Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2004-2005

2. Tiết 2: Làm việc tại lớp hoặc ở một địa điển của khu vực tham quan.

* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.

- Mục tiêu: Hs biết báo cáo với nhóm những gì mà các em đã quan sát được.

. Cách tiến hành.

- Gv yêu cầu từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân đã quan sát được kèm bản vẽ phác thảo ghi chép cá nhân.

- Cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện và vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm cá nhân và đính vào một tờ giấy khổ to.

- Sau khi đã hoàn thành các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảng.

- Gv đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm.

* Hoạt động 2: Thảo luận.

- Mục tiêu: Giúp cho Hs ôn lại những kiến thức đã học về động vật và thực vật.

Các bước tiến hành.

Bước 1 : Thảo luận .

- Gv cho Hs thảo luận các câu hỏi.

+ Nêu những đặc điểm chung của thực vật ; đặc điểm chung của động vật?

+ Nêu những đặc điểm chung của cả thực vật và động vật?

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Các lên trình bày kết quả thảo luận .

- Gv nhận xét, chốt lại:

=> Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có những đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, khác nhau. Cơ thể chúng thường có gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan đi chuyển.

- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2004-2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ . . . . . . . ngày . . . . tháng . . . . năm 2005
Tự nhiên xã hội
Bài 55: Thú (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Chỉ và nói tên đựơc các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng đựơc quan sát.
Kỹ năng: 
- Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
 - Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà Hs thích. 
Thái độ: 
- Giáo dục Hs biết yêu thích động vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 106, 107 SGK.
 Sưu tầm các loại rễ cây.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Thú (tiết 1) (4’)
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng :
+ Đặt điểm chung của các thú?
+ Nêu ích lợi của các loại thú như: lợn, trâu, bò, chó, mèo?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 104, 105 SGK. Thảo luận theo gợi ý sau:
+ Kể tên các con thú rừng em biết?
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát ?
+ So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú ừng và thú nhà? 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại
= > Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa.
 Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
- Mục tiêu: Nêu đươc sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo tiêu chí nhóm đặt ra. Ví dụ: thú ăn thịt, thú ăn cỏ.
- Cuối cùng là thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng?
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gv yêu cầu các cặp lên trình bày
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú rừng mà Hs ưa thích.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con thú rừng mà các em yêu thích.
- Gv yêu cầu Hs tô màu, ghi chú tên các con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gv yêu cầu các Hs lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
HT:
Hs làm việc theo nhóm.
Hs thảo luận các câu hỏi.
Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
HT:
Hs quan sát.
Hs làm việc theo cặp.
Các cặp lên trình bày.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:
Hs thực hành vẽ một con thú rừng mà em biết.
Hs giới thiệu các bức tranh của mình.
5 .Tổng kết– dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên.
Nhận xét bài học.
Thứ . . . . . . . ngày . . . . tháng . . . . năm 2005
Tự nhiên xã hội
Bài 56 – 57 : Thực hành: Đi thăm thiên nhiên
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs :
 Vẽ , nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà Hs đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
Kỹ năng: 
Khái quát đựơc những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
 c) Thái độ: 
- Biết chăm sóc thực vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 108, 109.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Thú (tiết 2) (4’)
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Kể tên các loài thú rừng mà em biết?
 + Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng?
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
1. Tiết 1: Đi thăm thiên nhiên.
- Gv dẫn Hs đi thăm thiên nhiên ở gần trường hoặc ngay vườn trường.
- Hs đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lí các bạn không ra khỏi khu vực Gv đã chỉ định.
- Gv giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
2. Tiết 2: Làm việc tại lớp hoặc ở một địa điển của khu vực tham quan.
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Hs biết báo cáo với nhóm những gì mà các em đã quan sát được.
. Cách tiến hành.
- Gv yêu cầu từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân đã quan sát được kèm bản vẽ phác thảo ghi chép cá nhân.
- Cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện và vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm cá nhân và đính vào một tờ giấy khổ to.
- Sau khi đã hoàn thành các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảng.
- Gv đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs ôn lại những kiến thức đã học về động vật và thực vật.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Thảo luận .
- Gv cho Hs thảo luận các câu hỏi.
+ Nêu những đặc điểm chung của thực vật ; đặc điểm chung của động vật?
+ Nêu những đặc điểm chung của cả thực vật và động vật?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các lên trình bày kết quả thảo luận .
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có những đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn,  khác nhau. Cơ thể chúng thường có gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan đi chuyển.
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật
Hs đi thăm nhiên nhiên.
Hs đi theo nhóm.
Từng hs ghi chép độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm. 
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT:
Hs báo cáo với nhóm.
Hs các nhóm cùng thực hành.
Các nhóm treo sản phẩm của mình trước lớp.
Đại diện các nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:
Hs thảo luận theo nhóm.
Các nhóm trình bày kết quả.
Hs nhận xét.
5 .Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Mặt trời.
Nhận xét bài học.
Thứ . . . . . . . ngày . . . . tháng . . . . năm 2005
Đạo đức
Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt, lao động sản xuất. Nhưng nguồn nướa không phải là vô tận. Vì thế chúng ta phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Kỹ năng: 
 - Biết đựơc nguồn nước quan trọng đối với đời sống con người. 
 c) Thái độ: 
Hs biết bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
 1.Khởi động: Hát. (1’)
 2.Bài cũ: Tôn trọng và bảo vệ nguồn nước (tiết 1). (4’)
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra..
- Mục tiêu: Giúp Hs biết liên hệ đến địa phương về nguồn nước các em đang sử dụng.
- Gv yêu cầu Hs chia nhóm. Căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của nhóm mình để điền vào bảng báo cáo của nhóm.
Hãy quan sát nguồn nước nơi em đang sống và cho biết:
+ Nước ở đó đang thiếu, thừa hay đủ? Biểu hiện như thế nào ?
+ Nước đó sạch hay bị ô nhiễm? Biểu hiện như thế nào?
+ Hãy liệt kê những hành vi mà em quan sát được:tiết kiệm nguồn nước, lãng phí nguồn nước, bảo vệ và gây ô nhiễm nguồn nước?
- Gv hỏi: Em hãy nêu một vài việc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước?
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Chúng taphải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.
* Hoạt động 2: Sắm vai.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết sắm vai và xử lí tình huống đúng sai.
- Gv yêu cầu các nhóm Hs thảo luận tìm cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện. 
+ Tình huống 1: Em và Nam đang cùng nhau đi dọc bờ suối. Bỗng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc sâu quẳng xuống sông. Nam nói “ Nước ở đây sạch không sợ bẩn”. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2:Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện một chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An cau lại: “ Oâi dào, nước này chẳng cạn đựơc đâu. Cậu lo làm gì” Nếu em là Mai em sẽ làm gì?
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Nước sạch có thể bị cạn và hất. Nước bẩn có ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta phải biết bảo vệ nguồn nước. Phê phán những hành vi tiêu cực không biết bảo vệ nguồn nước.
 Nước là một trong những nguồn sống của chúg ta. Vì thế tiết kiệm và bảo vệ nước tức là bảo vệ và duy trì sự sống trên Trái Đất.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
HT:
Hs chia nhóm trình bày phiếu điều tra.
Các nhóm dán bảng điều tra lên bảng.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
5 – 6 trả lời.
PP: Sắm vai, trò chơi.
HT:
Hs theo dõi các tình huống.
Một vài nh1m lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Nhận xét bài học.
Anh văn
BÀI 55
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Mĩ thuật
Bài 28: Vẽ trang trí
Vẽ màu vào hình có sẵn
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs hiểu biết thêm về cách tìm và vẽ màu.
Kỹ năng: 
Hs biết vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
Thái độ: 
 - Thấy được vẽ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Sưu tầm một hình vẽ.
 Hình gợi ý cách vẽ .
 Một số bài vẽ của Hs lớp trước.
	* HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Vẽ lọ hoa và quả. (4’)
- Gv gọi 2 Hs lên bảng vẽ lọ hoa và quả. 
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (4’)
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhận xét một bài vẽ của Hs các lớp trước.
- Gv yêu cầu Hs xem hình vẽ sẵn ở VBT vẽ 3 . Gv cho Hs nhận xét:
+ Trong hình vẽ sẵn, vẽ những gì?
+ Tên hoa đó là gì?
+ Vị trí của lọ hoa trong hình vẽ
- Gv gợi ý Hs nêu ý định vẽ màu của mình ờ: lọ, hoa và nền.
* Hoạt động 2: Cách vẽ màu.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết được cách vẽ màu vào hình có sẵn.
- Gv giới thiệu hình, gợi ý để Hs nhận ra:
+ Vẽ màu ở xung quanh hình trước, ở giữa sau;
+ Thay đổi hướng nét ve để bài sinh động hơn;
+ Với bút dạ cần đưa bút nhanh;
+ Với sáp màu và bút chì màu không nên chồng nét nhiều lần.
+ Với màu nước, màu bột cần thử màu.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự vẽ màu vào hình cho sẵn.
- Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ bình đựng nước.
- Gv nhắc nhở Hs :
+ Vẽ màu vào hình cho ý thích;
+ Vẽ màu kín hình hoa, lọ, quả, nền.
+ vẽ màu tươi sáng có đậm nhạt.
- Gv quan sát Hs vẽ
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ màu vào hình cho sẵn.
- Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ màu vào hình cho sẵn.
- Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
HT:
Hs quan sát tranh.
Hs trả lời.
PP: Quan sát, lắng nghe.
HT:
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs thực hành.
Hs thực hành vẽ.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT:
Hs giới thiệu bài vẽ của mình.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vẽ đề tài tự do.
Nhận xét bài học.
* Rút kinh nghiệm: 
Anh văn
BÀI 56
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Thủ công
Thực hành làm lọ hoa gắn tường (tiết 3)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 Hs biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
Kỹ năng: 
- Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật . trình kĩ thuật.
Thái độ: 
- Hứng thú với giờ học.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu lọ hoa gắn tường.
 Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. 
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Thực hành làm lọ hoa gắn tường.
 - Gv gọi 2 Hs lên nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
 - Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 3: Hs thực hành làm lọ hoa gắn tường.
-Mục tiêu: Giúp biết các bước thực hiện làm lọ hoa gắn tường.
- Gv yêu cầu một số Hs nhắc các bước làm lọ hoa gắn tường
- Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa;
+ Bước 3: Làm lọ hoa gắn tường;
- Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Gv tuyên dương những lọ hoa đẹp nhất.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
Hs thực hành làm lọ hoa gắn tường.
Hs trình bày các sản phẩm của mình.
5.Tổng kết – dặn dò.
 - Về tập làm lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau: Làm đồng hồ để bàn.
 - Nhận xét bài học.
* Rút kinh nghiệm: 
Hát nhạc.
Ôn tập bài hát : Tiếng hát bạn bè mình. Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa Son
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs biết bài hát đúng giai điệu , thuộc lời ca, phát âm rõ ràng, hòa giọng.
 - Hát kết hợp với động tác phụ họa.
 - Biết kẻ chuông nhạc, viết đúng khóa Son.
Kỹ năng: 
Hát đúng điệu và đúng lới ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
Thái độ: 
- Cảm nhận vẽ đẹp của bài hát.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Học hát: Tiếng hát bạn bè mình.
- Gv gọi 2 Hs lên nhắc tên và vẽ lại các nốt nhạc.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Ôn hát bài “ Tiếng hát bạn bè mình” .
- Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại bài hát.
- Gv cho Hs hát 1 – 2 lần.
- Gv gợi ý cho Hs: Tay trái gõ xuống bàn (phách 1), dùng 1 ngón tay phải gõ 2 cái xuống bàn (phách 2 – 3). Chia lớp thành 2 dãy.
+ Dãy A: Hát bài hát “ Tiếng hát bạn bè mình”.
+ Dãy B: Gõ đệm theo nhịp 3 (phách 1 mạnh, 2 phách -
- Hs đứng tại chỗ , vừa hát vừa nhúm chân, nghiêng về bên trái, nghiêng về bên phải nhịp nhàng theo nhịp 3.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa.
Mục tiêu: Hs biết hát kết hợp với múa phụ họa.
+ Câu 1 và 2: Chân bước 1 bước sang phải đồng thời nâng 2 bàn tay hướng về phía trước quya người sang trái. Sau đó lặp lại.
+ Câu 3, 4: Hai tay giang 2 bên, động tác chim vỗ cánh, chân nhún nhịp nhàng.
+ Câu 5,6: Hai Hs xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải, nghiêng trái, chân nhún.
+ Câu 7, 8: Hai Hs nắm tay đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc cổ tay.
* Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhacï và viết khóa Son.
Mục tiêu: Hs biết kẻ khuông nhạc và viết khóa Son.
- Gv cho các em kẻ khuông nhạc và khóa Son đặt ở đầu khuông nhạc.
- Lưu ý: Các dòng kẻ cách đều không quá rộng. Khóa Son đặt ở đầu khuông nhạc.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs hát lại bài hát.
Hs tập luyện học thuộc lòng bài hát, sau đó kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs kết kết hợp với múa phụ họa.
Từng nhóm biểu diễn trước lớp.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Kẻ khuông nhạc và khóa Son.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc.
Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docTNXH,H,MT,DD,TC.doc
Giáo án liên quan