Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007 - Đỗ Huy Chỉnh

* Hoạt động 1: Tìm chọn, nội dung đề tài.

- Mục tiêu: Giúp Hs biết quan sát và nhận hình chữ nhật.

- Gv yêu cầu Hs quan sát hình chữ nhật đã trang trí . Gv hỏi:

+ Họa tiết chính, to đặt ở giữa?

+ Họa tiết phụ ở xung quanh và các góc?

+ Họa tiết và màu sắc xếp cân đối theo trục?

- Gv gợi ý Hs quan sát bài tập thực hành ở VBT, cho các em thấy:

+ Hoạ tiết vẽ chưa xong.

+ Các họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.

* Hoạt động 2: Vẽ tiếp họa tiết họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.

- Mục tiêu: Giúp Hs biết được các bước vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.

- Gv yêu cầu Hs xem hình vẽ tiếp ở vở tập vẽ và gợi ý:

+ Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?

+ Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?

+ Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì?

- Sau khi Hs trả lời Gv nhấn mạnh:

+ Cần vẽ tiếp các họa tiết cho hoàn chỉnh. Họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.

+ Vẽ màu theo ý thích: hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu ; với họa tiết bông vẽ lớp cánh trước một màu, lớp cánh sau vẽ màu khác.

* Hoạt động 3: Thực hành.

- Mục tiêu: Hs tự vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.

- Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ , nhắc nhở Hs

+ Vẽ họa tiết đều.

+ Vẽ màu khác với các bạn xung quanh.

+ Không nên vẽ màu quá nhiều. Các họa tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.

+ Không vẽ màu ra ngoài họa tiết.

+ Nên vẽ màu kín hình chữ nhật.

- Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ.

* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.

- Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.

- Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình.

- Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.

- Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs.

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007 - Đỗ Huy Chỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hát nhạc.
Tiết 25
Học hát : Chị ong nâu và em bé.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hs biết bài hát đúng giai điệu của bài hát.
Kỹ năng: Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài .
Thái độ: Giáo dục các em chăm học, chăm làm.
II/ Chuẩn bị:* GV Bảng chép lời ca phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Oân tập .
- Gv gọi 2 Hs hát lại hai bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng ; Chị ong nâu và em bé.”
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Học hát bài “Chị ong nâu và em bé” .
a) Giới thiệu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát.
- Gv giới thiệu bài : Tên bài hát, tên tác giả.
- Gv giới thiệu cho hs biết về nhạc sĩ Tân Huyền.
- Gv cho Hs xem tranh ảnh về một ngôi trường của mình.
Dạy hát.
- Gv cho Hs nghe băng nhạc.
- Gv cho Hs đọc lời ca.
- Gv dạy hát từng câu:
- Gv cho Hs luyện tập nhiều lần để Hs hát đúng, hát điệu.
- Sau đó cả lớp hát lại vài lần.
- Chú ý những tiếng hát luyến 2 âm và 3 âm.
* Hoạt động 2: Tập gõ đệm theo nhịp ¾ .
- Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp ¾ .
- Gv các nhóm luân phiên tập hát và gõ đệm.
- Gv chia thành 2 nhóm. Cho Hs tập hát nối tiếp từng câu từ 1 – 2 lần..
- Gv cho Hs gõ theo tiết tấu.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
Hs nghe băng nhạc.
Hs đọc lời ca.
Hs hát từng câu.
Hs luyện tập lại bài hát.
Cả lớp hát lại bài hát.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs thực hành.
Hai nhóm hát nối tiếp với nhau.
Hs gõ theo tiết tấu.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Oân tập bài hát “ Chị ong nâu và em bé” . nghe nhạc.
Nhận xét bài học.
Mĩ thuật
Vẽ trang trí
Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hs nhận biết thêm về họa tiết trang trí.
Kỹ năng: Hs biết vẽ được họa tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật.
Thái độ: Hs thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật.
II/ Chuẩn bị:* GV: Phóng to hình vẽ mẫu trong vở tập vẽ hoặc tự chuẩn bị.
 Sưu tầm một số mẫu thảm, mẫu trang trí hình chữ nhật.
 Một số tranh của Hs lớp trước.
	 * HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Vẽ tranh đề tài tự do. (4’) Gv gọi 2 Hs trình bày bài vẽ của mình. 
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Tìm chọn, nội dung đề tài.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết quan sát và nhận hình chữ nhật.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình chữ nhật đã trang trí . Gv hỏi:
+ Họa tiết chính, to đặt ở giữa?
+ Họa tiết phụ ở xung quanh và các góc?
+ Họa tiết và màu sắc xếp cân đối theo trục?
- Gv gợi ý Hs quan sát bài tập thực hành ở VBT, cho các em thấy:
+ Hoạ tiết vẽ chưa xong.
+ Các họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.
* Hoạt động 2: Vẽ tiếp họa tiết họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết được các bước vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.
- Gv yêu cầu Hs xem hình vẽ tiếp ở vở tập vẽ và gợi ý:
+ Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?
+ Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?
+ Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì?
- Sau khi Hs trả lời Gv nhấn mạnh:
+ Cần vẽ tiếp các họa tiết cho hoàn chỉnh. Họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
+ Vẽ màu theo ý thích: hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu ; với họa tiết bông vẽ lớp cánh trước một màu, lớp cánh sau vẽ màu khác.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.
- Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ , nhắc nhở Hs
+ Vẽ họa tiết đều.
+ Vẽ màu khác với các bạn xung quanh.
+ Không nên vẽ màu quá nhiều. Các họa tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
+ Không vẽ màu ra ngoài họa tiết.
+ Nên vẽ màu kín hình chữ nhật.
- Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.
- Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.
- Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
Hs quan sát tranh.
Hs trả lời.
PP: Quan sát, lắng nghe.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thực hành.
Hs thực hành vẽ.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs giới thiệu bài vẽ của mình.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật.
Nhận xét bài học.
Đạo đức 
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
Kỹ năng: 
Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.
Thái độ: 
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
	* HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Tôn trọng đám tang. (4’)
- Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Xử lí tính huống.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích các tình huống đúng, sai.
- Gv đưa ra tình huống:
An và hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An : “ A, đây là thư của anh Hùng đang học đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé!”.
- Gv hỏi: Cách giải quyết nào là hay nhất?
+ Em thử đoán xem bác Hải sẽ nghĩ gì nếu bạn Hạnh bóc thư?
+ Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì?
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
+ Ở tình huống trên, An nên khuyên Hạnh không mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác. Nên cất đi và nhờ bác Hải về rồi đưa cho bác.
+ Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm.
* Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai?
- Mục tiêu: Giúp Hs biết những việc nên làm và những việc không nên làm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận các tình huống . 
- Em hãy nhận xét xem hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
+ Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem bố có qà gì không?
+ Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Lan rất muốn đọc và hỏi Mai cho mượn.
- Gv nhận xét chốt lại.
=> Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
HT:
Hs thảo luận tính huống trên.
Các nhóm thể hiện cách xử lí tình huống.
Các nhóm khác theo dõi.
Hs đứng lên trả lời các câu hỏi.
1 – 2 Hs nhắc lại.
PP: Thảo luận.
HT:
Hs theo cặp thảo luận hành vi nào đúng, hành vi nào sai và giải thích vì sao?
Các Hs khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về làm bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Nhận xét bài học.
Thủ công 
Đan hoa chữ thập đơn (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
 Hs biết cách đang hoa chữ thập đơn.
Kỹ năng: Đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị:
* GV: tấm đang hoa chữ thập đơn bằng bìa.
 Tranh quy trình đang hoa chữ thập đơn. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Đan hoa chữ thập đơn (tiết 1). (4’)
 - Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 3: Hs thực hành đang hoa chữ thập đơn .
-Mục tiêu: Giúp biết đan hoa chữ thập đơn.
- Gv yêu cầu một số Hs nhắc lại quy trình đan hao chữ thập đơn.
- Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước đan hoa chữ thập đơn.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan hoa chữ thập đơn.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Gv hướng dẫn lại một số thao tác khó , dễ bị nhầm lẫn (hàng nào đan nan ngang cùng màu nan dọc, hàng nào đan nan ngang khác màu nan dọc, cách đan nan của hàng thứ ba và hàng thứ năm)
- Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành đan hoa chữ thập đơn.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Gv tuyên dương những tấm đan đẹp nhất.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:
Hs nhắc lại quy trình đan hoa chữ thập đơn.
Hs thực hành đan hoa chữ thập đơn.
Hs trình bày các sản phẩm của mình.
5.Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Làm lọ hoa gắn tường.
Nhận xét bài học.
Mĩ thuật (NC)
Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hs nhận biết thêm về họa tiết trang trí.
Kỹ năng: Hs biết vẽ được họa tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật.
Thái độ: Hs thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phóng to hình vẽ mẫu trong vở tập vẽ hoặc tự chuẩn bị.
 Sưu tầm một số mẫu thảm, mẫu trang trí hình chữ nhật.
 Một số tranh của Hs lớp trước.
	* HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm chọn, nội dung đề tài.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình chữ nhật đã trang trí . Gv hỏi:
+ Họa tiết chính, to đặt ở giữa?
+ Họa tiết phụ ở xung quanh và các góc?
+ Họa tiết và màu sắc xếp cân đối theo trục?
- Gv gợi ý Hs quan sát bài tập thực hành ở VBT, cho các em thấy:
+ Hoạ tiết vẽ chưa xong.
+ Các họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.
* Hoạt động 2: Vẽ tiếp họa tiết họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
- Gv yêu cầu Hs xem hình vẽ tiếp ở vở tập vẽ và gợi ý:
+ Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?
+ Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa như thế nào?
+ Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì?
- Sau khi Hs trả lời Gv nhấn mạnh:
+ Cần vẽ tiếp các họa tiết cho hoàn chỉnh. Họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
+ Vẽ màu theo ý thích: hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu ; với họa tiết bông vẽ lớp cánh trước một màu, lớp cánh sau vẽ màu khác.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ , nhắc nhở Hs
+ Vẽ họa tiết đều.
+ Vẽ màu khác với các bạn xung quanh.
+ Không nên vẽ màu quá nhiều. Các họa tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
+ Không vẽ màu ra ngoài họa tiết.
+ Nên vẽ màu kín hình chữ nhật.
- Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv cho Hs tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ họa tiết vào hình chữ nhật.
- Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs.
Hs quan sát tranh.
Hs trả lời.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
Hs thực hành.
Hs thực hành vẽ.
Hs giới thiệu bài vẽ của mình.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
Nhận xét bài học.
Thủ công (NC)
Đan hoa chữ thập đơn (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Hs biết cách đang hoa chữ thập đơn.
Kỹ năng: Đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị:
* GV: tấm đang hoa chữ thập đơn bằng bìa.
 Tranh quy trình đang hoa chữ thập đơn. 
 Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
 Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
* Hoạt động 3: Hs thực hành đang hoa chữ thập đơn .
- Gv yêu cầu một số Hs nhắc lại quy trình đan hao chữ thập đơn.
- Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước đan hoa chữ thập đơn.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan hoa chữ thập đơn.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Gv hướng dẫn lại một số thao tác khó , dễ bị nhầm lẫn (hàng nào đan nan ngang cùng màu nan dọc, hàng nào đan nan ngang khác màu nan dọc, cách đan nan của hàng thứ ba và hàng thứ năm)
- Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành đan hoa chữ thập đơn.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Gv tuyên dương những tấm đan đẹp nhất.
Hs nhắc lại quy trình đan hoa chữ thập đơn.
Hs thực hành đan hoa chữ thập đơn.
Hs trình bày các sản phẩm của mình.
- Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docMT,DD,KT da sua.doc
Giáo án liên quan