.
- Chi bên tiêu giảm, có vòng tơ ở xung quanh mỗi đố làm chỗ dựa chui rúc trong đất.
2
4
- Khi di chuyển chiếc roi khoan vào nước giúp cho cơ thể vừa tiến vừa xoay mình .
1
4. Củng cố:
 - Giáo viên thu bài kiểm tra
 - Nhận xét tinh thần làm bài của học sinh 
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Đọc bài 19.
 - Mỗi bàn 1 con trai sông.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
__________________________________________________________________
Ngày giảng: ..........................
CHƯƠNG IV : NGÀNH THÂN MỀM
Tiết 19
TRAI SÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát.
- Nắm được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trai.
- Hiểu rõ khái niệm: áo, cơ quan áo.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- GA + SGK + SGV.
- Tranh phóng to hình 18.2; 18.1; 18.4 SGK.
2. Học sinh:
- Vở ghi + SGK.
- Mẫu vật: con trai, vỏ trai.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	7A:...........................
	7B:............................
	7C:............................
2. Kiểm tra:
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.
- GV gọi HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.
- GV giới thiệu vòng tăng trưởng vỏ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
- Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm như thế nào?
- Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
- Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
- GV tổ chức thảo luận giữa các nhóm.
- GV giải thích cho HS vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
- GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.
- Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với cách tự vệ đó?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Trai di chuyển như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang trai? (oxi và thức ăn).
+ Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
- GV chốt lại kiến thức.
+ Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Hoạt động 4:
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
- Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ? 
(Phát triển trong mang trai mẹ, được bảo vệ và tăng lượng oxi)
- Ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
(Để tăng lượng oxi và được bảo vệ).
- GV chốt lại đặc điểm sinh sản.
I. Hình dạng và cấu tạo:
1. Vỏ trai:
- Hình dạng :
 Vỏ 2 mảnh gồm: + Đầu vỏ.
 + Đỉnh vỏ.
 + Đuôi vỏ.
 + Bản lề vỏ.
 + Vòng tăng trưởng 
- Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp :
 + Lớp sừng
 + Lớp đá vôi
 + Lớp xà cừ
2. Cơ thể trai:
- Cơ thể có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài : áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa: 2 tấm mang
+ Trong: thân trai, chân rìu.
II. Di chuyển:
- Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển.
III. Dinh dưỡng:
- Thức ăn: động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.
- Dinh dưỡng thụ động.
- Hô hấp : Oxi trao đổi qua mang.
IV. Sinh sản:
- Trai phân tính.
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
4. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS làm bài tập 
	Chọn câu đúng:
1. Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.
2. Cơ thể trai gồm phần đầu trai., thân trai và chân trai.
. Trai di chuyển nhờ chân rìu..
4. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.
5. Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục Em có biết ?
- Sưu tầm tranh, ảnh của một số đại diện thân mềm.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
__________________________________________________________________
Ngày giảng: ..........................
Tiết 20
MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Quan sát, mô tả các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí, đặc điểm cấu tạo đặc trưng của 1 số đại diện thân mềm.
- Phân tích được các cấu tạo: vỏ, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong.
- Nêu được tính đa dạng của ngành động vật thân mềm thông qua các đại diện khác của ngành này như: ốc sên, hến, vẹm, hàu, ốc nhồi...
2. Kỹ năng:
- Quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường và kính lúp.
- Quan sát mẫu ngâm.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai, mực.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị mẫu trai, ốc, mực.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	7A:...........................
	7B:............................
	7C:............................
2. Kiểm tra:
Cấu tạo của trai sông? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước 
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
* Quan sát vỏ trai:
GV: Hướng dẫn các nhóm quan sát vỏ trai, phân biệt:
+ Đầu vỏ
+ Đuôi vỏ
+ Đỉnh vỏ
+ Bản lề vỏ
+ Vòng tăng trưởng
HS: Đại diện một vài nhóm phát biểu chỉ trên mẫu vật.
GV: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.
* Quan sát vỏ ốc:
GV: Hướng dẫn các nhóm quan sát vỏ ốc rồi đối chiếu với hình 20.1, 20.2 trong SGK, để nhận biết các bộ phận quan trọng rồi chú thích bằng 1, 2... vào hình.
HS: Đại diện một vài nhóm đọc kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 20.3 trong SGK rồi điền 1, 2 ... vào hình.
HS: Quan sát
GV: Gọi 1 vài học sinh trả lời
GV: Chốt kiến thức.
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu các nhóm quan sát và phân biệt:
* Trai:
+ Áo trai, khoang áo, mang, thân, chân, cơ khép vỏ.
+ Đối chiếu với hình 20.4 và điền các số 1, 2... vào hình.
* Ốc: 
+ Tua, mắt, lỗ miệng, chân, thân, lỗ thở rồi điền chú thích vào hình 20.1
* Mực:
+ Quan sát, nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào hình 20.5
HS: Các nhóm quan sát và phân biệt.
I. Quan sát cấu tạo vỏ:
- Vỏ có cấu tạo phức tạp nhất: vỏ ốc.
- Vỏ tiêu giảm nhất: mai mực
- Chức năng:
+ Che chở: vỏ ốc.
+ Nâng đỡ: mai mực.
2. Cấu tạo ngoài:
- Ít di chuyển: trai sông, ốc sên.
- Di chuyển tích cực: mực.
4. Củng cố:
- Đọc mục “em có biết”
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem trước phần cấu tạo trong để tiết sau thực hành tiếp.
KIẾN THỨC CẦN BỔ SUNG:
Phần kiểm tra của TTCM-BGH
Hải Lựu, ngày tháng năm 2019
_________________________________________________________________
Ngày giảng: ..........................	
Tiết 21
THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.
- Phân biệt được các cấu tạo của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng kính lúp.
- Kĩ năng quan sát đối chiếu mẫu vật với hình vẽ.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu trai, mực mổ sẵn.
- Mẫu trai, ốc,  để quan sát cấu tạo ngoài.
- Tranh cấu tạo trong của trai mực.
2. Học sinh:
- Mẫu vật: ốc sên, (sò, mai mực và mực), ốc nhồi.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	7A:...........................
	7B:............................
	7C:............................
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
GV: yêu cầu HS quan sát mẫu mổ
HS: quan sát mẫu trai mổ sẵn để phân biệt các cơ quan.
GV: yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 20.6 vận dụng kiến thức đã học điền các số 1, 2 ... vào ô vuông.
HS: quan sát và điền số.
GV: yêu cầu đại diện các nhóm đọc kết quả.
HS: Đại diện 1 vài nhóm đọc kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
Hoạt động 2:
- Hoàn thành chú thích các hình 20 (1-6).
- Hoàn thành bảng thu hoạch (theo mẫu trang 70 SGK).
I. Cấu tạo trong:
II. Thu hoạch:
TT
 Động vật có đặc điểm tương ứng
Đặc điểm cần quan sát
ốc
Trai
Mực
1
Số lớp cấu tạo vỏ
3
3
1
2
Số chân (hay tua)
1
1
10
3
Số mắt
2
không
2
4
Có giác b

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_7_hoc_ky_i_ban_2_cot.docx